Femmes et guerres

Cette rubri­que pré­sente les tra­jec­toi­res bio­gra­phi­ques de femmes viet­na­mien­nes impli­quées à dif­fé­rents niveaux dans la guerre du Viêt-Nam. Classement par ordre alpha­bé­ti­que du patro­nyme

Mục này trình bày tiểu sử của một số phụ nữ Việt Nam đã tham gia vào cuộc chiến tranh ở các cấp độ khác nhau. Xếp theo họ nhân vật

Bùi Thị Cúc (1930-1951)

Tiểu sử Bùi Thị Cúc

Bùi Thị Cúc tên thật là Trần Thị Lan, sinh năm 1930, tại làng Vân Mạc, một làng nhỏ thuộc xã Vân Du, huyện Ân Thi. Gia đình đông con, ông bố mất khi Cúc còn nhỏ, để lại nhiều nợ nần. Bà mẹ không trả được, phải gán Cúc làm con nuôi cho một người làng bên để trừ một khoản vay nợ.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, các anh trai đi bộ đội, hoặc công tác địa phương. Bùi Thị Cúc làm cán bộ phụ nữ ở thôn, được kết nạp Đảng, sau đó làm cán bộ Huyện hội phụ nữ Ân Thi. Những năm 1947-1950, thực dân Pháp đánh chiếm các huyện vùng nam Hưng Yên, chúng cấu kết với bọn tay sai phản động đóng nhiều đồn bốt, lập tề, thường xuyên càn quét, cướp bóc. Ở bốt Cảnh Lâm gần Vân Mạc, tên Nguyễn Doan Nhi, vốn là một cán bộ địa phương đã phản bội, cùng anh rể và anh trai làm sếp bốt và phòng nhì, có nhiều thủ đoạn thâm độc bắt giết cán bộ, khủng bố nhân dân. Huyện ủy Ân Thi cử Bùi Thị Cúc đóng vai là người cầu an bỏ nhiệm vụ về gia đình buôn bán ở chợ Cảnh Lâm để làm nhiệm vụ địch vận, phản gián.

Chị đã chịu đựng sự dị nghị của gia đình và dân làng tìm cách làm thân với tên Nhi, giả vờ nhận lời yêu hắn để khai thác tin tức hoạt động của bọn địch trong vùng, báo cáo với cấp trên. Chị còn khéo léo thuyết phục tên Nhi nhận cả anh Đệ, người yêu của chị, là công an hoạt động bí mật làm “chỉ điểm” cho chúng, cấp giấy phép cho anh Đệ được ra vào bốt Cảnh Lâm. Qua một số lần làm thất bại âm mưu bắt bớ, càn quét của địch, chúng có dấu hiệu nghi vấn chị Cúc và anh Đệ. Cấp trên chủ trương cho hai người tìm cách trừ khử tên Nhi và sau đó rút ra ngoài. Thực hiện chủ trương đó, Bùi Thị Cúc đã bố trí một cuộc hẹn hò với tên Nhi ở làng Vân Mạc. Nguyễn Doãn Nhi đã trúng kế, xuống làng một mình bị người của ta bắt giết, rồi đem vùi xác dưới ruộng khoai.

Mất tên Nhi, bọn địch ở bốt Cảnh Lâm lập tức quây càn bắt tất cả đàn ông trong làng giam giữ, đốt nhà, triệt phá cả làng Vân Mạc. Bùi Thị Cúc tìm đường ra nơi an toàn, nhưng chẳng may đã bị địch bắt cùng nhiều người khác ở thôn bên. Lính bốt và người nhà tên Nhi đánh đập, tra khảo, trả thù Bùi Thị Cúc, bắt chị khai báo những người đã giết tên Nhi. Chị đã nhận hết về mình, không khai báo đồng đội và dân làng.

Biết không khuất phục được chị, ngày 15 tháng 5 năm 1950 bọn địch đã đem chị ra đê bờ sông Lực Điền hành hình hết sức dã man. Bùi Thị Cúc đã nêu gương hy sinh vô cùng kiên cường, bất khuất. Hồ Chủ tịch đã truy tặng chị sáu chữ : “Sống anh dũng, chết vẻ vang”.

Năm 1995, Bùi Thị Cúc được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng Công an nhân dân.

Source : http://hun­gyen24h.net/News,vs117,Bu...

Chân Không

Soeur Chan Khong

Il y a des vies qui sont des ensei­gne­ments, et cer­tai­ne­ment celle de soeur Chan Khong en est un.

Arnaud Desjardins écrit au dos de son auto­bio­gra­phie « La Force de l’Amour » (voir rubri­que Mémoires) qu’elle est à la fois repor­tage de guerre et témoi­gnage que seul l’amour est plus fort que la vio­lence. Un livre qui, ajoute-t-il, nous donne une haute idée de la femme.

Thich Nhat Hanh écrit en intro­duc­tion de ce même ouvrage qu’il permet de décou­vrir que soeur Chan Khong est un véri­ta­ble bod­hi­sattva, et il est vrai qu’on demeure émerveillé devant la somme de com­pas­sion en action que soeur Chan khong a déployée tout au long de sa vie et par­ti­cu­liè­re­ment dans les ter­ri­bles cir­cons­tan­ces de la guerre du Vietnam.

Quelle force inté­rieure et quelle humi­lité. Sans ce livre qui répon­dait à une demande d’amis, on n’aurait rien su d’elle ; en effet, elle demeure tou­jours en retrait, fidèle et dis­crète der­rière Thich Nhat Hanh qu’elle a accom­pa­gné et sou­tenu dans tous ses com­bats.

Sur le site du célè­bre vil­lage des Pruniers on trouve bien sûr une bio­gra­phie de Thich Nhat Hanh , mais le seul endroit où nous ayions trouvé men­tion de soeur Chan Khong concerne l’aide qu’il est pos­si­ble d’appor­ter au Vietnam où tant de gens sont tou­jours dans des situa­tions très dif­fi­ci­les.

Née en 1938, Soeur Chan Khong vient d’une famille qui pra­ti­quait la géné­ro­sité et l’aide aux autres comme quel­que chose d’évident et de natu­rel, et c’est aussi tout natu­rel­le­ment,alors qu’elle n’est encore qu’une ado­les­cente, qu’elle prend l’habi­tude de à se rendre dans un bidon­ville pour aider les pau­vres gens. Dès qu’elle ren­contre Thich Nhat Hanh, elle le reconnait comme le maître spi­ri­tuel qu’elle cher­chait et s’engage très acti­ve­ment à ses côtés dans des actions pour un chan­ge­ment social, notam­ment en fon­dant l’Ecole de la jeu­nesse au ser­vice social (EJSS). C’est alors que le gou­ver­ne­ment au pou­voir, chré­tien et lié aux occi­den­taux, se met à per­sé­cu­ter les boud­dhis­tes de la façon la plus aveu­gle. Des moines et des nonnes s’immo­lent par le feu...

Soeur Chan Khong raconte son action inces­sante, tout au long de la guerre effroya­ble qui va oppo­ser le Nord et le Sud, pour arrê­ter l’hor­reur et aussi les occa­sions per­dues de dia­lo­gue et de paix. Quand on prend connais­sance par une actrice directe des drames qui se jouent et qui résul­tent de l’esca­lade impla­ca­ble de la vio­lence et de la guerre, on mesure avec hor­reur le fossé qui sépare les diri­geants enfer­més dans leurs sché­mas men­taux sim­plis­tes de la réa­lité de la souf­france quo­ti­dienne des gens. Et cette tra­gé­die se répète encore et encore...

La guerre s’inten­si­fie, soeur Chan Khong et d’autres jeunes femmes et hommes s’effor­cent au péril de leur vie d’aider les vil­la­ges bom­bar­dés.

Elle raconte : « Le vil­lage de Tra Loc fut bom­bar­dés et les tra­vailleurs de l’EJSS nous racontè­rent que l’inten­sité dela colère et de la haine était très élevée parmi les pay­sans. Ils déci­dè­rent d’aider les pay­sans à recons­truire leurs mai­sons. Après plu­sieurs mois d’efforts com­muns, les bombes tom­bè­rent à nou­veau, détrui­sant tous leurs efforts. La ter­reur, la haine et le déses­poir étaient par­tout. Nos amis ras­sem­blè­rent leur cou­rage et une nou­velle foi aidè­rent à la recons­truc­tion des mai­sons, des écoles et du centre de soins. Puis d’autres bom­bar­de­ments, rédui­si­rent leurs efforts en cen­dres. Après un qua­trième bom­bar­de­ment, il leur devint vrai­ment dif­fi­cile de garder leur séré­nité. Tous vou­laient attra­per un fusil et se battre. Mais grâce à la pra­ti­que de la médi­ta­tion et de la com­pré­hen­sion pro­fonde, ils se ren­di­rent compte que pren­dre les armes ne feraient qu’empi­rer les choses, alors ils se remi­rent au tra­vail pour mani­fes­ter leur sou­tien, leur amour et leur atten­tion envers ceux qui souf­fraient tant. »

Par la suite, l’EJSS qui res­tait sus­pecte aux yeux du gou­ver­ne­ment en place subit des atten­tats, des gre­na­des furent jetés dans les dor­toirs en pleine nuit. Dix-huit per­son­nes furent tuées ou griè­ve­ment bles­sées. Après une jour­née de pra­ti­que de médi­ta­tion soli­taire, Soeur Chan Khong écrivit le texte sui­vant qui fut lu aux funé­railles : « Nous n’avons aucune haine contre vous, vous qui avez jeté ces gre­na­des et tué nos amies, parce que nous savons que les hommes ne sont pas nos enne­mis. Nos seuls enne­mis sont le manque de com­pré­hen­sion, la haine, la jalou­sie, le malen­tendu et l’igno­rance qui condui­sent à de tels actes de vio­lence. Permettez-nous de faire dis­pa­raî­tre ce malen­tendu pour que nous puis­sions tra­vailler ensem­ble pour le bien du peuple viet­na­mien. »

Elle risque la mort à de nom­breu­ses repri­ses et connait la prison où elle pra­ti­que la médi­ta­tion mar­chée. Quand elle est arré­tée, elle se concen­tre sur sa res­pi­ra­tion et évoque le Bouddha Avalokitesvara. A chaque ins­tant, quelle que soit la situa­tion, elle s’efforce de mettre en pra­ti­que l’ensei­gne­ment boud­dhi­que.

Une amie très chère s’immo­lera par le feu pour deman­der la paix et elle en éprouvera une très grande dou­leur.

Et puis, ce sera l’exil et le drame bou­le­ver­sant des boat people qui fuient le Vietnam et qu’elle aidera de toutes ses forces, en même temps que se déve­lop­pera aux Etats-Unis un inté­rêt pour l’ensei­gne­ment de Thich Nhat Hanh qui invite les vété­rans du Vietnam à guérir leurs bles­su­res par la pra­ti­que de la Pleine Conscience.

Le vil­lage de Pruniers voit le jour, et depuis, Soeur Chan Khong conti­nue à pra­ti­quer la res­pi­ra­tion pro­fonde tout en envoyant inlas­sa­ble­ment colis et médi­ca­ments pour sou­la­ger des détres­ses.

Après 39 années d’exil, et de longs pour­par­lers, Thich Nhat Hanh a été accueilli par le gou­ver­ne­ment com­mu­niste en 2005 au Vietnam, soeur Chan Khong, tou­jours aussi dis­crète et effa­cée, l’a évidemment accom­pa­gné dans cette visite his­to­ri­que (ainsi qu’une cen­taine de moines et de nonnes et d’une sangha laïque). Depuis, les rela­tions avec le Vietnam res­tent dif­fi­ci­les, un monas­tère créé par Thich Nhat Hanh a été sac­cagé et les nonnes et les moines dis­per­sés.

Courage, bonté , dévoue­ment inlas­sa­ble, soeur Chan Khong incarne pour nous la com­pas­sion fémi­nine d’une Kwan yin...

Source : http://bf.6boud­hen­gage.free.fr/6cha...

Dương Quỳnh Hoa (1930-2006)

Duong Quynh Hoa © Corbis

Dương Quỳnh Hoa : Sự chọn lựa của một trí thức yêu nước

TTCN - Trong giờ phút cuối tiễn biệt chị, tôi bùi ngùi nhìn mãi di ảnh của chị : mái tóc bạc và đôi mắt đượm buồn. Đôi mắt u uẩn của một con người trí thức có tấm lòng.

Tôi gặp chị trong phong trào của các tầng lớp nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đấu tranh vì quyền dân tộc tự quyết, đòi hòa hình, chấm dứt chiến tranh xâm lược của Mỹ ở VN. Điều mà cho đến bây giờ tôi không thể nào quên là lần đầu tiên gặp chị vào năm 1965 : một nữ bác sĩ nói tiếng Pháp như gió, giọng của người dân Paris thật sự và có một nụ cười giòn giã, sảng khoái, khỏe mạnh.

Sau đó gặp lại chị nhiều lần mới biết được chị sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước : ba chị là giáo sư Dương Minh Thới, một trí thức nổi tiếng ở Nam bộ ; anh chị là luật sư Dương Trung Tín, một trí thức đã bị địch thủ tiêu vì những hoạt động yêu nước. Nhưng có một điều lúc đó tôi chưa từng biết : ngay trong thời gian học tập, hoạt động ở Pháp, chị đã là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp và sau này khi về nước chị đã bí mật tham gia Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam VN ngay từ những ngày đầu mới thành lập với bí danh là Thùy Dương.

Nhưng có lẽ thời gian tôi có để hiểu được bản chất tốt đẹp của người trí thức như chị là những năm tháng cùng nhau sống ở chiến khu. Năm 1968, trong khói lửa mịt mù của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân, chị và nhiều nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ, nhà giáo, các nhà lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo, công thương kỹ nghệ gia, các sinh viên trong ban chấp hành Tổng hội và ban đại diện sinh viên các phân khoa Đại học Sài Gòn đã rời bỏ cuộc sống đầy tiện nghi của đô thị, vào chiến khu tham gia thành lập Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình VN.

Tôi vẫn nhớ như in cái đêm chị, tôi và nhiều vị khác âm thầm từ vùng Ba Thu Mỏ Vẹt vượt “đồng chó ngáp” lên địa điểm tổ chức đại hội thành lập liên minh. Là đại biểu nữ duy nhất trong đoàn thế mà chị vẫn đi thoăn thoắt, dường như không biết mỏi mệt dù cái tên gọi quãng đường “đồng chó ngáp” đã nói lên tất cả.

Rạng sáng hôm sau khi đến nơi, vừa quăng balô xuống đất, mặc dù mệt hả họng, tôi vẫn phải hỏi chị : Tại sao chị đi giỏi đến vậy ? Chị tươi tỉnh cười phá lên nói nửa đùa nửa thật : Vì lúc ở Paris đi nhảy đầm nhiều nên chân rất khỏe. Cho đến nay, chị đã đi xa, tôi vẫn không hiểu chuyện ấy chị nói đùa hay nói thật.

© Tuoi Tre

Tháng 6-1968, trong chiến khu kháng Mỹ. Từ trái sang : Ông Lê Quang Lộc, bà Dương Quỳnh Hoa, ông Lê Hiếu Đằng - ba thành viên Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam (ảnh tư liệu của ông Phạm Hy Tùng)

© Tuoi Tre

Tháng 6-1968, trong chiến khu kháng Mỹ. Từ trái sang : Ông Lê Quang Lộc, bà Dương Quỳnh Hoa, ông Lê Hiếu Đằng - ba thành viên Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam (ảnh tư liệu của ông Phạm Hy Tùng)

Ngày 20-4-1968, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình VN ra đời với một ủy ban trung ương gồm 10 vị do luật sư Trịnh Đình Thảo làm chủ tịch. Vài ngày sau, tòa án mặt trận vùng 3 chiến thuật của chính quyền Sài Gòn đem ra xét xử khiếm diện 10 vị trong ủy ban trung ương liên minh với bản án tử hình và tịch thu gia sản, trong đó có chị và tôi cùng anh Huỳnh Văn Nghị (sau này là chồng của chị).

Nghe tin trên, chị lại cười phá lên sảng khoái khiến tôi phải giật mình nhắc nhở chị đây là khu căn cứ cần phải bảo mật, không phải như lúc còn ở Sài Gòn. Anh chị em cán bộ công nhân viên cơ quan, từ chị nuôi cho đến các chiến sĩ bảo vệ, ai cũng thương tính tình hồn nhiên, tươi trẻ của chị và sức chịu đựng gian khổ hiếm có trong những lúc khó khăn, ác liệt nhất.

Năm 1970, sau vụ đảo chính của Lon Non ở Campuchia, Đỗ Cao Trí, tư lệnh vùng 3 chiến thuật của quân đội Sài Gòn, đã mở trận càn Đông Dương đánh qua đất Campuchia. Để bảo đảm an toàn, các cơ quan xung quanh Trung ương cục miền Nam phải vượt lộ 7. Và trong cái đêm vượt lộ 7 không bao giờ quên đó, chị đã sinh được một cháu trai xinh xắn trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng lúc bấy giờ. Có lẽ đó là kỷ niệm khó phai đối với những người đã từng tham gia cuộc hành quân vượt lộ 7 và đã chứng kiến cảnh chị sinh con trong hoàn cảnh như thế nào. Nhưng ác nghiệt thay, sau đó vài tháng đứa con thân yêu của chị đã mất sau những cơn sốt rét dai dẳng.

Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chị đã từ bỏ mọi điều kiện ưu đãi của xã hội lúc bấy giờ để chấp nhận lao vào cuộc chiến đấu trong lòng nội thành Sài Gòn mà nguy cơ bị bắt, tra tấn, tù đày, thủ tiêu rình rập từng ngày, từng giờ và khi cần thiết chị đã dứt khoát thoát ly gia đình vào chiến khu như những chiến sĩ thật sự. Và thực tế chị đã là một chiến sĩ trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do cho đất nước.

Ngày hòa bình lập lại, một lần nữa chị lại chọn lựa cho mình con đường đi mà ít ai trong hào quang của chiến thắng lại chọn lựa : chị âm thầm rời bỏ mọi bả lợi danh, chức quyền để trở về với thiên chức cao quí của người bác sĩ, nhất là bác sĩ nhi khoa. Trong bối cảnh của một đất nước đang bị chế độ quan liêu bao cấp hành hạ, chị đã cùng với một số đồng nghiệp xây dựng nên Trung tâm nghiên cứu nhi.

Với uy tín của chị trong quan hệ quốc tế, có thể nói lúc bấy giờ Trung tâm nghiên cứu nhi là một nơi có đầy đủ phương tiện, thức ăn dinh dưỡng để nghiên cứu, chữa bệnh và nuôi các cháu bé còi cọc, suy dinh dưỡng do hậu quả của chiến tranh hoặc do hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề lúc bấy giờ, trong đó có không ít là con cán bộ, chiến sĩ từ chiến khu về.

Trong lễ tang chị, tôi đã gặp biết bao người ứa nước mắt nhắc lại công lao này của chị và tập thể bác sĩ, cán bộ, công nhân viên của Trung tâm nghiên cứu nhi thời ấy. Bây giờ con cái họ khỏe mạnh, trưởng thành, trở thành những công dân có ích cho xã hội. Gia đình tôi cũng đã chịu ơn chị. Ở đây tôi cũng cần nói một điều mà có người đã biết nhưng nhiều người chưa biết : đó là vai trò của anh Huỳnh Văn Nghị, chồng chị.

Trong mỗi bước đi của chị đều có sự âm thầm, lặng lẽ đóng góp của anh Nghị. Đây không phải đơn giản là mối quan hệ vợ chồng đầy tình nghĩa mà là một đôi tri âm tri kỷ, đồng điệu, chia sẻ với nhau những quan niệm sống và làm việc mà ít cặp vợ chồng nào có được. Chị mất đi để lại một khoảng trống thương tiếc khôn nguôi cho chồng chị và mọi người.

Con đường mà chị Dương Quỳnh Hoa lựa chọn là tấm gương của người trí thức chân chính đã biết từ bỏ mọi tiện nghi của cuộc sống để trở thành người chiến sĩ bảo vệ đất nước khi Tổ quốc cần và cũng biết âm thầm từ bỏ mọi bả vinh hoa, phú quí, quyền lực để trở thành một người công dân bình thường giúp ích cho đời, cho xã hội. Tất cả đều là phù du khi chúng ta nằm xuống. Cái tồn tại mãi mãi đó là lòng thương yêu, tôn trọng của mọi người. Phải chăng đó cũng là con đường « xuất - xử » của kẻ sĩ ngày nay ?

Lê Hiếu Đằng

Source : http://tuoi­tre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/...

Dương Thu Hương (1947-)

© Viet Messenger

Dương Thu Hương

Duong Thu Huong est née en 1947 au Vietnam. Issue d’une famille révo­lu­tion­naire et membre du Parti com­mu­niste, elle fait partie de la géné­ra­tion Hô Chi Minh. À vingt ans, elle dirige une bri­gade de la jeu­nesse com­mu­niste du mou­ve­ment « Chanter plus haut que les bombes », elle est envoyée au front pen­dant la guerre, sur le 17e paral­lèle, dans la région la plus bom­bar­dée du Vietnam. De retour à Hanoï en 1977, elle devient scé­na­riste pour le cinéma viet­na­mien. À partir de 1980, alors qu’une de ses pièces de théâ­tre est cen­su­rée, elle conteste vio­lem­ment la cen­sure et la lâcheté des intel­lec­tuels. À partir de 1989, la poli­ti­que du « renou­veau » mar­quant le pas, Duong Thu Huong devient de plus en plus popu­laire dans l’opi­nion publi­que et de moins en moins accep­tée par le pou­voir.

Avocate des droits de l’homme et des réfor­mes démo­cra­ti­ques, elle n’a cessé de défen­dre vigou­reu­se­ment, à tra­vers ses livres, ses enga­ge­ments pour finir par être exclue du Parti en 1990 pour « indis­ci­pline », avant d’être arrê­tée et empri­son­née sans procès le 14 avril 1991. Son arres­ta­tion pro­vo­qua un large mou­ve­ment de pro­tes­ta­tion en France et aux Etats-Unis, dans les orga­ni­sa­tions de défense des droits de l’homme. Elle fut libé­rée en novem­bre 1991, mais dû vivre en rési­dence sur­veillée à Hanoï jusqu’en 2006. Malgré cet exil inté­rieur et bien que ses livres soient désor­mais inter­dits de publi­ca­tion dans son pays, Duong Thu Huong reste au Vietnam un des écrivains les plus popu­lai­res et les plus dis­cu­tés. Son œuvre est tra­duite dans le monde entier.

Arrivée en France en 2006 pour défen­dre Terre des oublis (Sabine Wespieser éditeur), elle a décidé d’y rester et de se consa­crer à l’écriture. Après Itinéraire d’enfance en 2007, Au Zénith, a paru en 2009, tou­jours aux éditions Sabine Wespieser.

Source : http://www.eton­nants-voya­geurs.com/...

Autre bio­gra­phie par Pascale Arguedas : http://calou­net.pages­perso-orange.f...

Đặng Thị Rành (1953-1969)

Tiểu sử Đặng Thị Rành

Liệt sỹ, quê xã Hiệp Bình, huyện Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh ; chiến sĩ biệt động Tiểu đoàn 3 Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, tuyên dương ngày 11 tháng 6 năm 1999.

Chị Đặng Thị Rành sinh năm 1953, ấp Diều Gà, xã Hiệp Bình, quận Thủ Đức, chị tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi. Chị đã có gần 200 lần đi thư cho lãnh đạo, trên 30 lần trinh sát nắm tình hình để thông báo cho lãnh đạo và đơn vị đóng quân, 17 lần theo dõi địch để phục vụ cho lực lượng vũ trang tác chiến và chống càng thắng lợi, 22 lần đưa cán bộ ta đi lại an toàn… chị vượt qua muôn vàn khó khăn, nguy hiểm trong nụ cười phấn khởi lạc quan. Chị đã bị địch bắt và sát hại trong trại biệt giam khi 16 tuổi.

Cuối tháng 8-1969, cuộc đấu tranh trong nhà lao Thủ Đức diễn ra ngày càng khốc liệt, Đặng Thị Rành và Nguyễn Thị Tần anh dũng hi sinh. Cái chết của hai nữ tù kiên trung đã làm dấy lên cao trào phản kháng mạnh mẽ.

Hơn 30 năm qua hài cốt chị vẫn chưa tìm thấy. Nhưng khí phách của cô gái đang tuổi thanh xuân - người nữ đảng viên trẻ quê hương Hiệp Bình - Thủ Đức vẫn sáng ngời niềm kiêu hãnh của một nhân sinh quan cách mạng “ Sống là chiến đấu, chết vinh quang”. Để ghi nhận sự hy sinh anh dũng của chị, quê hương Hiệp Bình- Thủ Đức đã làm hồ sơ truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho liệt sĩ Đặng Thị Rành.

Tên của Chị đã được đặt tên cho một ngôi trường tiểu học và một con đường tại Quận Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh.

Ánh Tuyết

Source : http://www.vin­ha­non­line.com/index.p...

Đặng Thùy Trâm (1942–1970)

Tiểu sử Đặng Thùy Trâm

Đặng Thùy Trâm (1942–1970) là bác sĩ, liệt sĩ thời chiến tranh Việt Nam, được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2006.

Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26-11-1942 tại TP Huế, tỉnh Thừa Thiên, nay là tỉnh Thừa Thiên-Huế, gia đình thường trú tại Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình trí thức, thân phụ là Bác sĩ Đặng Ngọc Khuê và mẹ là dược sĩ -nguyên là giảng viên tại trường Đại học Dược khoa Hà Nội.

Thuở nhỏ theo gia đình sinh sống và học tập tại Hà Nội, là cựu học sinh Trường Trung học Chu Văn An, Hà Nội. Tốt nghiệp phổ thông cô thi vào đại học tại trường Đại học y Dược Hà Nội. Năm 1966 tốt nghiệp Bác sĩ và sau đó cô tình nguyện vào chiến đấu tại chiến trường Liên Khu 5 tạ Quảng Ngãi. Tại đây cô được phân công về phụ trách một bệnh viện Dân Quân y tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Ngày 22-6-1970 trong một chuyến công tác cô bị địch phục kích và hy sinh anh dũng với tuổi đời còn rất trẻ 28 tuổi.

Trong thời gian công tác tại chiến trường quảng Ngãi với bom đạn ác liệt, cô đã dành thời giờ quý báu ghi lại những sự việc xảy ra đang lúc cứu chữa bệnh nhân và cảm nghĩ của mình cũng như ý nghĩa thân phận con người với vô vàn gian khổ trong chiến tranh vệ quốc...

Bộ hồi ký của cô đã lọt vào tay của những người bên kia chiến tuyến (binh sĩ Mỹ), nhưng được họ giữ gìn hơn 30 năm. Cuối cùng bộ hồi ký được những kẻ có lương tri cách nước ta cả nửa vòng trái đất trân trọng trả về cho gia đình cô nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày đất nước Việt Nam thống nhất.

Bộ hồi ký nay đã được xuất bản tại Hà Nội trong năm 2005 này. Tác phẩm có tên là. “Hồi Ký Đặng Thùy Trâm” . Sách đã đánh động lương tâm của nhiều người, nhiều giới độc giả, nhất là độc giả trẻ tuổi Việt Nam.

Tổng hợp

Source : http://www.vin­ha­non­line.com/index.p...

Mai Elliott / Duong Van Mai Elliott (1941-)

Women of the Vietnam War Area

Mai Elliott, a gra­duate of Georgetown University, was born and raised in Vietnam. Upon gra­dua­ting from Georgetown, she retur­ned to Saigon, where she worked for the Rand Corporation inter­vie­wing Viet Cong pri­so­ners of war and defec­tors for a research pro­ject to deter­mine the morale and moti­va­tion of the guer­rillas during the Vietnam War. She met her American hus­band, David Elliott, now a pro­fes­sor of Political Science, while a stu­dent in Washington, D.C., and the two mar­ried in Saigon.

In the years fol­lo­wing her move to the United States with her hus­band, she made seve­ral trips to Vietnam. Her most recent visits inclu­ded trips as a guest lec­tu­rer for an Asia Society tour in February 2000, as a member of a pri­vate Vietnamese-American dele­ga­tion vetted by the White House for President Clinton’s visit to Vietnam in November 2000, and as a guest lec­tu­rer for Smithsonian study tours in February 2001 and March 2002.

After a long career in cor­po­rate ban­king, she resi­gned her job to write her family story, The Sacred Willow : Four Generations in the Life of a Vietnamese Family, which was publi­shed by Oxford University Press in April 1999 (under the name of Duong Van Mai Elliott). The Sacred Willow was nomi­na­ted for a Pulitzer Prize and was a fina­list for the Asian-American lite­rary award in the year 2000.

Source : http://vi.uh.edu/vnwo­men/maiel­liott.htm

See other pre­sen­ta­tion on Viet Nam Literature Project : http://viet­nam­lit.org/wiki/index.ph...

Carina Hoang

Before the end of Vietnam War, we were among the so-called high-society. We lived a com­for­ta­ble life. By the end of April 1975, in a matter of weeks, we went from having houses, cars, money, ser­vants, and chauf­fers to home­less. We didn’t know where our father was, or if he is alive ; He was a Lieutenant Colonel, chief of police depart­ment in a pro­vince near Saigon.

There were seven chil­dren in our family, at the time, the oldest was 13 and the youn­gest was 3 ; we qui­ckly learnt how to take care of each other while our Mom was out trying to earn a living and sear­ching for news about our father. To care for seven small chil­dren, her own mother and her mother-in-law, our mother went from a high-class, suc­cess­ful busi­ness woman to a black market vendor sel­ling MSG, sugar canes ; to cur­ren­cies and dia­monds dealer ; to making ciga­ret­tes ; then to contrac­ted roads cons­truc­tion for the govern­ment in rural areas.

I was 12 years old when the Vietnam War was over, the fol­lo­wing four years living under the com­mu­nist rules, was the pivo­tal time of my life. I spent my youth wat­ching what to say at school or to anyone out­side our family, living in cons­tant fear of what might happen to us if people know who we are, or know of our father’s mili­tary back­ground. In 1978, after my sister and bro­ther esca­ped to Malaysia, for half a year, I never go to bed without fears, because the local poli­ce­men would come to our house any time at night to count heads, and I had to lie about the absence of my sister and bro­ther.

As early as twelve years old, I tried to escape with my sister and bro­ther five times. The first time, we were locked up in a room at a stran­ger’s house for a day, meanw­hile the boat took us without us, my Mom lost all of her gold. The second time we nearly get caught by the police in the wood ; the third time, my Mom was chea­ted by the boat owner, they kept me locked up in a house in the coun­try side without any contact with my family for a month ; the fourth time, the boat left before we arri­ved at mee­ting place, because they were spot­ted by local police ; the fifth time, we made it… although it wasn’t a ‘smooth sai­ling’…

373 people, inclu­ding 75 chil­dren, packed in a 25m by 5m wooden boat ; we were tossed around by a vio­lent storm the first night on the water, people threw up and uri­na­ted all over each other …we lived with that hor­ri­ble smell for the next seven days under­neath the boat with very little air or light. We sur­vi­ved two Thai pirate groups, then was shot, pushed back at and robbed by Malaysian police. We ran out of food and water and people star­ted to die by the 6th day. After seven days on the sea, we landed on a small fisher­man vil­lage somew­here in Indonesia ; we sank our boat so that they will not send us out in the water again. Ten days later, the local autho­rity put us on ano­ther wooden boat and left us on an unin­ha­bi­ted island. Far away from civi­li­za­tion, we were ordi­nary people strug­gling to sur­vive in the jungle … like modern Robison Crusoe.

After spen­ding nearly a year in the jungle, in April 1980, coming to America, I was more confu­sed than most refu­gees ; coping with cultu­ral and lan­guage dif­fe­ren­ces was not my only pro­blem. I strug­gled with the tran­si­tions from living in a deser­ted island with nothing to living in America, one of the most mate­ria­lis­tic coun­tries in the world. Ironically, what seemed more dif­fi­cult to me was to be a normal tee­na­ger… I assu­med the role of a mother to my sister and bro­ther while we were in the refu­gee camp, I matu­red over­night to sur­vive and to pro­tect my siblings, I helped burry chil­dren, helped deli­ver baby, and a year later, I expe­rien­ced teens pro­blems… body chan­ged, peer pres­sure, school stress, senior prom… I often felt imba­lance ; it was like an old soul trap­ped in a young body.

Following six years, I worked and went to school in America, but my heart and soul were in Vietnam where my father was still in poli­ti­cal prison, my mother was also in prison for invol­ved in orga­ni­zing our escape, and my two little sis­ters were living with our ill grand­mo­ther.

1989, I went back to Vietnam to see my family again after ten years. That was a step closer to rea­li­zing my dream of brin­ging the rest of my family to America. 1992, we were all re-united.

All the sorrow, the war, danger, escape, …, were sto­ries of the past. I felt free, I wanted to gain dif­fe­rent life expe­rien­ces, the kind that I seek, not by encoun­te­red ; I met rich and famous people when I worked at an exclu­sive high fashion store on Rodeo drive in Beverly Hills, I tra­vel­led to many coun­tries, I made many won­der­ful friends, and I worked my way up the America cor­po­rate ladder.

I got mar­ried, have a daugh­ter, living a com­for­ta­ble life. Then 1998, I went back to Indonesia to find the remains of my cousin, who esca­ped from Vietnam in 1979, died of mala­ria and was buried in the jungle during a stormy night.

It was a jour­ney that once again, took me away from civi­li­za­tion to wan­de­ring in the jungle, not kno­wing what to expect, but can only hope for the best.

I recently moved to Australia with my hus­band and my daugh­ter, once again, I am expe­rien­cing new life in a new coun­try.

One might wonder how I went from rich to rag to rich, and then chose to do it over again ?

Source : http://cari­na­hoang.com/

Hồ Thị Hương (1954-1975)

CAND - 25/01/2010

Lực lượng CAND trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước :

Nhớ mãi Anh hùng liệt sĩ Hồ Thị Hương

Một chiều muộn giữa tháng 1/2010, ngồi nói chuyện với chúng tôi ở nhà riêng tại thị xã Long Khánh (Đồng Nai), chị Phùng Thị Thận - nguyên cán bộ Công an huyện Xuân Lộc (Đồng Nai), thương binh hạng hai, đã nghỉ hưu, giọng trầm xuống như nghẹn lại khi kể về Anh hùng liệt sĩ Hồ Thị Hương - người Tổ trưởng Tổ trinh sát vũ trang (thuộc Đội Trinh sát vũ trang An ninh thị xã Long Khánh), người bạn chiến đấu thân thiết của chị.

Qua câu chuyện của chị Thận, chúng tôi được biết : Đầu năm 1975, sau một thời gian trinh sát nắm tình hình, Ban An ninh thị xã Long Khánh quyết định đánh địch tại quán Song Nga - quán ăn của một tên đại úy an ninh quân đội Sài Gòn, nằm kề khu vực hậu cứ của sư đoàn 18, phía trên quán là đồn Hoàng Diệu. Khách đến ăn nhậu chủ yếu là bọn an ninh quân đội, cảnh sát đặc biệt và tình báo tiểu khu Long Khánh, chính quyền Sài Gòn.

Theo kế hoạch, Hồ Thị Hương và Phùng Thị Thận trực tiếp đi đánh, còn Lê Thị Lệ (tức Thọ) ở nhà, sẵn sàng đối phó với những tình huống bất trắc có thể xảy ra. Sau khi nhận quả mìn 2kg kèm kíp nổ, 19h30’ ngày 29/1/1975, Hồ Thị Hương và Phùng Thị Thận đóng vai những thiếu nữ đi chơi tối, vào quán Song Nga, ăn kem và bí mật gài mìn dưới gầm bàn. Mọi việc diễn ra suôn sẻ, Hồ Thị Hương rời quán trước, còn Phùng Thị Thận bình tĩnh gọi tính tiền rồi rời quán sau.

Do sàn nhà trơn, Phùng Thị Thận trượt chân làm đổ chiếc ghế vừa ngồi, gây tiếng động ; bọn địch trong quán cảnh giác, đồng loạt đứng dậy ra về. Đối tượng cần tiêu diệt không còn, Hồ Thị Hương quyết định hủy trận đánh và lệnh cho Phùng Thị Thận đưa mìn ra ngoài, tháo kíp ném đi. Phùng Thị Thận đạp xe chở Hồ Thị Hương ôm quả mìn vừa ra khỏi quán Song Nga hơn 10m, chưa kịp tháo kíp thì mìn nổ, Hồ Thị Hương hy sinh tại chỗ, Phùng Thị Thận bị thương gãy nát cẳng chân trái và bị địch bắt.

Giọng của chị Thận như đặc lại : « Trong chiến đấu, Hương rất năng nổ và dũng cảm. Trước khi Hương hy sinh, chúng tôi đã vài lần gài mìn hẹn giờ xong, rồi lại phải lấy mìn về vì đánh không hiệu quả (đối tượng chính không còn) hoặc có nhiều người dân xuất hiện. Riêng Hương dự định sau trận đánh này sẽ báo cáo tổ chức cho lập gia đình, nhưng không thực hiện được. Hương hy sinh khi vừa bước qua tuổi 20 được 5 tháng 10 ngày ».

Chị Thận kể tiếp : Hồ Thị Hương sinh ngày 20/7/1954, tại xã Bình An, huyện Bình Khê (tỉnh Bình Định), trong một gia đình nghèo, do đông em nên Hương phải lao động vất vả từ nhỏ và đã chứng kiến những tội ác của Mỹ và quân đội Sài Gòn nên rất căm thù chúng. Năm 1960, gia đình Hương rời quê hương vào Long Khánh sinh sống. Tháng 8/1970, khi vừa tròn 16 tuổi Hương được người chị họ (Hồ Thị Cận) giác ngộ cách mạng và gia nhập lực lượng trinh sát vũ trang An ninh thị xã Long Khánh. Cũng thời gian này, địch tăng cường hành quân càn quét, lập vành đai trắng, khống chế địa bàn thị xã Long Khánh, gây nhiều khó khăn đối với phong trào cách mạng. Cơ sở của ta bên trong hầu như mất trắng, quần chúng bị kìm kẹp, không dám đi lại làm ăn, các cán bộ, đảng viên, đoàn viên phải dạt ra ngoài rừng. An ninh thị xã Long Khánh được giao nhiệm vụ phát triển mạng lưới cơ sở mật trong thị xã, làm chỗ dựa cho lực lượng cách mạng đi sâu hoạt động, nắm tình hình địch, diệt ác, phá kềm…

Hồ Thị Hương nhận nhiệm vụ vào hoạt động trong nội ô thị xã Long Khánh. Chị đã khôn khéo vượt qua hiểm nguy, đi sâu từng gia đình tìm người móc nối xây dựng cơ sở bí mật, nắm tình hình địch. Trong 23 tháng, Hồ Thị Hương xây dựng được 16 cơ sở bí mật có tác dụng tốt. Các cơ sở bí mật đó đều được kết nạp đảng, kết nạp đoàn, một lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với nhân dân, phục vụ chiến đấu xuất sắc (một số đã hy sinh cuối tháng 4/1975 khi hỗ trợ lực lượng vũ trang tiến vào giải phóng Xuân Lộc. Nhiều người sau 30/4/1975 công tác trong lực lượng Công an và các ban, ngành ở Đồng Nai).

Để mở các trận đánh diệt ác phá kềm, thọc sâu đánh mạnh vào hàng ngũ địch, cuối năm 1973, tổ trinh sát vũ trang của Hồ Thị Hương, Phùng Thị Thận và Lê Thị Lệ được giao nhiệm vụ đánh địch trong nội ô thị xã Long Khánh. Đánh địch ngay trong lòng địch, phải dựa vào dân, bảo vệ nhân dân và tránh đổ máu đối với dân, tổ của Hồ Thị Hương đã giữ nghiêm kỷ luật bảo đảm an toàn cho bản thân, cho cơ sở, mưu trí, dũng cảm chiến đấu hàng chục trận, tiêu diệt hàng trăm tên thám báo, biệt kích, cảnh sát đặc biệt của địch và những kẻ chiêu hồi, phản bội. Riêng Hồ Thị Hương diệt được 74 tên địch, trong đó có 1 tên quận phó ác ôn, nhiều sĩ quan cảnh sát, tình báo… Một số trận đánh hoặc hành động dũng cảm, mưu trí của Hồ Thị Hương đến nay vẫn in đậm trong tâm trí đồng đội và nhân dân thị xã Long Khánh.

Từ công tác nắm tình hình, An ninh thị xã Long Khánh quyết định giao cho tổ trinh sát vũ trang của Hồ Thị Hương đánh quán Nghĩa Ký - nơi bọn cảnh sát dã chiến Tiểu khu Long Khánh hằng đêm thường ra ăn nhậu. Đêm 7/12/1974, Hồ Thị Hương và Lê Thị Lệ mang theo túi xách có quả mìn hẹn giờ (2kg) được ngụy trang bằng hộp sữa, ung dung bước vào quán ăn kem. Khi Hồ Thị Hương gài mìn xong rút lui ra đến cửa cũng là lúc bọn địch tàn tiệc nhậu, kéo nhau ra khỏi quán. Tình huống xảy ra ngoài dự đoán, trong quán chỉ còn lại một số người làm công, nếu để mìn nổ một số người dân vô tội sẽ bị chết, ý đồ đánh địch sẽ bị lộ và địch có cớ để tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu cách mạng, Hồ Thị Hương quyết định quay trở vào quán và nhanh trí nói lớn « Chết, đi vội bỏ quên túi xách » và đến lấy túi xách có quả mìn hẹn giờ bình tĩnh đi ra, rút kíp hẹn giờ, làm mất tác dụng của khối thuốc nổ. Hành động dũng cảm, mưu trí của Hồ Thị Hương đã cứu được tính mạng của nhiều người dân.

Trở về đơn vị, Hồ Thị Hương và Lê Thị Lệ được giao nhiệm vụ đánh vào quán Hoàng Diệu - nơi bọn thám sát của sư đoàn 18 quân đội Sài Gòn thường ăn nhậu trước hoặc sau mỗi lần đi gây tội ác về. Khoảng 21h15’ ngày 13/12/1974, Hồ Thị Hương và Lê Thị Lệ vào quán Hoàng Diệu, Lệ giả bộ bỡn cợt, lả lơi với một số tên thám sát, còn Hồ Thị Hương lợi dụng đông người đặt mìn dưới gầm bàn. Khi hai nữ chiến sĩ an ninh rời khỏi quán được 15 phút thì mìn nổ tiêu diệt tại chỗ 33 tên thám sát ác ôn (có 1 tên trung úy). Sau trận đánh, nhân dân thị xã Long Khánh rất hoan nghênh tinh thần dũng cảm, gan dạ của lực lượng giải phóng...

Với thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 6/11/1978 liệt sĩ Hồ Thị Hương được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Công Trường

Nguồn : http://ca.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2...

Hồ Thị Kỷ (1949-1970)

Hồ Thị Kỷ (1949-3/4/1970)

Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (truy tặng ; 1972).

Hồ Thị Kỷ (1949-3/4/1970)

Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (truy tặng ; 1972).

04.10.2008

Anh hùng Liệt sĩ Hồ Thị Kỷ, biến mình thành thuốc nổ

Sinh năm 1949 ở ấp Cây Khô xã Tân Lợi huyện Thới Bình (nay là xã Hồ Thị Kỷ), trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 10 tuổi Hồ Thị Kỷ đã được hướng dẫn biết đưa thư bí mật, đưa tin ; năm 12 tuổi được kết nạp vào Đội TNTP, sau đó tiếp tục làm giao liên ở ấp, xã. Năm 1968 chị được kết nạp vào Đoàn thanh niên.

Năm 1969 chị tổ chức nhiều trận đánh biệt động vào thị xã Cà Mau diệt ác ôn và phá hủy kho tàng vũ khí, xe của địch. Với những thành tích xuất sắc chị được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 03/04/1970 chị đưa 10 kg mìn vào đánh ty Cảnh sát nhưng tình huống diễn ra ngoài ý định, không bỏ lỡ thời cơ chị giả giờ làm quen với địch và kịp ấn kíp mìn, một tiếng nổ long trời từ chị phát ra diệt 27 tên ác ôn (trong đó có 1 sĩ quan Mỹ) 3 xe quân sự và bốt gác địch bị phá sập.

Là trận đánh mà Hồ Thị Kỷ đã anh dũng hy sinh trong tiếng nổ, chị là biểu tượng của tuổi trẻ anh hùng trên quê hương cách mạng Cà Mau. Chị hy sinh để lại muôn vàn tình thương của nhân dân với người con gái 21 tuổi vì nước quên mình. Trong mấy năm làm chiến sĩ biệt động chị đã đánh 6 trận diệt 46 tên địch, phá hủy nhiều xe, đạn dược, kho tàng của địch, Với thành tích đó năm 1972 chị được truy tặng danh hiệu anh hùng.

Để ghi nhận chiến công oanh liệt của nữ tuổi trẻ anh hùng, xã Tân Lợi quê hương chị đã mang tên Hồ Thị Kỷ ; một trường cấp 3, một đường phố Cà Mau cũng được mang tên Hồ Thị Kỷ.

Hồ Phi Tiến (Theo http://www.quan­suvn.net)

Nguồn : http://www.hoho­viet­nam.vn/modu­les.p...

Ho Thi Que (?-1965)

Madame Ho Thi Que, The Tiger Lady, cou­ra­geously served in combat with the South Vietnamese 44th Ranger Battalion.

by Mike Martin

Her exploits were legen­dary, even in the war torn region of South East Asia. She mar­ched and fought with one of the most res­pec­ted mili­tary units in Vietnam : the South Vietnamese 44th Ranger Battalion-« The Black Tigers ».

Madame Ho Thi Que, or « The Tiger Lady », had earned her repu­ta­tion the hard way, and her fame had spread throu­ghout South Vietnam.

Her hus­band, Major Le Van Dan – the com­man­der of the 44th Rangers-was also a war­rior. He had been awar­ded almost every South Vietnamese mili­tary medal that was issued. His 44th Ranger Battalion had been awar­ded the US Presidential Unit Citation – the first South Vietnamese unit to be so honou­red.

It was during the begin­ning of the American troop build-up in an unconven­tio­nal war that would take thou­sands of American lives before it drew to a close. It was a war where American advi­sors fought side-by-side with their Vietnamese coun­ter­parts, often dying in the pro­cess. It was a war where the field advi­sor spent as much time trying to unders­tand the nature of the people, their culture and his own exis­tence, than he did his mis­sion of contai­ning Communist insur­gency.

It was a war in which sto­ries would emerge of great war­riors and their per­for­man­ces on the field of battle ; some apo­cry­phal, some true. The story of the Tiger Lady was just such a story, a cou­ra­geous and remar­ka­ble woman and sol­dier.

In 1965 the South Vietnamese people were sho­cked when they heard the news that Madame Ho Thi Que had been shot and killed by her hus­band, Major Le Van Dan. Major Dan was qui­ckly arres­ted and jailed in connec­tion with the death of his wife. On 5th May 1966, after a quick trial, he was sen­tence to serve one year in prison for the ’murder.’

In court he had tes­ti­fied that Madame Que had atta­cked him with a knife when she had found him with a youn­ger woman in the tiny vil­lage of Vi Thanh, a vil­lage often used by the 44th Ranger Battalion as a for­ward sup­port base during their ope­ra­tions in the U Minh Forest.

He clai­med to have shot her in self-defence, sta­ting, “her jea­lousy was as fierce as her cou­rage in combat.” The pro­se­cu­tor had coun­te­red that the Major hated his wife and had killed her because he though her jea­lousy had ruined his career.

Other ran­king South Vietnamese offi­cers belie­ved that Dan was dis­traught over the fact that he had been repla­ced as bat­ta­lion com­man­der of the 44th after the unit had suf­fe­red a disas­trous defeat after being ambu­shed by two Viet Cong bat­ta­lions. The ran­gers had lost 58 KIA and over 70 woun­ded, inclu­ding all of the American advi­sors atta­ched to the bat­ta­lion. Shortly after­wards, while a full inves­ti­ga­tion was under­way, he had been quietly trans­fer­red to a lesser posi­tion as a secu­rity offi­cer in ano­ther area of ope­ra­tions.

There was a gene­ral consen­sus among many of his fellow offi­cers that the Saigon govern­ment had been loo­king for an excuse to relieve Major Dan. A great deal of resent­ment had arisen against him because of the many heral­ded vic­to­ries of the 44th Ranger Battalion, the repu­ta­tion of the Tiger Lady, and his own per­so­nal suc­cess. Like his wife, Le Van Dan was a colour­ful figure. He had led his ran­gers on many suc­cess­ful combat ope­ra­tions, which made his fellow com­man­ders pale in com­pa­ri­son. Wearing his maroon beret in place of a helmet, and armed only with a .38 cali­bre revol­ver, he was an ins­pi­ra­tion to his men. He car­ried a lac­que­red swag­ger stick, which he used with dra­ma­tic flair in the heat of battle to exhort his ran­gers in the attack. But his suc­cess was not enough to pro­tect him from petty jea­lou­sies of his fellow offi­cers.

After the trial, Dan stated, “I accept the ver­dict. It was ine­vi­ta­ble.” He showed no remorse for the death of his wife and long time com­pa­nion.

Known as ’Big Sister’ by the Vietnamese ran­gers who fought by her side, they remem­be­red her for both her temper and her kind­ness. Many ranger had felt her wrath when she caught them stea­ling a chi­cken or loo­ting a vil­lage’s belon­gings. She often rever­ted to swea­ring, shou­ting and some­ti­mes even slap­ping the culprit to drive her point home. But at other times, her com­pas­sion and unders­tan­ding were the soo­thing balm that com­for­ted a woun­ded or dying sol­dier. She felt a deep sense of res­pon­si­bi­lity for all her ranger bro­thers.

Caring for the woun­ded on the bat­tle­field, or approa­ching stub­born govern­ment bureau­crats to insure that a dead ranger’s family recei­ved the bene­fits due to them, as much a part of her per­so­na­lity as the open hate she har­bou­red for the enemy. She would not hesi­tate to lend or give money to the wives and fami­lies of woun­ded or slain ran­gers to tide them over during their period of grief. She felt their pain, some­ti­mes sha­ving her head in a sign of mour­ning. She atten­ded the cus­to­mary burials conduc­ted for the dead, and through her mask of grief wat­chers stated that they could see her deter­mi­na­tion to settle the score. She set the stan­dards for morale and esprit de corps in the unit during her ser­vice with the ran­gers, and her repu­ta­tion became legen­dary and ins­pi­red the ran­gers until the cease-fire in 1975.

After her death in mid December 1965, one of her daugh­ters came to Soc Trang (the home base of the 44th Ranger Battalion at the time), trying to col­lect some of the debts owed to her mother by a number of the ran­gers. The family was having a dif­fi­cult time making ends meet with the mother gone, and the father in jail.

Little is known of the Tiger Lady’s child­hood except that she lived for a time in the Imperial City of Hue. In the war against the French, she served as an intel­li­gence agent for the Viet Minh until the later part of 1953, just prior to the French disas­ter at Dien Bien Phu. During this period she met and mar­ried her hus­band, Le Van Dan. When the two of them saw that the Communists were taking over the Viet Minh, and that they were deter­mi­ned to rule the nation, the couple left the move­ment.

Within a year, Dan had joined the Vietnamese Army. Madame Que joined, too, rising to the rank of master ser­geant during the remain­der of the colo­nial period.

But her legend was built on her deeds on the bat­tle­field with the Biet Dong Quan (Rangers) in the early six­ties. She was often seen at the height of battle, moving for­ward under intense enemy fire to aid woun­ded ran­gers. The Tiger Lady led by exam­ple, almost always up front with the lead com­pany. She often char­ged head­long across open rice pad­dies with the assaul­ting ran­gers, ins­pi­ring them to vic­tory. Her cou­rage and sin­ce­rity were never ques­tio­ned. She stal­ked the bat­tle­field armed only with a pearl hand­led Colt .45, wea­ring a helmet with black and yellow stri­pes and the black tiger head – the symbol of the 44th Vietnamese Ranger Battalion.

The Viet Cong knew her well. Stories were told that they had named her « Madame Death ». It was repu­ta­tion well earned and richly deser­ved, for she could be as dan­ge­rous as any combat sol­dier. She had seen war as few Americans would ever see it. She wore nume­rous medals tes­ti­fying to her cou­rage and her pro­wess in combat. Just a few months prior to her death, she had sur­vi­ved a fero­cious battle with a guer­rilla esti­ma­ted at a thou­sand strong. An American advi­sor was killed in that fight and ano­ther seve­rely woun­ded. She came out without a scratch.

The mys­ti­que and legend of the Tiger Lady conti­nued to grow long after her unti­mely death. She was a war­rior bigger than life and a heroine of unpa­ral­le­led magni­tude. Among the ran­gers and ranger advi­sors who served with her, her memory will never die.

Source : http://fire­ba­se­nam.myfast­fo­rum.org/...

Khánh Ly (1945-)

Khanh Ly : « La grande dame de la chanson vietnamienne »

Khánh Ly

Khanh Ly first public appea­rance occur­red in 1959, in a radio talent search for chil­dren spon­so­red by Saigon Radio. The show was broad­cas­ted throu­ghout Southern Vietnam. Khanh Ly was only 14 years old at the time. During this contest she won second place.

In 1962, at the age of 17, Khanh Ly began her pro­fes­sio­nal music career. She per­for­med at many clubs in the Southern Vietnamese Highlands. Most nota­ble of which was Da Lat, South Vietnam’s pre­miere locale for lovers and vaca­tio­ners.

In 1964, Composer Trinh Cong Son reques­ted for Khanh Ly to return to Saigon and per­form. At the time, Khanh Ly refu­sed this offer from this young pro­mi­sing com­po­ser.

In 1967, by chance but accor­ding to many it was seren­di­pity, they met again, thus began a famous and fruit­ful col­la­bo­ra­tive effort bet­ween these two stel­lar figu­res in the Vietnamese music indus­try. Khanh Ly began per­for­ming Trinh Cong Son Music. According to Khanh Ly’s recol­lec­tion, it all began at Quan Van club in Saigon. After a very short period of time, Khanh Ly and Trinh Cong Son gained phe­no­me­nal fame across the entire coun­try.

Continuing in their col­la­bo­ra­tion, Khanh Ly and Trinh Cong Son star­ted to per­form at nume­rous col­le­ges and uni­ver­si­ties. These per­for­man­ces led to more daring ven­tu­res. Khanh Ly became the first Vietnamese woman to head­line her own shows. These shows usually lasted the mini­mum of four hours and within those hours she would per­form 40-45 songs enter­tai­ning the people of Vietnam.

The Vietnam war esca­la­ted in 1970 to heights unseen pre­viously. During this period, Trinh Cong Son com­po­sed a group of songs dedi­ca­ted to the hope for peace and tran­quillity. At the same time, Khanh Ly began to expand and share her talents with the troops figh­ting for peace and free­dom. She per­for­med in various front lines for the South Vietnamese troops.

In addi­tion, Khanh Ly contri­bu­ted her talents to various reli­gions in order to raise funds for nume­rous causes. From 1967-1975, Khanh Ly has per­for­med for stu­dents, sol­diers, and reli­gious orders without ever char­ging any fee. This fact shows the huma­ni­ta­rian side of Khanh Ly that many fans never get to see.

In 1969 the Vietnamese Government spon­so­red Khanh Ly to travel and per­form in Europe. She became the first Vietnamese enter­tai­ner to per­form on foreign lands. Her per­for­man­ces were pri­ma­rily for Vietnamese exchange stu­dents and the Vietnamese com­mu­ni­ties in Europe. In 1970, Khanh Ly took her talents to the United States and Canada.

In 1970, Nippon Columbia invi­ted Khanh Ly to Japan in order to attend the Osaka Fair and also to record the songs Diem Xua and Ca Dao Me in both Japanese and Vietnamese. Trinh Cong Son spe­ci­fi­cally reques­ted Nippon Columbia to choose Khanh Ly as the per­for­mer for this recor­ding.

In 1972, Khanh Ly ven­tu­red out and opened her own night club named Phong Tra Khanh Ly. This club was loca­ted at 1214 Tu Do, Saigon, Vietnam. In 1975, Khanh Ly and her family depar­ted Vietnam by boat, she pre­sently resi­des in Cerritos, California USA.

In 1979, Columbia Nippon once again contac­ted Khanh Ly. She soon tra­ve­led to Japan and recor­ded an album consis­ting of music by Trinh Cong Son. In 1982, Bunka Honso Radio invi­ted Khanh Ly to attend the Asia Music Festival that fea­tu­red artists from nume­rous Asian coun­tries.

In 1985 Khanh Ly formed Khanh Ly Productions mana­ged by her spouse Mr Nguyen Hoang Doan. Khanh Ly Productions cur­rently has :

30 Music Titles 4 Music Video Features A Motion Picture - The Life of Khanh Ly (cur­rently in pro­duc­tion)

In 1987, Khanh Ly retur­ned to Japan to record the sound­track for the Motion pic­ture The Boat People. In1988, Khanh Ly was invi­ted to the Vatican for a spe­cial cere­mony to honor 117 Vietnamese priests who died for the cause of Catholicism. During this event, Khanh Ly was per­so­nally intro­du­ced to Pope John Paul II.

In 1992, Khanh Ly was invi­ted to the World Youth Festival held in Denver, Colorado USA. She per­for­med there for the masses. This was her second mee­ting with Pope John Paul II. This was a great honor for Khanh Ly since she is a very reli­gious person.

Khanh Ly is truly the people’s star. Throughout her illus­trious career, she has been cons­tantly on the move, recor­ding music, and per­for­ming for people all over the world. Her huma­ni­ta­rian effort has not gone unno­ti­ced by her peers as many gene­ra­tions of young per­for­mers have looked to Khanh Ly as an exam­ple of a fine Vietnamese woman and a bright shi­ning star in the Vietnamese music indus­try.

Source Viet Scape : http://www.viets­cape.com/music/sing...

See also Official Biography on Khanh Ly Website : http://www.khanhly.com/# !__bio­gra­phy

La Thị Tám (1949-)

Người con gái sông La, nữ Anh hùng La Thị Tám lúc nhỏ

Gặp lại “Người con gái sông La”

(VOH) - Về Hà Tĩnh tháng 7, tháng giữa mùa nắng gió mùa hè Hà Tĩnh quê tôi, tôi được gặp lại chị La Thị Tám – một trong nguyên mẫu của bài ca nổi tiếng “Người con gái sông La” của nhạc sỹ Doãn Nho, từ những ngày cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt nhất ở vùng quê Ngã Ba Đồng Lộc – Can lộc – Hà Tĩnh.

Chị sinh vào tháng 10/1949 tại xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, là một nữ anh hùng Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Và chị là nguyên mẫu mà nhạc sĩ Doãn Nho, đã kính tặng để dâng lên 10 cô gái của Ngã ba Đồng Lộc đã hy sinh vào chiều ngày 24/7/1968 đầy oanh liệt, mà nay ai đến viếng tại Ngã ba Đồng Lộc nghe khúc ca nổi tiếng này, làm sao mà ta quên được. Ta hãy nghe trong đêm nhạc tưởng nhớ 10 cô gái của Ngã ba Đồng Lộc, với những lời bình dị, mà thiết tha :

“Em vừa 18 tròn, đẹp như xuân sang. Em người chiến thắng sức mạnh bạo tàn. Đạp lên cái chết dáng em hiên ngang. Em là chồi biếc của mùa xuân Việt Nam” - đó là những lời hát mà nhạc sĩ Doãn Nho dành tặng cho 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc anh hùng và chị La Thị Tám, nhân chứng duy nhất còn sống sót trong tiểu đội Thanh niên xung phong của Ngã ba Đồng Lộc đầy huyền thoại.

Năm 1967, chị La Thị Tám vào bộ đội (thuộc đơn vị chủ lực Đại đội 2 - Giao thông vận tải) đóng tại Đồng Lộc. Theo miêu tả của nhiều người, chị là một người con gái bé nhỏ như... hạt mít, nhưng lại đảm nhiệm một công việc nguy hiểm, ngày đêm đối diện với cái chết. Sinh ra và lớn lên trong tiếng bom rơi đạn nổ cùng với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, nên con người ở đây, như lớp thanh niên của chị La Thị Tám đã luôn tỏ rõ ý chí và nghị lực sắt đá của vùng đất kiên cường.

Những năm chiến tranh ác liệt, trong đội hình của tiểu đội 10 - Đại đội 2 - Giao thông vận tải, chị luôn đứng trên một quả đồi cao, phía trái của ngã ba Đồng Lộc vào những lúc máy bay Mỹ ném bom để đếm số lượng bom kẻ thù trút xuống. Chị phải nhìn thật tinh và hết sức tập trung xem có bao nhiêu quả đã rơi, bao nhiêu quả đã nổ, những quả chưa nổ thì rơi ở khu vực nào, để khi máy bay đi khỏi thì chạy đến cắm tiêu, chờ bộ đội công binh đến rà phá. Suốt 200 ngày đêm ròng rã, chị đã đếm được, cắm tiêu được một số lượng bom hết sức khủng khiếp : 1.205 quả. Hiện lên giữa bom đạn mù trời là một người con gái dũng cảm, kiên trung, cái sống và cái chết thật mong manh mà trên miệng của chị vẫn luôn nở nụ cười với từng người lính ra vào qua Ngã ba. Đoàn xe nào đi qua khu vực này cũng được nghe kể về người con gái nhỏ nhắn, đầy kiên trung ấy...

Sau chiến tranh chị về quê hương, lập gia đình rồi chuyển về làm việc, nhiều năm liền là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy cơ quan Dân chính Đảng của Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Chị vinh dự được Nhà nước phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân tháng 12 năm 1969, khi mới 20 tuổi.

Chiến tranh kết thúc, như nhiều cô gái từng phục vụ chiến trường trở về, chị chuyển ngành, lập gia đình, sống một cuộc sống giản dị, đời thường. Nay chị vẫn giản dị như một cô thanh niên xung phong – đơn vị anh hùng đã có nhiều chiến công đầy huyền thoại của thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc. Hiện chị đang nghĩ hưu tại Tp Hà Tĩnh.

Cuộc đời chiến đấu đầy gan dạ, anh hùng của cô thanh niên xung phong La Thị Tám càng cao quý bao nhiều thì bậy giờ mỗi năm đến ngày 24/7 đó, chị càng nặng lòng không thể nào quên được những cô gái trẻ - có người chưa đủ 18 tuổi - của tiểu đội nữ thanh niên xung phong đã nằm lại nơi đây. Họ đã tạc vào hình bóng thân thương của bao lớp tuổi trẻ, của phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh và Việt Nam Anh hùng.

Phạm Bá Nhiễu

Source : http://www.baomoi.com/Home/AmNhac/v...

Le Ly Hayslip - Phùng Thị Lệ Lý (1949-)

Biography / Criticism

Le Ly Hayslip was born in 1949 in Ky La, a vil­lage near Da Nang, Vietnam. The seventh child in a pea­sant farm family, she recei­ved only a third grade edu­ca­tion because she spent her child­hood in the shadow of the Vietnam War, or « American War. » Her bro­thers fought in both the Republican and Communist armies. By the time she was four­teen, she had endu­red tor­ture in a South Vietnamese govern­ment prison for « revo­lu­tio­nary sym­pa­thies, » had fallen under sus­pi­cion for being a govern­ment spy, and was sen­ten­ced to death by the Vietcong. But ins­tead of killing her, her exe­cu­tors raped her, and she fled to Da Nang and then Saigon where she worked as a maid, black market vendor, wai­tress, and hos­pi­tal atten­dant.

When Hayslip was twenty-one, she mar­ried an American civi­lian who was wor­king in Vietnam. In 1970, they esca­ped to the United States. After her hus­band’s death, she began wri­ting her child­hood memo­ries. James, her oldest son, helped her find the right words in English and type the manus­cript. Working as a hou­se­kee­per, fac­tory assem­bly line worker, and res­tau­rant host and mana­ger, she sup­por­ted her three sons through adven­tu­res with two hus­bands, the « love of her life, » fun­da­men­ta­list Christians, and a swind­ler. Her pas­sio­nate deter­mi­na­tion and strong Buddhist faith helped her to thrive as an American citi­zen, and she star­ted a cha­ri­ta­ble orga­ni­za­tion, The East Meets West Foundation, to pro­vide relief to the people of her war-torn home and com­fort to American vete­rans.

Hayslip’s first memoir, When Heaven and Earth Changed Places, was writ­ten with the help of Jay Wurts and publi­shed in 1989. The book was well-recei­ved ove­rall ; a writer for the New York Times Book Review des­cri­bes it as « tou­ching and illu­mi­na­ting . . . lucid, lyri­cal . . . a sea­ring human account. » The memoir exa­mi­nes Hayslip’s theme of sur­vi­val as she rela­tes her mis­for­tu­nes during the Vietnam War and the achie­ve­ments of her return to her mother and her home­land after six­teen years in the United States. Told in a lively, honest style, she recalls her tumul­tuous child­hood in rural Vietnam and her even­tual escape to America. Her story jux­ta­po­ses the tale of her return in a jour­nal-like style com­plete with dates and loca­tions with tales of the past’s sha­dowy memo­ries.

Lynne Bundesen, contri­bu­tor for the Los Angeles Times Book Review, com­ments : « Her story. . .is the pri­vate side of the Vietnamese war. The pri­vate side of any war is rarely told, and it is, supre­mely, the woman’s side . . . Hayslip gives us the point of view of Anywoman, com­bi­ning her auto­bio­gra­phy with an eye­wit­ness account of Vietnam’s his­tory over the last forty years. » Though her story is ama­zing, Trang Hoang, a Vietnamese-American writer from the University of California in Los Angeles, reminds American rea­ders that « as inno­cent rea­ders, we need to remind our­sel­ves that this is only one person’s expe­rience and cannot be repre­sen­ta­tive of the col­lec­tive. The book is a chro­ni­cle of Hayslip’s extra­or­di­nary life. It does not por­tray the life of an ave­rage Vietnamese citi­zen. »

Hoang also warns rea­ders of Hayslip’s biases against the Southern Republican govern­ment and against most Vietnamese males except her father. Hayslip uses nume­rous Vietnamese terms to express her­self throu­ghout both her memoirs, but Hoang states that some of the words and phra­ses are incor­rectly spel­led and trans­la­ted. Other revie­wers also men­tion the « prea­chy » tone in the second half of the book, but the empha­sis on hope and for­gi­ve­ness seems to balance the nega­tive aspects of the wri­ting.

Hayslip’s second memoir, writ­ten in col­la­bo­ra­tion with her son James, was publi­shed in 1993. Child of War, Woman of Peace focu­ses on her life after her emi­gra­tion to the U.S. in 1970. Shortly after set­tling in California with her first hus­band, Ed Munro, he dies. She remar­ries, but her second, abu­sive hus­band also qui­ckly dies. This book was not as pas­sio­na­tely recei­ved by revie­wers, but she none­the­less cap­tu­red praise for her abi­lity to blend Eastern and Western values ; Hayslip has been applau­ded for her contri­bu­tion to the wealth of immi­grant lite­ra­ture.

In December of 1993, Oliver Stone’s film, Heaven and Earth, was relea­sed. This movie is based on Hayslip’s two memoirs. Oliver Stone’s Heaven and Earth — a nar­ra­tive ver­sion of the screen­play with pho­to­graphs by pro­fes­sio­nal pho­to­gra­phers and the direc­tor’s wife, Elizabeth Stone, and an intro­duc­tory essay by Hayslip with Wurts — was relea­sed in conjunc­tion with the film. A Vietnamese edi­tion of this book was prin­ted, brin­ging Hayslip’s story full circle, and a per­cen­tage of the pro­fits from all three books went to the East Meets West Foundation. Hayslip’s conti­nuing suc­cess makes her an admi­ra­ble social acti­vist and writer.

Source : http://voices.cla.umn.edu/artist­pag...

Other bio­gra­phy : « Peacemaker hero : Le Ly Hayslip » by Claudia Hudson

http://myhero.com/go/hero.asp?hero=...

Lê Minh Khuê (1949-)

© Anh Ninh Thu Do

Chân dung nhà văn Lê Minh Khuê

Lê Minh Khuê sinh năm 1949 ở Thanh Hóa. Năm 16 tuổi, bà gia nhập thanh niên xung phong, làm nhiệm vụ ở đầu tuyến đường Hồ Chí Minh. Sau đó Lê Minh Khuê trở thành phóng viên chiến tranh của báo Tiền Phong, rồi Đài Tiếng nói Việt Nam. Sau năm 1975, bà làm việc ở Đài Truyền hình Việt Nam, rồi Nhà xuất bản Hội Nhà văn cho đến khi nghỉ hưu. Bà đã hai lần đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam với tập truyện Một chiều xa thành phố và Trong làn gió heo may. Tác phẩm chính của Lê Minh Khuê là Những ngôi sao xa xôi, Cao điểm mùa hạ, Đoạn kết, Bi kịch nhỏ, Màu xanh man trá, Một mình qua đường.

Nhà văn Lê Minh Khuê đã đoạt Giải thưởng Văn học Quốc tế mang tên văn hào Hàn Quốc Byeong-ju Lee. Thông tin này được Hội đồng giải thưởng đưa ra ngày 7-3-2008. Nhà văn Lê Minh Khuê nhận giải thưởng giá trị này trong dịp Liên hoan Văn học Quốc tế tổ chức tại thành phố Hadong. Giải thưởng được chính thức thành lập từ Liên hoan Văn học Quốc tế Hadong năm 2007 và mỗi năm sẽ xét trao giải cho một nhà văn duy nhất.

Năm 2008, ngay từ năm đầu tiên, một nhà văn Việt Nam đã đoạt giải. Ứng cử viên được chọn trong số các nhà văn xuất sắc của Hàn Quốc và nhiều nước trên thế giới. Hội đồng Giải thưởng xét giải căn cứ trên tác phẩm được đề cử bằng tiếng Anh. Nhà văn Lê Minh Khuê được trao giải với tuyển tập Những ngôi sao, trái đất, dòng sông (The stars, the earth, the river), do Nhà xuất bản Curbstone Press ấn hành ở Mỹ.

Thông báo của Hội đồng Giải thưởng viết : « Là một nhà văn nữ hàng đầu, Lê Minh Khuê ban đầu được biết đến bằng những tác phẩm viết về các cô gái tham chiến trong cuộc chiến tranh giữ nước. Tác phẩm thời hậu chiến của bà quan tâm đến hậu quả chiến tranh đối với đất nước mình, những vấn đề sau khi thống nhất đất nước, sự nghèo đói và tình trạng xói mòn văn hóa và tinh thần khi đất nước chuyển đổi sang một xã hội tiêu thụ. Những vấn đề này được thể hiện bằng một văn phong đẹp, chua xót và trang nghiêm ».

Đinh Quang Tỉnh - Thanh Nhàn BT

Source : http://batinh.vnwe­blogs.com/post/22...

Lê Minh Khuê và cái nhìn nhân ái về số phận con người

Cặm cụi viết, lặng lẽ sống, lặng lẽ quan sát cuộc đời, chị nổi tiếng trong văn giới về sự điềm đạm, khiêm nhường. Nhiều người mới gặp chị lần đầu lầm tưởng thái độ ấy là yếm thế. Nhưng chỉ cần nói chuyện là có thể phát hiện ra thái độ sống dứt khoát, can đảm có gốc rễ tinh thần...

Nếu nói về quê hương bản quán thì có lẽ quê của nhà văn Lê Minh Khuê quá rộng lớn vì nó kéo dài suốt từ xứ Huế đến tận miền Kinh Bắc. Ông nội của chị sinh ở huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, vào làm việc ở Huế và lấy vợ tại đây. Ông ngoại lại là người Hà Đông vào xứ Thanh lập nghiệp và lấy vợ tận vùng Kinh Bắc. Tuổi thơ của Lê Minh Khuê trôi qua lặng lẽ ở quê nội (Thanh Hóa) nhưng thi thoảng cũng có dịp vào tận Huế hay ra Hà Đông thăm thú họ hàng. Những chuyến đi xa như vậy đã gieo vào tâm hồn thơ trẻ giàu trí tưởng tượng của chị một nỗi khát khao khôn nguôi về hạnh phúc bình dị. Năm 1965, chị đi thanh niên xung phong, sau đó thì làm báo và đã qua hầu hết chiến trường, cuối cùng thì theo một cánh quân vào giải phóng thành phố Đà Nẵng. « Nghề của tôi là làm báo và viết văn. Đối với phụ nữ thì sắc đẹp chính là tài năng, những người đàn bà theo nghiệp viết văn chẳng qua họ không có sắc đẹp để kiếm tiền trong lĩnh vực khác mà thôi », chị tâm sự.

Qua những trang viết của chị (Bi kịch nhỏ, Một chiều xa thành phố, Anh lính Tony D...), người đọc không thấy những cảnh giết chóc man rợ của chiến tranh, mà chỉ thấy nỗi đau xót lặng lẽ, khát vọng tươi sáng bị cắt dang dở và vượt lên trên mọi chuyện tầm phào, vô bổ là cái nhìn đầy nhân ái về số phận con người.

Lê Minh Khuê nói : « Văn chương thực sự là khi người ta đọc xong còn muốn sống tiếp, tác phẩm phải có một cái gì đó để người ta đỡ thấy kinh khủng. Trong tôi cũng có một kẻ nổi loạn, nhưng cứ nghĩ đến con cái, tôi lại thôi. Tôi chuyển khát vọng ấy vào từng truyện ngắn nên các tác phẩm của tôi chứa đựng nhiều yếu tố bất thường ».

(Theo Nông Thôn Ngày Nay)

Source : http://vnex­press.net/gl/van-hoa/guo...

Lê Thị Hồng Gấm (1951-1970)

Tiểu sử Lê Thị Hồng Gấm

Lê Thị Hồng Gấm (1951-1970), là anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, huân chương Quân công giải phóng hạng ba, sinh nǎm 1951, trong một gia đình nông dân lao động ở xã Long Hưng, huyện Châu Thành, Mỹ Tho (nay thuộc Tiền Giang).

Ngay khi còn nhỏ, chị đã được nghe kể những tấm gương hy sinh anh dũng của những người con ưu tú quê hương Mỹ Tho. Tấm gương can đảm của những Thủ Khoa Huân, Trần Xuân Hoà đã tạo cho chị lòng yêu quê hương, căm thù quân xâm lược. Chị còn nghe kể về chiến công nghĩa quân Tây Sơn tại Rạch Gầm - Xoài Mút vào năm 1779.

Năm 16 tuổi, chị tham gia du kích, được Cách mạng phân công làm giao liên. Rất nhiều lần chị dũng cảm đưa cán bộ vượt qua vòng vây của kẻ thù. Có lần chị đã vượt sông đánh lạc hướng quân giặc, để cán bộ cách mạng thoát khỏi vòng vây.

Năm 18 tuổi, chị được phân công về làm xã đội phó xã nhà. Khi ấy, chị ở hầm bí mật, cứ đêm lại về từng gia đình vận động nhân dân. Quê hương giải phóng, chị cùng bà con tổ chức sản xuất. Với những thành tích ấy, chị được kết nạp vào Đảng nhân dân cách mạng miền Nam, tức Đảng Cộng sản Việt Nam.

Mùa xuân năm 1970, trên đường giao liên, chị đã bị máy bay địch bao vây phục kích, một mình Lê Thị Hồng Gấm với khẩu súng trên tay đã tiêu diệt nhiều tên địch và bắn rơi máy bay lên thẳng của chúng.

Bị thương nặng, biết không qua khỏi, Gấm đã bắn đến viên đạn cuối cùng rồi gắng sức đập gãy nát khẩu súng để khỏi lọt vào tay địch. Lê Thị Hồng Gấm đã hy sinh trong trận đánh quyết liệt ấy. Chị được tặng danh hiệu Anh hùng giải phóng Miền Nam.

Sau cái chết của người anh hùng 19 tuổi, phong trào học tập chị được dấy lên. Ngay quê hương chị, một đơn vị vũ trang nữ được mang tên Lê Thị Hồng Gấm. Tinh thần hy sinh kiên cường của chị là nguồn sức mạnh tiếp thêm, tạo ra những chiến công của đơn vị.

Cảm động trước sự hy sinh anh dũng của Lê Thị Hồng Gấm, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác ca khúc Những cánh chim Hồng Gấm.

Source : http://www.vin­ha­non­line.com/index.p...

Décédée à l’âge de 19 ans, Lê Thị Hồng Gấm est deve­nue le sym­bole de la résis­tance fémi­nine au Sud Viêt-Nam. Son his­toire a été décli­née sous la forme d’une bande des­si­née pour servir la pro­pa­gande. Voir : Lê Thị Hồng Gấm, sống anh dũng, chết vẻ vàng, (Lê Thị Hồng Gấm, Lived Heroically, Died Gloriously) : http://taybui.blog­spot.com/2010/11/...

Lê Thị Xuyến (1909-1996)

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đầu tiên.

Đó là bà Lê Thị Xuyến sinh ngày 9-12-1909, quê làng Thạch Bộ Châu, nay thuộc xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

Tháng 4-1950, tại Đại hội phụ nữ Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất, bà được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đầu tiên, nhiệm kỳ 1950-1956. Thuở nhỏ, bà học ở Điện Bàn, Huế, cựu nữ sinh Trường Đồng Khánh, Huế. Năm 1927, tốt nghiệp Trung học, ngành sư phạm, được bổ dạy tại Trường Đồng Khánh. Năm 1926, bà tham gia lễ truy điệu chí sĩ Phan Châu Trinh đưa đến cuộc bãi khóa tại hai trường Quốc học và Đồng Khánh. Sau khi thành hôn với ông Phan Thanh (1928), bà chuyển ra Hà Nội dạy ở Trường tư thục Thăng Long, Gia Long. Bà có chân trong Đảng Xã hội Pháp hoạt động công khai ở miền Bắc Đông Dương. Sau năm 1945, bà trở thành thành viên Hội Phụ nữ Cứu quốc. Năm 1946, bà đắc cử đại biểu Quốc hội khóa I, đơn vị Quảng Nam, giữ chức trưởng nhóm xã hội trong Quốc hội, Ủy viên chính thức Ban Thường trực Quốc hội khóa I (1946-1957). Năm 1947, bà Lê Thị Xuyến được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

Từ năm 1946-1976, tại Việt Bắc và Hà Nội, qua các khóa Quốc hội I, II, III, IV, V, bà là Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ I (1950-1956), rồi Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1956-1978), Phó chủ tịch Ủy ban bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam (1952-1976), Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Việt Nam đoàn kết hữu nghị với các nước (1977 - 1988). Phó chủ tịch Hội Việt Nam - Cuba, Ủy viên thường trực Ủy ban Thiếu niên Nhi đồng Việt Nam từ 1961-1978.

Bà mất ngày 5-5-1996 tại Hà Nội. Tên bà được đặt cho một con đường ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Source : http://bac­ba­phi.com.vn/enter­tain­men...

Ngô Thị Tuyển (1946-)

Ngô Thị Tuyển

Bà Ngô Thị Tuyển với hòm đạn trên lưng năm 1965.

Ngô Thị Tuyển

Bà Ngô Thị Tuyển với hòm đạn trên lưng năm 1965.

Chuyện chưa kể về Anh hùng Ngô Thị Tuyển

Cái tên Ngô Thị Tuyển với kỳ tích tải một lúc 2 hòm đạn nặng tới 98 kg trong chiến tranh chống Mỹ nổi tiếng trên khắp thế giới. Nhưng ít ai biết cuộc sống riêng của người nữ Anh hùng ấy trải qua nhiều mất mát, hi sinh không gì bù đắp được.

Những kỷ niệm đẹp

Ngôi nhà của nữ Anh hùng Ngô Thị Tuyển nằm trên mặt phố Trường Thi, thành phố Thanh Hóa, song nó lại nép mình đến mức có cảm giác bị các ngôi nhà cao tầng bên cạnh che lấp. “Người phụ nữ khỏe nhất Việt Nam” thủa nào giờ đang ngày ngày phải nhờ đến chiếc máy mát-xa cầm tay để điều trị căn bệnh thoái hóa khớp. Biết ý định của chúng tôi muốn viết bài về bà để kỷ niệm 45 năm chiến thắng Hàm Rồng, bà thở dài : “Chuyện đã qua mấy chục năm, mà cũng nhiều báo viết lắm rồi. Tôi giờ cũng yếu, trả lời nữa thì “nhọc” lắm”. Tôi nói : “Cháu từ xa đến, lại lần đầu tiên gặp cô, nếu cô mệt thì cháu ngồi chơi một lúc rồi đi cũng được”.

Nói vậy, nhưng từ lời hỏi thăm sức khỏe của bà, câu chuyện của hai người phụ nữ cứ thế trôi đi mê mải đến hơn 2 giờ đồng hồ. Thấy tôi chăm chú nhìn những bức ảnh bà chụp từ khi còn trẻ cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bà kể như thể “chú thích” cho những kỷ niệm như vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức : “Bức ảnh chụp với Bác Hồ là lần đầu tiên tôi gặp Bác trong Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua năm 1966 đấy. Sau đó tôi còn vinh dự được gặp Bác thêm 2 lần nữa, lúc Bác bị ốm và khi người sắp ra đi...Còn đây là bức ảnh hai vợ chồng vừa chụp Tết năm vừa rồi. Ở ngoài già thế mà vào ảnh ai cũng khen trẻ. Chả biết có phải họ “nịnh” mình không ?”.

Tôi cũng xác nhận là bà khá ăn ảnh, nụ cười làm bừng sáng cả khuôn mặt che đi dấu ấn của thời gian. Giọng bà trở nên xa xăm : “Nhiều lúc nhìn lại những bức ảnh thời trẻ cũng thấy chạnh lòng. Mới đó mà đã 45 năm rồi. Ở ngoài cũng đâu có xinh nhưng không hiểu sao lên ảnh nhìn cứ như diễn viên. Sau khi cả nước biết đến việc tôi vác hai hòm đạn nặng 98 kg, nhiều người viết thư bày tỏ tình cảm lắm...Tôi coi mỗi lá thư như một lời động viên thôi, còn tình cảm lúc đó thì đã dành trọn cho người khác rồi”.

8 ngày làm vợ và 10 năm chờ chồng

Bà nói tiếp : “Anh là Bùi Xuân Thu, mối tình đầu của tôi. Người Hà Nam. đẹp trai, học giỏi và rất tốt bụng. Còn tôi sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nên từ bé đã không được ăn học đầy đủ. Cuối năm 1966, tôi được cử đi học trường bổ túc ở Hưng Yên. Tại đây, tổ chức phân công anh Bùi Xuân Thu trực tiếp giúp đỡ tôi. Chúng tôi nảy sinh tình cảm và tổ chức đám cưới. Cưới 28 Tết năm 1966 thì mùng 2 anh nhận được lệnh sang Lào chiến đấu.

Năm 1968, biết đơn vị của anh đang đóng quân ở Xiêng Khoảng 3 ngày, nhân có đoàn công tác từ Trung ương vào Thanh Hóa, tổ chức đã cho tôi đi cùng để gặp chồng ở đó. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi để rồi biền biệt 10 năm trời, tôi gần như không có tin tức gì của anh. Một lần, có người nhắn cho tôi biết Thượng tướng Văn Tiến Dũng vừa từ chiến trường Lào trở về và đang ở Thanh Hóa. Tôi tìm gặp ông và hỏi thăm tin tức của anh Thu. Nghe chuyện, ông Dũng hứa sẽ nhờ người hỏi hộ tôi. Được một thời gian thì tôi nhận được lá thư viết tay của ông Dũng : “Thân gửi đồng chí Ngô Thị Tuyển. Bộ tư lệnh Phòng không Không quân báo cho tôi biết, đồng chí Bùi Xuân Thu đã hi sinh khi làm nhiệm vụ ở đường số 7...”. Đọc xong, mắt tôi nhòa đi, thấy mặt đất xung quanh mình đang chao đảo. Tỉnh dậy tôi mới biết mình đang nằm trong bệnh viện...”.

Nói đến đây, mắt bà cũng nhòa đi từ lúc nào không hay... “Anh Thu hi sinh được 10 năm tôi mới đi bước nữa với anh Nụ. Hoàn cảnh anh Nụ lúc đó cũng thương lắm. Vợ mất vì bệnh nặng nhưng anh thì vẫn biền biệt chiến đấu. Con cái vẫn ở Hưng Yên với ông bà. Sau này, các con anh đã lớn nên chúng tôi thống nhất xây dựng cuộc sống mới ở đây, nơi được anh coi là quê hương thứ hai của mình”.

Bà Ngô Thị Tuyển sinh năm 1946 tại làng Nam Ngạn (nay là phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa). Ngày 4/4/1965, bà đã vác hai hòm đạn nặng 98 kg vượt qua mưa bom bão đạn để phục vụ chiến đấu tại Hàm Rồng, Thanh Hóa. Ngày 1/1/1967, bà được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân khi mới 22 tuổi. Bà hai lần được nhận Huân chương Chiến công hạng Ba, sáu lần được tặng bằng khen.

Nỗi đau chôn giấu

Hỏi chuyện con cái, bà thoáng chút ngại ngùng nhưng rồi cũng trải lòng. Trước khi kể tiếp, bà “bật mí” với tôi rằng : “Những chuyện này tôi chưa bao giờ kể với ai đâu. Có lẽ vì chưa ai chạm vào cái góc sâu kín đó, mà cũng có thể do sự đồng cảm nào đó chăng... Tôi và anh Thu cưới nhau được 10 năm nhưng tính ra thì làm vợ chồng với nhau được đúng 8 ngày. Nhiều lúc tôi cứ nghĩ, do không được ở bên nhau nhiều nên tôi và anh không có cơ hội có con với nhau. Mãi đến khi xây dựng với anh Nụ tôi mới biết hóa ra không phải như vậy. Năm 1988, tôi được sang Hunggary để chữa vô sinh. Tại đây, tôi được ĐSQ Việt Nam giúp đỡ và chăm sóc tận tình. Các bác sĩ ở đây nói, tôi phải ở lại 8 tháng để điều trị. Nhưng ở được 45 ngày, bất đồng ngôn ngữ khiến tôi thấy cuộc sống ở đây thật xa lạ. Tôi trở về và bàn với anh Nụ xin đứa cháu 6 tuổi của anh về nuôi. Giờ thì cháu sắp tốt nghiệp trường Cao đẳng ở Thanh Hóa rồi. Các con anh Nụ tuy không sống cùng bố mẹ nhưng vợ chồng tôi luôn dành dụm để bù đắp cho các con. Mới đây, tôi đã gửi tiền về cho con trai anh xây được cái nhà tinh tươm lắm”...

Nói đến đây tôi mới ngắm kỹ ngôi nhà mái bằng của bà. Bà bảo, nó được xây ngày bà và ông Nụ sống với nhau nhưng đến nay cũng chưa có điều kiện sửa sang lại. Cũng nhiều người vào hỏi thuê mặt tiền để kinh doanh lắm nhưng bà không đồng ý. “Già rồi, cần yên tĩnh hơn là cần tiền. Chúng tôi sống thiếu thốn quen rồi. Đấy, chiếc tivi màu này là quà tặng của Anh hùng Phạm Tuân đấy. Năm ngoái anh ấy vào chơi, thấy vợ chồng tôi vẫn trung thành với chiếc tivi đen trắng, vậy là anh ấy cương quyết bắt nó “nghỉ hưu”. Mang tiếng ở thành phố nhưng nhà tôi chẳng khác gì ở quê. Rau đầy vườn, gà đầy chuồng, có phải mua bán gì mấy đâu. Dạo này tôi còn “cõng” thêm chứng bệnh mỡ trong máu cao nên cả ngày chỉ ăn cái bánh mỳ, vài quả ổi hoặc làm bát phở chay...”, bà Tuyển thổ lộ.

Tôi tạm biệt người nữ Anh hùng giản dị và nồng hậu bằng câu hỏi, một đời hi sinh cho cách mạng, chồng chết, không con cái, có lúc nào bà cảm thấy mình bất hạnh không ? Bà trả lời rất nhanh : “Chiến tranh ai chả có đau thương, mất mát. Những ai từng trải qua cuộc chiến, từng đối mặt với làn mưa bom bão đạn đều hiểu giá trị của sự sống, rằng được trở về lành lặn, được sống yên bình là một món quà lớn nhất rồi, có gì để đòi hỏi hơn nữa”.

Thanh Hà

Source : http://gia­dinh.net.vn/2010040608241...

Nguyễn Thị Chiên (1930-)

Tiểu sử Nguyễn Thị Chiên

Anh hùng Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930, được trao tặng danh hiêu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân ngày 19 tháng 5 năm1952. Huân chương Quân công hạng ba, Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 Huân chương Kháng chiến hạng nhất. Năm 1952, cô được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng khẩu súng ngắn của Người.

Nguyễn Thị Chiên quê ở Xã Tán Thuật, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Trong kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1952, cô tham gia xây dựng cơ sở kháng chiến ở 5 thôn, xây dựng và chỉ huy Đội du kích xã Tán Thuật đánh địch chống càn, phá giao thông đường 39, phá tề, diệt và bắt nhiều địch.

Cô đã diệt, làm bị thương và bắt 15 địch. Tháng 4 năm 1950, khi đưa cán bộ về hoạt động tại xã, cô bị địch bắt, dụ dỗ, tra tấn suốt 3 tháng rưỡi vẫn kiên trung bất khuất. Tháng 10/1951, trong trận phục kích đánh đich trên đường 39, cô bắn bị thương 1 tên địch, bắt sống 6 tên địch, thu 4 súng. Tháng 12/1951, khi địch lùng sục vào làng, cô chỉ huy du kích bất ngờ xông ra bắt sống 4 địch có một tên trung uý.

Ngày 19/5/1952, cô được bầu là chiến sỹ thi đua toàn quốc, được Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Nguyễn Thị Chiên là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được Nhà nước ta được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Sau kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Thị Chiên công tác tại Tổng cục Chính trị, Quân khu Thủ đô, được phong quân hàm trung tá năm 1984.

Theo Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Source : http://www.vin­ha­non­line.com/index.p...

Nguyễn Thị Định (1920-1992)

Who was Nguyen Thi Dinh ?

Nguyen Thi Dinh was the most impor­tant sou­thern woman revo­lu­tio­nary in the war accor­ding to Dr. Sandra Taylor. From a pea­sant family in Ben Tre (Kien Hoa pro­vince in the Mekong Delta), she fought with the Viet Minh forces against the French in her teens, was in jail 1940-43, and helped lead an insur­rec­tion in Ben Tre in 1945 and again in 1960 (against Diem’s govern­ment).

She was a foun­ding member of the National Liberaton Front (NLF) in her pro­vince and became an offi­cial within that part of the NLF. In 1965 she also became chair of the South Vietnam Women’s Liberation Association. About the same time she was appoin­ted deputy com­man­der of the Viet Cong, the highest ran­king combat posi­tion held by a woman during the war.

Her memoir, first publi­shed in Vietnamese in 1968, is No Other Road to Take (1976). The sou­thern area of Vietnam in which she lived and fought is one of the most stu­died by scho­lars, but her per­so­nal story offers some impor­tant details about people’s war and tac­tics.

On tac­tics, she rela­tes the pro­cess of first win­ning over the fami­lies of men and women who would become sol­diers — one vil­lage and its ham­lets one at a time. Revolutionaries would go into posts and appeal to hus­bands and sons to join the revo­lu­tion. She des­cri­bes an attack on troops (South Viestnamese) when they were still asleep. The atta­ckers, dis­gui­sed as ordi­nary mer­chants, obtai­ned wea­pons for guer­rilla forces. Revolutionaries also appea­led to vil­lage and hamlet offi­cials — police and land­lords — who were regar­ded as reac­tio­nary tyrants.

They also orga­ni­zed mee­tings with pea­sants to dis­cuss land dis­tri­bu­tion and to turn them against land­lords. They worked hard to keep the enemy from kno­wing their gro­wing strength. She writes that many invol­ved in the revo­lu­tion were women, the « long-haired army » which she helped orga­nize. Also impor­tant were car­pen­ters and blacks­miths who pro­du­ced knives and mache­tes (as wea­pons).

After the war ended, Madame Dinh conti­nued to be active within the Vietnamese Communist Party and served on the Central Committee of the party. But her grea­test acti­vi­ties, until her death in 1992, were as a leader in the women’s move­ment in the Socialist Republic of Vietnam.

One must exa­mine Madame Dinh’s book to view seve­ral photos and to appre­ciate the dra­ma­tic qua­lity of her brief memoir. Students will also find a useful and docu­men­ted « Translator’s Introduction » by Madame Mai Elliott.

Dr. Ernest Bolt, University of Richmond

Source : https://facultys­taff.rich­mond.edu/ ...

Nguyễn Thị Út (Út Tịch) (1920-1969)

Tiểu sử Nguyễn Thị Út

Nguyễn Thị Út (Út Tịch), tham gia cách mạng năm 1945. Từ năm 1945 đến năm 1965, Nguyễn Thị Út là du kích xã Tam Ngãi, cùng Đội du kích của xã Tam Ngãi kiên cường, mưu trí, sáng tạo, đánh 23 trận (có 8 trận trong kháng chiến chống Pháp), diệt và làm bị thương 200 tên địch, thu 70 súng, làm thất bại nhiều cuộc càn quét của địch, tuyên truyền vận động nhiều binh lính địch bỏ ngũ, nhiều lần dẫn đầu bộ đội diệt đồn bốt địch, thu vũ khí không phải nổ súng.

Ngày tháng năm sinh : Sinh năm 1920 ; Hy sinh năm 1969. Quê quán : Xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.

Nguyễn Thị Út nuôi dưỡng 6 con nhỏ nhưng vẫn tham gia đánh giặc giữ làng, làm nòng cốt trong đấu tranh chính trị ở địa phương, là người có câu nói nổi tiếng trong kháng chiến chống Mỹ « Còn cái lai quần cũng đánh ».

Nguyễn Thị Út được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, ngày 5/5/1965, được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Nguyễn Thị Út là nhân vật chính trong tác phẩm Người mẹ cầm súng của nhà văn Nguyễn Thi rất nổi tiêng thời bấy giờ,được đưa vào các giáo trình Văn học phổ thông trong nhà trường !

Bảo Tàng Lịch Sử Quân Sự Việt Nam

Source : http://vin­ha­non­line.com/index.php?o...

Nhã Ca (1939-)

Nhã Ca bio­gra­phy

Nhã Ca (1939), real name Trần Thị Thu Vân, is a popu­lar and pro­li­fic fic­tion writer and poet. Born in Huế, she was mar­ried to the poet Trần Dạ Từ and was the foun­der of the publi­shing house Thương yêu. She was « the most stri­dent voice in South Vietnam in her indict­ment of the com­mu­nist atro­ci­ties » (Nguyễn, 165), with such works as Đêm nghe tiếng đại-bác [At night I hear the can­nons], Tình-ca cho Huế đổ-nát [Love song for rub­bled Hue], and Giải khăn sô cho Huế [Mourning turban for Huế]. After 1975, she was the only South Vietnamese female writer among 10 black-listed as « cultu­ral guer­rillas » by the Communist regime, and was impri­so­ned from 1976-1977. Her hus­band was jailed for 12 years. In 1989, a year after he was relea­sed from prison, the couple and their family recei­ved poli­ti­cal asylum from the Swedish govern­ment, but later moved to the US and now live in Southern California, where they foun­ded the popu­lar new­sa­per Việt Báo.

A story of hers, trans­la­ted into English by James Banerian, is inclu­ded in the antho­logy, Vietnamese Short Stories : An Introduction (Phoenix : Sphinx 1985).

Hai-Dang Phan star­ted this entry. See full text on Viet Nam Literature Project : http://viet­nam­lit.org/wiki/index.ph...

Nhã Ca, Nhà Thơ Nữ

Tác giã hơn 30 cuốn sách đã xuất bản, hai lần được trao tặng giải thưởng văn chương tòan quốc, một về thi ca năm 1965, một về văn xuôi năm 1966. Nhã Ca là một trong vài ba tác giả được đọc và biết đến nhiều nhất suốt mười năm qua tại Việt Nam.

Sinh năm 1936. tại Huế, khởi viết ngay từ thuở còn là nữ sinh Trung Học trường Đồng Khánh, những bài thơ, truyện ngắn đầu tay của Nhã Ca đã xuất hiện trên các tuần báo ở Saigon từ năm 1957, với tên thật Trần thị Thu Vân. Tuy nhiên, phải ba năm sau đó, bút hiệu Nhã Ca mới chính thức có cơ hội xuất hiện.

Vào giữa năm 1960, nhà thơ Nguyên sa cùng một số bạn hữu cho xuất bản tạp chí văn nghệ Hiện Đại. Ngay trong số ta mắt, tạp chí này đã dành hẳn mấy trang để giới thiệu một loạt thơ của một cô gái Huế mang bút hiệu Nhã ca. Cũng ngay trong lời giới thiệu, người chủ trương Hiện Đại đã xác nhận không một chút ngần ngại : Đây là một thi tài đặc biệt. Sự xác nhận của nhà thơ Nguyên Sa đã được chứng minh ngay những năm sau đó. Tập thơ đầu tay của Nhã ca đọat giải thi ca toàn quốc. Nhà phê bình Đặng Tiến viết trên báo văn : « Vẻ đẹp Nhã ca thật như một giấc chiêm bao, và giả như con sông Hoàng Hà từ trời cao đổ về biển cả. Thơ Nhã Ca sẽ dựng lên một thần thoại về người con gái Huế... »

Nhà thơ Bùi Giáng, trong cuốn Đi vào cỏi thơ, khi đề cập tới thơ Nhã ca cũng đã viết : « Thơ nghe như giọng tiên nữ xuống khép nép xin vào hội hè trần gian. Lời thơ xô ùa tới trùng trùng điệp điệp như ngọn triều đại hải ». Nhà báo Phan Lạc Phúc, nguyên chủ bút nhật báo Tiền Tuyến, người đựơc các nhà văn, nhà thơ coi là « mắt xanh của văn giới » ; vì sự thưỡng ngoạn văn chương tinh tế của ông, khi đề cập tới Nhã Ca, đã dùng tiếng « đệ nhất nữ thi sĩ », thay vì gọi bà là « nhà văn nữ hàng đầu », như ngôn ngữ của ấy tạp chí và mấy nhà xuất bản. Cho tới nay, cuốn « Thơ Nhã Ca » vẫn là một trong những thi tập đựoc tái bản và có số in rất nhiều.

Nhã Ca, Nhà Văn Nữ Có Số Tác Quyền Cao Nhất.

Thơ Nhã Ca đã mang được cho tác giả của nó những lời khen tặng. Nhưng phải chờ đến văn Nhã Ca, những lời khen tặng mới được cụ thể hóa, thành những khoản tiền tác quyền lớn lao : cả chục triệu bạc, cho hơn 30 cuốn sách đã xuất bản và tái bản. Cùng lúc với những bài thơ đầu tiên, các truyện ngắn, truyện dài mang bút hiệu Nhã Ca đã xuất hiện trên các tuần báo, tạp chí. Nhưng mãi đến năm 1963, tiểu thuyết Nhã Ca mới được in thành sách. Cuốn đầu tiên : Đêm nghe tiếng Đại bác, do nhà văn Nguyễn Mạnh Côn đề tựa giới thiệu

Nhã Ca, Tên Một Giải Thưởng Luận Án Tiến Sỹ.

Trên những đặc san cuối năm do Đại Học Y Khoa Huế xuất bản, trong phần tin tức, thường có loan báo « luận án tiến sỹ y khoa đoạt giải thưởng Nhã Ca » hàng năm. Đây là một giải thưởng được thiết lập từ năm 1969 và do chính nữ văn sỹ Nhã Ca bỏa trợ. Khoản tiền dùng cho giải thưởng này chính là tác quyền cuốn « Giải khăn sô cho Huế » một bút kỳ nổi tiếng của nhà văn nữ này, viết về biến cố Mật Thân tại Huế. Ngày 23 tháng chạp năm Mùi (1967) đang sống ở Sài Gòn, Nhã Ca nhận được điện tín của gia đình từ Huế gọi về chịu tang thân phụ của bà vừa từ trần. Bảy ngày sao, cuộc tổng công kích tết Mật Thân bùng nổ, và nhà văn nữ này, ngoài cái tang gia đình, đã phải chịu cái tang chung cho cả thành phố bị tàn phá.

Những điều tai nghe mắt thấy trong hơn hai tháng lưu lạc trong biến cố tết Mậu Thân tại Huế được Nhã Ca viết lại thành tác phẩm « Giải khăn sô cho Huế » và toàn bộ tác quyền đầu tiên của cuốn sách nổi tiếng này được dành tặng cho Huế. Một phần góp vào việc cho trường nữ trung học Đồng Khánh. Một phần được trao tặng cho Đại Học Y Khoa Huế, và vị khoa trưởng y khoa Hu-&u thời đó là bác sỹ Bùi Duy Tâm đã dùng khoảng tiền này để thiết lập một giải thưởng mệnh danh là « giải thưởng Nhã Ca » dành cho luận án tiến sỹ y khoa xuất sắc nhất hàng năm.

Độc Giả Nhã Ca

Trên nhật báo Chính Luận, trong một bài liệt kê các khoản chi tiêu cần thiết để đối chiếu với số lương tháng ít ỏi, một nữ giáo chức đã ghi : sách Nhã Ca. Như vậy trong những món ăn tinh thần của một lớp người, sách Nhã Ca đã được kể vào loại nhu cầu cần thiết và bền bỉ. Tại các trường Trung Học, nhất là những trường nữ, một số lớn tác phẩm Nhã Ca đã trở thành một đề tài thuyết trình thường xuyên của học sinh. Một số văn phẩm của Nhã Ca cũng được chọn làm đề tài cho một số luận án ra trường của các sinh viên văn khoa Saigon, Huế, Đà Lạt.

Ngoài số độc giả đông đảo là giáo chức, sinh viên học sinh, Nhã Ca cũng được đọc nhiều trong giới binh sĩ. Trên mục tìm bạn bốn phương của tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong, có lần đã đăng một lời rao tìm bạn bốn phương của tuần báo Tiền Phong đăng một lời rao tìm bạn nguyên văn như sau : « Lính tiền tuyến muốn tìm những cô bạn gái trong trắng, tươi vui như hình ảnh cô bé Vành Khuyên trong truyện Trưa Áo Trắng... » Trưa Áo Trắng là tên một cuốn tiểu thuyết của Nhã Ca mới xuất bản năm ngoái, viết về một đám nữ sinh chơi vũ cầu buổi trưa bên hông trường nữ trung học Gia Long.

Trả lời một câu hỏi của người phỏng vấn, Nhã Ca xác nhận : « Nếu không nghĩ tới độc giả, chắc chắn tôi đã không viết văn làm gì. Tôi vẫn thường tự nhủ, bạn đọc của tôi đã phải bỏ những đồng tiền xương máu của họ ra đổi lấy từng cuốn sách. Vậy bổn phận của mình là phải viết cho xứng đáng với sự hy sinh ấy. Vậy chắc chắn sẽ chả bao giờ tôi có thể trở thành loại nhà văn tự cho mình là lớn đến độ tuyên bố là viết mà không thèm đếm xỉa đến độc giả ».

Tác Phẩm Nhã Ca Và Điện Ảnh

Một số tiểu thuyết Nhã Ca đã được đưa lên màn ảnh. Hãng phim Việt của Đạo diễn Hà Thúc Cần đã dựng một phần « Giải Khăn Sô cho Huế » thành phim Đất Khổ. Hãng Lidac, với đạo diễn Lê Dân, đã đưa cuốn tiểu thuyết Cô Híp Py lạc loài lên thành phim Hoa mới nở. Hai cuốn tiểu thuyết khác của Nhã Ca, Đoàn nữ binh mùa thu và Tình ca trong khói lửa đỏ, cũng đã được hãng Phim Việt mua bản quyền. Tài tử kiêm đạo diễn Lê Quỳnh, trong một cuộc phỏng vấn trên báo Kịch Ảnh, tuyên bố cuốn "Tình ca trong lửa đỏ của Nhã Ca là tác phẩm đã làm ông xúc động nhất trong đời, và việc bị hãng Phim Việt dành trước mất truyện này là điều làm ông ân hận nhất.

Tình Ca Trong Lửa Đỏ là câu chuyện một cán binh Bắc Việt tham dự cuộc tổng công kích Mậu Thân, lưu lạc vào cố đô Huế. Rồi giữa cảnh khói lửa của Cố Đô, chàng trẻ thuộc lớp nguời « sinh Bắc tử Nam » mê say một cô gái Huế, cho đến khi chết trên miệng hố cá nhân.

Hợp Đồng Nhã Ca - Barry Hilton

"Trong lúc giới kinh doanh đang chạy ngược chạy xuôi với những giao kèo, xuất cảng sản phẩm Việt Nam ra ngoại quốc, một hợp đồng phiên dịch và xuất bản tác phẩm Việt Nam tại Hoa Kỳ đã được chính thức ký kết, giữa nũ văn sỹ Nhã Ca và một dịch giả người Mỹ, ông Barry Hilton. Một bản tin loan báo về buổi lễ hợp đồng xuất bản sách tại Hoa Kỳ của Nhã Ca trên một nhật báo, đã được mỡ đầu như vậy. Theo sự tiếp xúc giữa chúng tôi với nhà văn nữ này, hợp đồng xuất bản kể tên đã diễn tiến như sau :

Vào đầu năm 1973, dịch giả Hoa Kỳ, ông Barry Hilton tiếp xúc với Nhã Ca, và tác phẩm được dự định dịch sang Anh nhũ là cuốn « Đoàn nữ binh mùa thu » viết về sự đổi thay của một xóm nhỏ Việt Nam vào thời người Mỹ đổ quân vào xứ này. Tuy nhiên, theo Nhã Ca, vì nhận thấy chưa hài lòng với cuốn chuyện cũ này, bà đã thỏa thuận viết hẳn lại một tác phẩm mới cuốn « Vi ơi, Bước tới » để ông Barry Hilton dịch sang Anh ngữ.

Vi, là tên một thiếu nữ Việt Nam, lén lên vào những năm cuối cùng của thập niên sáu mươi, khi chiến tranh khốc liệc, kéo theo việc người Mỹ đổ quân vào Việt Nam. Sự xuất hiện của người Mỹ, cùng với những ảnh hưởng vật chất don họ mang lại, đã làm đảo lộn mọi nếp sống, gây thảm kịch trong nhiều gia đénh Việt Nam. Cô gái Việt Nam tên Vi, gánh chịu những thảm kịch này, nhưng cuối cùng, nhờ lòng tin và tình yêu, đã đủ sức hướng về tương lai để bước tới.

Tên Anh ngữ của tác phẩm này là The Short Times, có nghĩa là những kẻ sống trong một giai đoạn tạm bợ, chờ thay đổi. Bản Anh ngữ này hiện đã hoàn tất và đã được dịch giả, ông Barry Hilton mang theo về Hoa Kỳ để sửa soạn ấn hành.

Trich từ « Đôi dòng về Nhã Ca », bài của Tường Vi http://vnthu­quan.net/truyen/truyen....

Đọc thêm : « Thơ văn Nhã Ca », bài của Bích Huyền : http://www.voa­news.com/viet­na­mese/n...

Nhất Chi Mai (1934-1967)

Phật tử Nhứt Chi Mai

Nữ Phật tử Phan Thị Mai tự Nhứt Chi Mai hay Nhất Chi Mai, pháp danh Diệu Huỳnh 33 tuổi, sanh ngày 20.2.1934 tại Thái Bình tỉnh Tây Ninh. Thân phụ là Ông Phan Duy Mỹ, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Duyệt, ngụ tại nhà số 60/59 đường Yên Đỗ Sài gòn.

Năm 1955, Nhất Chi Mai thi đậu vào trường Quốc Gia Sư Phạm Sài gòn, Mai vừa làm một cô giáo lớp bổ túc hạng tư, dạy lớp nhì A, trường Tiểu học Công lập ở Tân Định vừa tiếp tục đi học và thi đậu tú tài toàn phần.

Nhất Chi Mai quy y ở chùa Từ Nghiêm, một Phật tử thuần thành mến đạo yêu đời, rất say mê với giáo lý đạo Phật, tích cực tham gia vào các công tác Phật sự, hằng tuần đến chùa Dược Sư và chùa Từ Nghiêm dạy giúp cho các Ni Cô về môn Thế Học. Nhất Chi Mai vừa là một sinh viên của Đại học Vạn Hạnh vừa là sinh viên Văn Khoa của Đại Học Sài gòn.

Lễ Phật Đản 2511 (1967), GHPGVNTN lập lễ Đài Hòa Bình tam cấp (Hữu Chiến, Thương Thuyết và Hòa Bình) tại chùa Ấn Quang, cử hành trọng thể một tuần lễ Hòa Bình cho Việt Nam.

Vì thiết tha với Hòa Bình, nên Phật tử Nhất Chi Mai phát nguyện đem thân làm đèn, đốt lên làm lễ khai mạc tuần lễ cầu nguyện Hòa Bình của Giáo Hội, vào lúc 7:30 sáng ngày mùng 8.4 Đinh Mùi (nhằm ngày 16.5.1967) tại chùa từ Nghiêm đường Bà Hạt Cholon. Ánh lửa hào hùng của một Phật tử yêu nước, đã nói lên lòng đau xót quê hương với nguyện vọng thiết tha Hòa Bình.

Trước khi đem thân làm đuốc, cầu nguyện Hòa Bình cho Việt Nam, Nhất Chi Mai đặt trước mặt hai ngôi tượng, rồi chắp tay quỳ trước mặt tượng Đức mẹ Maria và Đức Quan Thế Âm Bồ Tát thể hiện cho tình thương trên cõi đời này.

Nhất Chi Mai muốn ánh lửa hỏa thiêu để nói lên tình thương yêu con người đã biến mất trên quê hương đau khổ này từ một phần tư thế-kỷ nay.

Sau lưng Nhất Chi Mai có một tấm vải trắng viết mấy hàng chữ đen :

© HSSV Ben Tre

Immolation de Nhat Chi Mai le 16.5.1967 à Saigon

© HSSV Ben Tre

Immolation de Nhat Chi Mai le 16.5.1967 à Saigon

“Con chấp tay quỳ xuống

“Xin Đức Mẹ Maria

“Đức Quan Thế Âm, Phổ Hiền

“Cho con tròn đại nguyện

“Xin đem thân làm đuốc

“Xin soi sáng u minh

“Xin tình người thức tỉnh

“Xin Việt Nam Hòa Bình

Ký tên : Nhất Chi Mai tự Nhất Chi Diệu Huỳnh.

Source : http://www.phat­viet.com/pgvn/50nam/...

Phan Thị Kim Phúc (1963-)

Phan Thị Kim Phúc và sự tôn vinh phụ nữ gốc Việt có nhiều đóng góp

TTO - 23-9 vừa qua, Trung tâm YWCA (Mỹ) đã tôn vinh 6 phụ nữ có những đóng góp tích cực thiết thực nổi bật trong cộng đồng, giải thưởng « Thành tựu nổi bật hằng năm », Phan Thị Kim Phúc, cô gái nhỏ giữa làn bom napalm của Nick Ut ngày nào, giờ đây là một trong 6 phụ nữ được tôn vinh bởi những đóng góp của mình. The Salt Lake Tribune đã có bài giới thiệu về cô đại sứ thiện chí của UNESCO này.

Cách đây 34 năm, Kim Phúc là « nhân vật » trong bức ảnh đoạt giải của Pulitzer của phóng viên ảnh Nick Ut (Hãng thông tấn AP). 34 năm sau, chị đã là một phụ nữ ở tuổi 43 và là đại sứ thiện chí của UNESCO. Chị còn là người sáng lập ra quỹ Kim - một một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Canada để tìm cách giúp đỡ những trẻ em nạn nhân chiến tranh. Gải thưởng « Thành tựu nổi bật hằng năm » ghi nhận những việc làm vì cộng đồng của chị, một nạn nhân của chiến tranh và một người mẹ đặc biệt của những nạn nhân chiến tranh nhỏ tuổi khác.

Quá khứ đau thương

Một bé gái Việt Nam, 9 tuổi, trần truồng đang chạy trối chết khỏi trận bom đổ xuống ngôi làng của em. Da em bị cháy sém bởi bom napalm và khuôn mặt em nhăn lại trong tiếng la hét kinh hoàng... « Lần đầu tiên nhìn thấy bức hình đó, bạn đã phải kinh ngạc : Cái gì đã xảy ra với em gái nhỏ đó ? Liệu em ấy có còn sống không ? Và em gái nhỏ đó là tôi đây” – Kim Phuc »giới thiệu« một chút quá khứ buồn của chị với 1.200 khán giả tham dự buổi tiệc trao giải »Thành tựu nổi bật hằng năm" tại Trung tâm YWCA của thành phố Salt Lake vào hạ tuần tháng 9 vừa qua.

Kể lại những ngày tháng đau thương, chia sẻ câu chuyện khi chị cố gắng phục hồi vết bỏng do bom napalm, 14 tháng ròng sống trong đau khổ với 17 ca phẫu thuật... Kim Phúc khán phòng lặng thịnh và không ít khán giả rơi nước mắt. « Đau đớn không thể nào tưởng tượng được. Nhiều lúc tôi cứ ngỡ mình sẽ chết đi. Nhưng sức mạnh sâu thẳm bên trong của một cô gái nhỏ đã giúp tôi vượt qua », Kim Phúc kể lại.

© Nick Ut 1972

« Bức ảnh lịch sử » của Kim Phúc do phóng viên ảnh Nick Ut (Hãng thông tấn AP) chụp vào năm 1972. Bức ảnh đoạt giải Pulitzer và được ghi nhận là giúp tạo nên một luồng dư luận của công chúng tiến xa hơn trong việc chống lại cuộc chiến phi lý ở Việt Nam.

© Nick Ut 1972

« Bức ảnh lịch sử » của Kim Phúc do phóng viên ảnh Nick Ut (Hãng thông tấn AP) chụp vào năm 1972. Bức ảnh đoạt giải Pulitzer và được ghi nhận là giúp tạo nên một luồng dư luận của công chúng tiến xa hơn trong việc chống lại cuộc chiến phi lý ở Việt Nam.

Quỹ Kim - sự chia sẻ những trẻ em đồng cảnh ngộ

Cảm động trước nhiệt tình của các bác sĩ và y tá đã chữa trị cho mình, chị đã quyết định sau chiến tranh sẽ theo đuổi nghiệp y khoa.

Tại đây, chị được học tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha và gặp chồng tương lai của cô. Sau tuần trăng mật ở Moscow, năm 1992, chị và rời Cuba và đến định cư ở Canada.

« Nhân vật chính » của tấm ảnh đoạt giải Giải Pulitzer luôn theo chị. Định cư ở miền đất mới, Kim Phúc rất muốn trốn khỏi bức hình đã ám ảnh cuộc đời cô,không muốn đề cập đến “tai nạn nổi tiếng” của mình. Nhưng điều mong muốn đã không đến. Và khi các phương tiện truyền thông chân chị đến tận Canada xa xôi thì chị quyết định « Nếu không thể »trốn thoát« khỏi những bức ảnh đó thì tôi sẽ làm việc với nó », Kim Phúc nói về sự ra đời của quỹ Kim - một tổ chức phi lợi nhuận ra đời năm 1997, có trụ sở tại Canada để tìm cách giúp đỡ những trẻ em nạn nhân chiến tranh.

Giờ đây cô gái nhỏ ngày nào có thể đi khắp thế giới, gặp gỡ những quan chức và nói về những chuyện kinh hoàng của chiến tranh mà chị biết rất rõ. Quỹ Kim trở thành nơi giúp đỡ những nạn nhân chiến tranh nhỏ tuổi vì với chị “Tôi không bao giờ quên hàng ngàn trẻ em ngây thơ không được chụp ảnh như tôi và không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào”.

« Đừng nghĩ rằng cô bé khóc vì đau và sợ hãi mà hãy nghĩ rằng cô ấy đang khóc vì khát vọng hòa bình », Kim Phúc kết thúc chia sẻ của mình tại buổi lễ tôn vinh giải thưởng.

V. THẢO

Source : http://tuoi­tre.vn/The-gioi/Nguoi-Vi...

Ambassadrice de bonne volonté de l’UNESCO

Canadienne d’ori­gine viet­na­mienne et mili­tante paci­fiste, Kim Phuc incarne la souf­france des vic­ti­mes inno­cen­tes de la guerre. L’image de son corps brûlé au napalm durant la guerre du Vietnam a fait pren­dre cons­cience au monde entier des hor­reurs du conflit, fai­sant de Kim Phuc la mes­sa­gère du pardon, de la réconci­lia­tion et de la tolé­rance.

Elle a par­donné mais n’a pas oublié ; à l’occa­sion d’une céré­mo­nie com­mé­mo­ra­tive de la guerre du Vietnam, elle a par­donné en public à l’offi­cier qui avait ordonné le bom­bar­de­ment de son vil­lage au napalm. Ayant décidé de consa­crer sa vie à pro­mou­voir la paix, elle a créé à cette fin la Fondation Kim Phuc. Cette fon­da­tion aide les enfants qui sont vic­ti­mes de la guerre en leur offrant un sou­tien médi­cal et psy­cho­lo­gi­que pour les aider à sur­mon­ter leurs trau­ma­tis­mes.

Kim Phuc Phan Thi a été nommée Ambassadrice de bonne volonté de l’UNESCO en 1994.

Source : http://portal.unesco.org/fr/ev.php-...

Fondation Kim Phuc : http://www.kim­foun­da­tion.com/

Quách Thị Trang (1948-1963)

Quách Thị Trang - sao sáng giữa đời

Diệu Nghiêm Quách Thị Trang (1948 – 24/08/1963) sinh tại làng Cổ Khúc, huyện Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình. Thân phụ Trang là ông Quách Văn Bội, thân mẫu là bà Hà Thị Vân. Trang là con thứ tư trong gia đình có 6 người con 4 trai 2 gái theo thứ tự như sau : Anh cả Liên, anh thứ Choát, chị Nhung, Trang và hai em trai. Năm 1954 sáu anh chị em Trang cùng mẹ vào nam. Riêng thân phụ Trang bị kẹt lại miền bắc và 3 tháng sau mẹ con Trang được tin ông đã từ trần.

Vào Nam gia đình Trang ở vùng Chí Hòa sống quần tụ trong niềm hòa thuận và trong nguồn tin chánh pháp. Riêng về Trang được mọi người nhận xét là đứa con hiếu thuận, trên kính dưới nhường. Gia cảnh khó khăn nhưng nhờ bà Hà Thị Vân giỏi gian buôn bán nên anh chị em Trang đều tiếp tục việc học. Trang học đệ nhị ở trường trung học tư thục Trường Sơn cũng như sinh hoạt Gia Đình Phật Tử Minh Tâm cho đến “ngày định mệnh”. Trang biết thổi sáo và là cây văn nghệ tích cực của Minh Tâm. Năm 1960 Trang tham gia các phong trào đấu tranh chống đàn áp Phật giáo do Tổng thống Ngô Đình Diệm khởi xướng.

Căm phẫn trước cái chết của 8 Oanh Vũ tại đài phát thanh Huế cũng như việc đánh phá chùa Xá Lợi bắt bớ quý Tăng Ni (20/08/1963) nên khi nhận tin có biểu tình lớn ở công trường Diên Hồng Trang rất háo hức. Sáng 25 tháng 08 năm 1963 Trang cùng chị là Nhung và một người bạn tên Yến hòa vào dòng người và đi đầu trong đám biểu tình. Theo dự kiến đây là cuộc tổng biểu tình của SVHS và Phật tử ; hẹn nhau tại công trường Diên Hồng (chợ Bến Thành – Sài Gòn) rồi diễu hành qua Quốc hội (nhà hát Lớn nay là nhà hát Thành Phố). Cuộc biểu tình này do Ủy ban chỉ đạo học sinh liên trường tổ chức nhằm chống lại việc bắt bớ Tăng Ni Phật tử và quy định “thiết quân luật” của chính quyền bấy giờ.

Cảnh sát dã chiến được điều tới, dàn quân và dùng loa yêu cầu đoàn biểu tình giải tán. Bất lực trước khi thế hơn năm nghìn sinh viên học sinh biểu tình cảnh sát đã nổ súng bắn thẳng vào đoàn biểu tình làm nhiều người chết và bị thương. Quách Thị Trang – một thiếu nữ GĐPT VN 15 tuổi đã nằm xuống mãi mãi. Nhưng cũng từ giây phút đó một đóa sen vừa nở và vì sao đã bừng sáng mãi mãi.

Tại thời điểm đau thương lộn xộn đó đó rất ít người biết đến cái chết của Trang. Ngay cả gia đình Trang cũng chỉ biết tin vài ngày sau đó. Chính quyền Sài Gòn bấy giờ đã cướp xác Trang và an táng ở nghĩa trang Tổng tham mưu (sau này mới biết). Tuy nhiên khi có tin giới HSSV bấy giờ cũng tổ chức một lễ tang lớn và trang trọng.

Năm 1963, sau khi cuộc đảo chánh nổ ra, Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị ám sát, Chính phủ Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam đã vinh danh Quách Thị Trang bằng cách lấy tên chị đặt cho công viên Diên Hồng.

Năm 1964, để tưởng nhớ Trang, một số sinh viên quyết đinh dựng tượng đài Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành, nơi Trang ngã xuống gần bên tượng danh tướng Trần Nguyên Hãn. Ban kiến tạo xây dựng gồm : Trưởng ban : Vũ Quang Hùng, SV Khoa học (nay công tác Báo Pháp Luật). Phó ban : Nguyễn Thanh Hùng, SV Đại học Bách khoa và Đào Đức Long, SV Thanh Sinh Công, ở 9/1 và 9/2 Đại học xá Minh Mạng. Nguyễn Thanh Hùng được phân công đi thăm viếng gia đình Trang và gặp hoạ sĩ Mai Lân đặt khắc tượng Trang.

Năm 1965, TT. Thích Mãn Chác đến gắn một bảng đồng nhỏ phía dưới tượng, đề tên : “Liệt nữ Quách Thị Trang” và từ đó Công trường Quách Thị Trang càng được mọi người biết đến.

Năm 1966 gia đình đã cải táng, đưa Trang về chùa Phổ Quang cho đến hôm nay.

Sau 1975, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công nhận Quách Thị Trang là liệt sỹ và nơi Trang đã hy sinh cũng được chính thức mang tên Quảng trường Quách Thị Trang.

Source : http://todinhbskh.forumvi.com/t41-topic

Tạ Thị Kiều (1938-)

Tiểu sử Tạ Thị Kiều

Anh hùng Tạ Thị Kiều (tức Mười Lý) sinh năm 1938, dân tộc Kinh, quê ở xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, cán bộ ban chỉ huy quân sự huyện Mỏ Cày.

Tạ Thị Kiều đã tổ chức và tham gia 107 cuộc đấu tranh chính trị trực diện với địch, chiến đấu 33 trận, diệt 7 tên địch, làm bị thương 11 tên, bắt sống 13 tên, thu 24 súng các loại. Tháng 1-1960, được phân công xây dựng phong trào, tổ chức cơ sở, gần 7 tháng ròng chị đã kiên trì vận động nhân dân, tổ chức nhiều cuộc đấu tranh chính trị với địch, phát triển được 3 tổ nòng cốt trong lực lượng cách mạng, vận động được 13 gia đình binh sĩ, tuyên truyền được 4 binh lính nguỵ về với nhân dân, tổ chức được 2 người khác giúp ta hoạt động.

Để hỗ trợ cho đấu tranh chính trị, Tạ Thị Kiều tổ chức 1 tiểu đội du kích thường xuyên hoạt động rải truyền đơn, phá rào ấp chiến lược, gài mìn, phá đường, đốt chòi canh, diệt ác ôn… khiến địch ngày càng hoang mang, nao núng. Trận đánh bốt An Bình, tuy lực lượng ta ít nhưng do có cơ sở nội ứng, mưu trí lừa và phân tán địch, tạo điều kiện cho đồng đội lấy gọn bốt, ta an toàn và vẫn giữ được thế đấu tranh hợp pháp. Trận đánh bốt Kinh Ngang, chị đã dụ được bọn địch ra bờ kênh, tạo cơ hội cho anh em xông vào lấy đồn không tốn một viên đạn. Tháng 10-1961, Tạ Thị Kiều chỉ huy đội du kích phục đánh xe địch đi trên đường Mỏ Cày đi Thom, bắn cháy 1 xe, do lực lượng địch đông, ỷ thế mạnh đánh trả quyết liệt. Thấy tình thế bất lợi, chị bình tĩnh một mình ở lại cơ động chiến đấu chặn địch để anh em đưa thương binh rút an toàn.

Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 năm liền là Chiến sĩ thi đua của Quân khu. Ngày 5-5-1965, Tạ Thị Kiều được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Quân công giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Source : http://www.bentre.gov.vn/index.php?...

Trần Thị Lý (1933-1992)

Trần Thị Lý © Viet Bao

Chị Lý những ngày còn nằm trên giường bệnh

Trần Thị Lý © Viet Bao

Chị Lý những ngày còn nằm trên giường bệnh

Những điều chưa biết về nữ anh hùng Trần Thị Lý

(Dân trí) - Giữa năm 1958, BV Việt - Xô tiếp nhận một bệnh nhân đặc biệt. Hồ sơ bệnh án ghi : « Trần Thị Nhâm (tức Lý), tuổi 25, quê Miền Nam, cân nặng : 26 kg. Tình trạng bệnh : Suy kiệt, luôn lên cơn co giật, có 42 vết thương trên người liên tục rỉ máu, đầu vú bị cắt còn loét nham nhở, bộ phận sinh dục chảy máu liên tục ».

Người con gái anh hùng

Từ nhà mẹ Suốt, chúng tôi có ý định vào Đà Nẵng để tìm hiểu về người con gái Việt Nam anh hùng Trần Thị Lý. Cái khó nhất là chúng tôi chỉ biết chị Lý từng sống ở Đà Nẵng và có trường Trần Thị Lý ở TP Đà Nẵng, còn những thông tin khác như gia đình chị Trần Thị Lý bây giờ ở đâu, chị Lý mất khi nào, những kỷ vật còn lại của chị Lý... thì chúng tôi mù tịt. Rất may, chúng tôi nghe được thông tin chị Lý có một người con nuôi là Thùy Linh đang ở phố Lê Lợi, Đà Nẵng. Liên lạc với Thuỳ Linh, chúng tôi nhận được một lời hẹn gặp ông Tuấn, ba nuôi của Thuỳ Linh, chồng của chị Lý.

Hơn 9 giờ sáng, chúng tôi có mặt tại ngôi nhà của gia đình chị Lý trên phố Lê Lợi. Tiếp chúng tôi là một người đàn ông gầy yếu. Ông bị căn bệnh hễ cứ gặp nắng, gió là ốm nên không thể ra ngoài được. Biết chúng tôi muốn tìm hiểu về cuộc đời của chị Lý, ông lặng đi một lát rồi nói : Lý mất rồi, những kỷ vật của Lý cũng không còn nhiều nữa. Nhưng những gì về Lý thì ông chẳng thể nào quên.

Những năm 1956-1958, chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng cực kỳ ác liệt. Từ năm 1956, chị Lý lúc đó mới 23 tuổi đã tham gia làm giao liên cho cách mạng ở huyện Điện Bàn - Quảng Nam. Gia đình chị Lý có 7 anh chị em thì có tới 5 người là liệt sĩ. Ngay tại nghĩa trang liệt sĩ Quảng Nam, mộ 3 chị em của chị Lý cùng đặt ở đây.

Chị Lý bị bắt khi đang trên đường đi công tác. Những ngày ở tù, chị phải hứng chịu biết bao đòn tra tấn khủng khiếp của kẻ thù. Sau này nhà báo Bích Thuận (Báo Phụ nữ VN) đã vào tận nơi tìm hiểu khi chị Lý còn sống và đã viết cuốn sách Sống giữa tình thương nói về đoạn đời oanh liệt của chị Trần Thị Lý.

Có lẽ cũng ít người biết được Trần Thị Lý chính là cháu nhà cách mạng Trần Cao Vân, người đã nhiều lần mưu toan chống Pháp và bị đi đày ở Côn Đảo 6 năm. Năm 1916, Trần Cao Vân cùng Thái Phiên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Quang Phục hội. Khởi nghĩa thất bại, 2 ông bị bắt và bị chém ở cố đô Huế.

Trần Thị Lý tên thật là Trần Thị Nhâm. Chị được kết nạp Đảng năm 18 tuổi. Trần Thị Lý bị bắt năm 1956 và để khuất phục chị, bọn địch đã không từ bất cứ thủ đoạn tra tấn dã man tàn ác nào. Sau hơn 2 năm giam cầm, tù đầy, tra tấn dã man mà không khai thác được gì, địch vứt chị Lý ra ngoài nhà lao vì tưởng chị đã chết.

Nhưng chị vẫn sống với một sức mạnh lạ kỳ. Tổ chức đã quyết định đưa chị ra Bắc trong một hành trình rất đặc biệt : từ Quảng Nam vào Sài Gòn, sang Phnômpênh (Campuchia) rồi từ đó bay bằng máy bay ra Hà Nội, trong lúc chị Lý mình đầy thương tích.

Lúc đó là vào giữa năm 1958. Phòng bệnh số 8, Nhà A1, BV Việt - Xô tiếp nhận một bệnh nhân đặc biệt. Hồ sơ bệnh án ghi : « Trần Thị Nhâm (tức Lý), tuổi 25, quê Miền Nam, cân nặng : 26 kg. Tình trạng bệnh : Suy kiệt, luôn lên cơn co giật, có 42 vết thương trên người liên tục rỉ máu, đầu vú bị cắt còn loét nham nhở, bộ phận sinh dục chảy máu liên tục ».

Nhà thơ Tố Hữu đã đến bên giường bệnh thăm chị và ông đã khóc vì quá xúc động. Bài thơ Người con gái VN của ông xuất hiện tháng 12/1958. Bài thơ sau đó đưa vào sách giáo khoa, được dịch ra nhiều thứ tiếng, gây xúc động lòng người và là tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế. Trần Thị Lý chính là bằng chứng sống tố cáo tội ác chiến tranh lúc đó.

Chị Trần Thị Lý (1959) © Ảnh : Đinh Thuý

Cuộc đối thoại với người ở lại

Ông Tuấn lên gác và lấy xuống gần như tất cả những gì còn lại của chị Lý. Những bức ảnh chụp chị nằm trên giường bệnh, rồi chụp chị lúc ở Liên Xô, Tiệp Khắc, Bungari, khi chị sang chữa bệnh và tố cáo tội ác chiến tranh.

Ông nhớ lại : Lúc đó vào năm 1968, tôi cũng từ chiến trường Quảng Đà ra Hà Nội. Trước đó tôi cũng đã biết và khâm phục Lý. Ra Hà Nội đến K5, ở Quảng Bá, Hồ Tây bây giờ, tôi được gặp Lý. Nom Lý gầy gò, tiều tuỵ, nhưng cảm phục Lý, lại nhân tình đồng hương, nên chúng tôi luôn gần nhau, tâm sự động viên nhau, rồi dần thành tình yêu. Chúng tôi cũng tổ chức một đám cưới rất đơn giản và phải chờ sau này đến năm 1978, mới làm thủ tục đăng ký kết hôn. Biết là không thể sinh nở được vì Lý có quá nhiều vết thương, chúng tôi xin bé Thuỳ Linh (lúc bé mới được vài ngày tuổi) để làm con nuôi.

Qua câu chuyện với ông Tuấn chúng tôi mới biết, đến tận năm 1992, có nghĩa gần 40 năm sau cái ngày hình ảnh anh hùng của Trần Thị Lý được cả thế giới biết đến, chị Lý mới được công nhận và phong tặng danh hiệu Anh hùng. Tại sao chị Lý không được phong tặng danh hiệu này ngay những năm 60 - 70 hoặc ngay sau khi giải phóng hoàn toàn đất nước ? Ông Tuấn cười buồn lảng tránh : “Có lẽ các ổng cũng bận quá”.

Rất nhiều người không biết rằng sau ngày giải phóng, gia cảnh chị Lý rất nghèo. Cả 2 vợ chồng và cô con gái nhiều năm liền vẫn sống trong ngồi nhà cấp 4 tồi tàn ở trên đường Hải Phòng (Đà Nẵng). Có lúc vợ chồng chị phải sản xuất bia thủ công để kiếm sống.

Chị Lý mất ngày 20/11/1992 ở tuổi 59, chỉ sau khi chị được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang ít lâu. Sau này khi chị mất, Hãng phim tài liệu TƯ có làm một cuốn phim khá công phu về cuộc đời chị dựa vào cái tên trong bài thơ Người con gái VN của Tố Hữu. Một số nhà báo có về tận nơi tìm hiểu và viết về chị.

Ông Tuấn đưa cho tôi xem một số bức ảnh chị Lý chụp chung với các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Có lẽ những bức ảnh là những kỷ vật quý giá nhất còn giữ lại của chị Lý. Mất một hồi lâu, ông Tuấn mang từ trên bàn thờ chị Lý xuống một chiếc mũ sắt. Đó là chiếc mũ sắt mà Bác Hồ đã tặng cho chị. Những kỷ vật còn lại chỉ còn cái màn, một lọ hoa và chiếc vali mà Bác Hồ tặng nhưng Viện bảo tàng Cách mạng VN ngoài Hà Nội đã « xin » mất.

Một kỷ vật nữa vẫn còn lưu giữ là cuốn sách Người con gái VN được dịch ra tiếng Trung Quốc trên có ghi bút tích của nhà thơ Chế Lan Viên « Kính tặng chị Trần Thị Lý. Nhờ chị Anh Thơ chuyển giúp. 1959 ». Nét chữ đôi chỗ đã nhoè. Ông Tuấn cũng không biết chị Anh Thơ lúc đó là ai.

Đến bây giờ, gần 50 năm đã trôi qua, tôi có thêm được một may mắn khi đứng ngay trong ngôi nhà của chị Trần Thị Lý, gặp những người thân và được nghe kể về chị.

Những nhân chứng còn sót lại, đã từng sống, chiến đấu cùng chị Lý cũng không còn nhiều người như ông Bẩy Quang, người tổ chức đưa Trần Thị Lý ra miền Bắc, hay bà Bảy Vân, người giao liên cùng tổ với Lý. Nay họ đều đã ở tuổi ngoài 70, ốm yếu vì bệnh tật do lao tù của địch.

Rời nhà chị Trần Thị Lý, chúng tôi đi qua nghĩa trang Điện Bàn, nơi có mộ của Trần Thị Lý. Gió vẫn vi vút thổi trên cánh đồng lúa. Ngẫm lại những gì đã qua trong cuộc đời chị Lý, chúng tôi không khỏi cảm thấy chút se sắt buồn...

Hiền Chi Mai

Source : http://dantri.com.vn/c20/s20-136745...

Trần Thị Tâm (1950-1972)

Tiểu sử Trần Thị Tâm

Anh hùng Trần Thị Tâm sinh năm 1948, dân tộc Kinh, ở làng Thâm Khê, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Khi hy sinh, đồng chí là Đảng viên, chính trị viên xã đội, bí thư chi bộ xã Hải Khê, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Trần Thị Tâm tham gia cách mạng từ năm 17 tuổi. Từ năm 1968 đến năm 1971, chị kiên trì bám đất, bám dân, xây dựng củng cố cơ sở, củng cố phong trào, đánh địch bảo vệ nhân dân, hai lần bị địch bắt tra tấn dã man, Trần Thị Tâm kiên trì chịu đựng, giữ vững khí tiết cách mạng. Chị cùng cán bộ địa phương xây dựng được đội du kích từ 7 người lên 100 người, tổ chức các đoàn thể quần chúng vận động nhân dân, đẩy mạnh phong trào chống địch kìm kẹp ; đông thời làm công tác binh vận, địch vận đạt nhiều kết quả tốt. Trong nhiệm vụ chiến đấu, Trần Thị Tâm cùng tổ du kích diệt 180 tên địch, phá hủy 4 xe quân sự, riêng chị diệt 30 tên, phá hủy 2 xe ô tô. Quá trình chiến đấu nhiều lần thấy máy bay địch bay thấp sát mặt đồi, chị nghĩ làm bù nhìn trong đó có gài mìn, đặt trên đồi cát. Khi máy bay địch đến, luồng gió do cánh quạt làm bù nhìn lay động, mìn nổ, máy bay địch rơi, 3 tên Mỹ chết. Trần Thị Tâm còn tích cực vận động nhân dân cất dấu, nuôi dưỡng 100 thương binh chu đáo, an toàn.

Ngày 12 tháng 02 năm 1972 trong cuộc chiến đấu với lực lượng địch đông gấp bội lần Trần Thị Tâm đã anh dũng hy sinh tại làng Đơn Quế, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 19 tháng 5 năm 1972 Trần Thị Tâm được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

(Trích Chân dung anh hùng thời đại Hồ Chí Minh, NXB QĐND, tr. 393)

Source : http://thpt-tran­thi­tam-quang­tri.edu...

Võ Thị Tần (1946-1968)

Chị Võ Thị Tần

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo đói nhưng giàu lòng yêu nước, lại được sự giáo dục của nhà trường nên chị Võ Thị Tần đã sớm hình thành lý tưởng cách mạng, lối sống giản dị, tiết kiệm, chịu đựng gian khổ để học tập.

Năm 1963 –1964, chị là Phó bí thư chi đoàn địa phương. Tần đã góp sức cùng bà con xóm làng xây dựng cuộc sống mới tưoi đẹp, thúc đẩy phong trào HTX lớn mạnh. Năm 1965, Tần đã cùng nhiều chị em trong toàn huyện xung phong vào lực lượng TNXP trực tiếp lao dộng, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thân yêu.

Ngày mới nhập ngũ, Tần biên chế vào C552 – P18 Hà Tĩnh bảo vệ thông suốt các tuyến đường ra mặt trận. Mồng 2-5-1965, Tần cùng đơn vị làm nhiệm vụ bảo vệ thông đường và bốc xếp hàng ở bến phà Địa Lợi thuộc đường 15A trên đất Hương Khê. Tháng 11-1965 đến 6-1966, Tần được điều về làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông trên đường 15A đoạn từ cầu Tùng Cốc đến Đức Thọ. Do có nhiều thành tích trong công tác và anh dũng trong chiến đấu, đạo đức tư cách tốt nên Tần đã đựoc chi bộ C552 đề nghị Đảng uỷ cấp trên chuẩn y kết nạp vào Đang cộng sản Việt Nam vào dịp kỷ niệm Đảng ta 37 tuổi (3-2-1967). Ban chỉ huy đã quyết định giao cho Tần nhiệm vụ Tiểu đội trưởng Tiể đội 4- C552.

Tháng 4-1967 đến tháng 6-1967, Tần cùng đơn vị được điều về công tác bảo vệ đường 15A ở Đồng Lộc. Trong quá trình từ ngày nhập ngũ đến tháng 7-1968, chị đã phấn đấu lập nhiều thành tích, chỉ huy tiểu đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tiểu đội do chị phụ trách luôn xứng đáng là lực lượng chủ công, con chim đầu đàn của đơn vị.

Trong cuộc sống hàng ngày, Tần là cô gái vui vẻ, cởi mở, tính nết thẳng thắn, vô tư yêu đời song rất dứt khoát, rành mạch. Cuộc đời chị vì thế có phần đơn giản, hạnh phúc hơn chị Cúc. Bố mẹ cưng con gái lớn. Ông Cung - bố chị bao giờ cũng coi Tần như còn nhỏ. Mẹ chị càng yêu con gái hơn ai hết. Mẹ không muốn con gái đi lấy chồng xa. Mẹ đồng ý gả chị cho một anh trai làng, người mà chị yêu. Tuy nhiên, cuộc chiến đấu chống Mỹ còn đang ác liệt. anh Hồng đã vào bộ đội, lên đường vào chiến trường miền Nam. Còn Tần sau đó đi TNXP. Họ hẹn nhau ngày toàn thắng sẽ nên duyên vợ chồng. Sau ngày anh Hồng xuất ngũ trở về địa phương thì chị Tần đã vĩnh viễn ra đi. Đâu đớn và xót thương người yêu, anh đã đi lại săn sóc bộ mẹ già của chị. Mãi sau này khi đã nguôi ngoai, anh mới xây dựng gia đình với người con gái khác. Thật cảm động vì anh chị đã rước ảnh chị Tần về thờ trong ngôi nhà của mình và vẫn tiếp tục đi về với bố mẹ chị Tần như con cai trong gia đình.

Ngày 19-7-1968, trước lúc hy sinh 5 ngày, chị Tần đã viết thư về cho mẹ. Bức thư tràn đày tình cảm yêu thương nhớ mong mẹ và cũng tràn đầy tinh thần yêu nước, căm thù giặc, quyết tâm sắt đá đánh kẻ thù và tinh thần lạc quan cách mạng phơi phới.

Source : http://nga­ba­don­gloc.org.vn/?menu=de...

Đọc thêm về các cô gái ngã ba Đồng Lộc

Võ Thị Thắng (1945-)

Vo Thi Thang

The under­co­ver VC Vo Thi Thang at the mar­tial court in Saigon, 1968.

Vo Thi Thang

The under­co­ver VC Vo Thi Thang at the mar­tial court in Saigon, 1968.

Nụ cười Võ Thị Thắng

Kỷ niệm ngày ký kết Hiệp định Paris 27-1-1973

Theo tinh thần bản Hiệp định Paris, kẻ địch buộc phải trao trả những người yêu nước bị chúng bắt, cầm tù. Người sinh viên yêu nước, chiến sĩ biệt động thành Võ Thị Thắng với “Nụ cười chiến thắng” nổi tiếng tại phiên tòa của Mỹ - ngụy năm 1968 nằm trong số đó. Và có một người đã ghi lại được những hình ảnh cảm động ngày trở về của chị.

…“Thời điểm đó, tôi (Hồ Văn Sanh) được tổ chức phân công làm Trưởng ban Thông tấn báo chí của phái đoàn quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN trong Ban liên hiệp quân sự hai bên. Đoàn ta đóng tại trại David (sân bay Tân Sơn Nhất).

Tôi là phát ngôn viên của phái đoàn quân sự ta - Trong căn nhà cấp 4 trên đường Cách Mạng Tháng Tám – TP Cần Thơ, Thiếu tướng Hồ Văn Sanh nay đã 80 tuổi nhớ lại - Chính vì danh nghĩa đó tôi có thể đi lại, đến được tận cầu thang máy bay (theo quy định, nơi trao trả thuộc quyền ta kiểm soát cách nơi đỗ máy bay hơn 100m). Do có ý định nên trước khi ra Lộc Ninh đón đoàn tôi đã mượn anh em chiếc máy ảnh Minota đã cũ cùng một cuộn phim.

Chị Võ Thị Thắng nằm trong nhóm cuối cùng của chiếc máy bay cuối cùng chiều hôm đó. Đúng như dự đoán, địch ngăn không cho các phóng viên ảnh, quay phim của ta vô khu vực đỗ máy bay. Tôi đi sát một số nhân viên giám sát quốc tế, len vào, ra tận cầu thang máy bay. Tôi nhận ngay ra chị bởi nụ cười, một nụ cười rất thân thiện, dịu dàng, cởi mở. Và sau đó trên đoạn đường hơn 100m về nơi tập kết của ta tôi chụp hình chị liên tục. Rất tiếc chỉ chụp được khoảng 10-11 tấm thì hết phim.

Trước kẻ thù, chị Thắng tự tin, bình thản cười kiêu hãnh, giễu cợt mức án 20 năm khổ sai của chúng. Một phóng viên người Nhật đã chớp được khoảnh khắc tuyệt vời đó để rồi nhân dân cả nước và thế giới biết đến “Nụ cười chiến thắng”, biết đến bản lĩnh bất khuất của những người con gái Việt Nam. Sau 5 năm tù đày, qua nhiều nhà lao tàn bạo, kẻ thù vẫn không dập tắt nổi nụ cười đó, niềm tin đó. Hôm nay chị trở về với đồng bào đồng chí với nụ cười đầy dịu dàng, tin cậy.

…Chiến tranh đã đi qua nhiều năm rồi nhưng những kỷ vật của một thời chinh chiến tôi vẫn luôn lưu giữ. Nó nhắc nhở mình luôn phải sống xứng đáng hơn”.

VŨ THỐNG NHẤT (ghi theo lời kể của Thiếu tướng Hồ Văn Sanh)

Source : http://www.sggp.org.vn/van­hoa­vanngh...