Femmes et guerres
 

Romans & Nouvelles / Fictions

Duong Thu Huong - Sanctuaire du coeur (2011)

Boox - 06/09/2011

Duong Thu Huong : « J’avais débou­lonné la statue de Hô Chi Minh »

(Par Books) Interdite de publi­ca­tion au Vietnam, la dis­si­dente Duong Thu Huong sort en France son nou­veau roman, Sanctuaire du cœur (Sabine Wespieser Éditeur). Elle y explore les conflits de géné­ra­tions qui tra­ver­sent une société de plus en plus déchi­rée. Une fois encore, elle inter­prète avec bon­heur l’âme d’un pays à jamais marqué par le trau­ma­tisme de la guerre. Rencontre.

Votre nou­veau roman, Sanctuaire du cœur, met en scène un jeune homme, Thanh, qui fugue avant de s’adon­ner à la pros­ti­tu­tion. Était-ce une façon pour vous de dépein­dre le Vietnam contem­po­rain  ?

Duong Thu Huong : Sanctuaire du cœur parle d’un sujet éternel : les rela­tions fami­lia­les, qui occu­pent une place fon­da­men­tale en Asie. Le Vietnam a long­temps été en guerre, comme vous le savez, et le retour à la nor­male a fait resur­gir des phé­no­mè­nes anciens, pres­que oubliés, comme les conflits de géné­ra­tions. Beaucoup d’enfants de cadres com­mu­nis­tes ont sombré dans l’alcool, la drogue, la débau­che  ; d’autres se sont lit­té­ra­le­ment entre­dé­chi­rés. C’est une réa­lité. Cela posé, je ne vou­lais pas faire œuvre de jour­na­liste, mais de roman­cière. Le thème du retour de l’enfant pro­di­gue est intem­po­rel  ; je l’ai sim­ple­ment inté­gré au Vietnam d’aujourd’hui. Ce mythe me hante depuis que j’ai vu, à 16 ans, une toile russe sur ce sujet – elle m’a pro­fon­dé­ment mar­quée, et j’ai écrit Sanctuaire du cœur pour m’en libé­rer. Le livre décrit par ailleurs des femmes qui se révol­tent contre l’idéo­lo­gie patriar­cale. Les hommes viet­na­miens se sont long­temps com­por­tés comme des hommes-singes : les plus âgés avaient le droit d’entre­te­nir des rela­tions sexuel­les avec des femmes de l’âge de leur petite-fille sans que cela choque, et sans que les femmes aient leur mot à dire… Les lec­teurs viet­na­miens conser­va­teurs m’ont sou­vent cri­ti­quée, consi­dé­rant que je fai­sais une place trop large au sexe et à l’inti­mité dans mes romans, taxés d’immo­ra­lité. Ce juge­ment reflète une men­ta­lité typi­que de l’Asie, où l’usage de la langue de bois est fort répandu. J’y vois pour ma part de l’hypo­cri­sie et de la lâche­té  ; j’ai tou­jours pré­féré écrire les choses telles qu’elles sont.

Vous ajou­tez à l’his­toire de Thanh plu­sieurs autres his­toi­res – celles des dif­fé­rents mem­bres de la famille –, sui­vant un pro­cédé qui vous est fami­lier, le récit dans le récit. Pourquoi ce type de nar­ra­tion  ?

Duong Thu Huong : J’emboîte les his­toi­res comme des pou­pées russes, en effet. Je n’ai jamais su faire autre­ment. Autour des scènes de repas et de fêtes de Sanctuaire du cœur se gref­fent dif­fé­rents conflits fami­liaux et sociaux qui s’entre­la­cent, et la struc­ture du livre permet d’éclairer toutes les facet­tes de la société viet­na­mienne, en remon­tant le temps pour suivre les tra­jec­toi­res indi­vi­duel­les. Le roman explore l’his­toire du pays telle que l’ont vécue les dif­fé­ren­tes géné­ra­tions : résis­tance contre les Français, révo­lu­tion, réforme agraire, envoi des intel­lec­tuels aux champs, etc., avec tous les retour­ne­ments de situa­tion que cela sup­pose. Par ailleurs, j’ai plai­sir à raconter des his­toi­res comme on raconte des sagas. C’est mon côté archaï­que : je suis pareille à ces conteu­ses tra­di­tion­nel­les que sont les grands-mères viet­na­mien­nes, aux dents laquées et au pan­ta­lon usé…

© Franck Courtès/ Vu

Votre œuvre est par­se­mée de des­crip­tions sen­suel­les, qui célè­brent la nour­ri­ture, les pay­sa­ges, la cam­pa­gne, les fêtes tra­di­tion­nel­les du pays… D’où vient cet atta­che­ment  ?

Duong Thu Huong : De mon enfance. Ma grand-mère était pro­prié­taire ter­rienne, mon père ingé­nieur, et ma mère ins­ti­tu­trice. J’étais donc la seule igno­rante de la famille, du fait de l’époque et de mes ori­gi­nes – ni pro­lé­ta­rien­nes, ni pay­san­nes –, qui me pri­vaient d’accès à l’éducation. En ce temps-là, nous n’avions rien à manger et n’avions le droit de n’ache­ter que 100 gram­mes de sucre et 100 gram­mes de viande par mois. Dès l’âge de 8 ans, j’ai pêché des petits pois­sons et des cre­vet­tes dans les riziè­res pour amé­lio­rer notre ordi­naire. Je cher­chais du com­bus­ti­ble, fouillais dans la boue pour trou­ver des œufs de canard, guet­tais les trous où se glis­saient les crabes dans les riziè­res... La vie était très dure. Cette enfance tout entière consa­crée à la recher­che de nour­ri­ture pour ma survie et celle de ma famille a laissé en moi une bles­sure jamais cica­tri­sée. Mais elle m’a aussi permis de nouer des liens avec des pay­sans, de traî­ner dans les vil­la­ges, et c’est de là que vient mon inti­mité avec la cam­pa­gne, la ten­dresse que j’ai pour l’eau, le ciel, la terre du Vietnam. Ma peau, mon cœur, ma chair en sont comme impré­gnés. Il s’agit d’un amour très concret et très sen­suel, vis­cé­ral, incondi­tion­nel. C’est pour­quoi mes romans font une si grande place aux cou­leurs, aux par­fums, aux saveurs.

Vous êtes deve­nue l’emblème de la dis­si­dence viet­na­mienne – Sanctuaire du cœur porte ainsi la marque d’une vision cri­ti­que du régime. Vous vous êtes pour­tant, à l’époque de la guerre contre les États-Unis, enga­gée aux côtés des com­mu­nis­tes…

Duong Thu Huong : Je pen­sais qu’il s’agis­sait d’une guerre tra­di­tion­nelle contre les enva­his­seurs, comme autre­fois contre les Chinois, et, même si les bombes qui pleu­vaient sur nous étaient amé­ri­cai­nes, j’ai eu un choc en voyant que ceux que nous affron­tions étaient viet­na­miens, tout comme nous… Je fai­sais partie d’une troupe de théâ­tre iti­né­rant. Nous don­nions des repré­sen­ta­tions devant les trou­pes, avec pour slogan : « Chanter plus haut que les bombes ». J’ai com­posé des chan­sons et des poèmes et, après la réu­ni­fi­ca­tion du pays, j’ai écrit des nou­vel­les. Puis des scé­na­rios, pour des rai­sons ali­men­tai­res, avant de jouer les nègres pour des géné­raux dont il s’agis­sait de publier les Mémoires… J’ai ainsi pu voir fonc­tion­ner la méca­ni­que de la pro­pa­gande et décou­vrir la vérité sur les cou­lis­ses de la guerre. Cette expé­rience a été la matrice de ma révolte. Tous ceux dont j’étais proche étaient morts  ; seule sur­vi­vante, il me fal­lait témoi­gner. Au Vietnam, on consi­dère que la vie per­son­nelle ne compte pour rien par rap­port à la famille ou à la patrie, et mon père m’a trans­mis ce culte du devoir. C’est sans doute pour­quoi les héros de mes romans sont broyés tantôt par les tra­di­tions fami­lia­les et socia­les, tantôt par le régime. C’est devenu une sorte de motif récur­rent, pres­que incons­cient.

Vos ennuis avec le pou­voir ont com­mencé avec Les Paradis aveu­gles, où vous dénon­ciez les rava­ges de la réforme agraire…

Duong Thu Huong : Je me sou­viens que Nguyen Van Linh (ndlr : secré­taire géné­ral du Parti com­mu­niste viet­na­mien entre 1986 et 1991) m’a invi­tée à dîner, à cette époque. J’ai refusé en disant que, cher­chant le chemin pour lutter contre le pou­voir, je ne pou­vais décem­ment m’asseoir à la table d’un roi. Lorsqu’il fut évident que je ne me lais­se­rais pas ache­ter par une belle maison ou un poste pres­ti­gieux, ordre a été donné de confis­quer tous les exem­plai­res des Paradis aveu­gles. Puis, à partir de Roman sans titre, j’ai offi­ciel­le­ment cessé d’exis­ter comme roman­cière : l’ouvrage a été inter­dit, et cela a été le cas pour tous ceux qui ont suivi. J’ai été exclue du Parti, empri­son­née, puis placée en rési­dence sur­veillée. Lorsqu’on m’a arrê­tée, en 1991, on m’a clai­re­ment fait com­pren­dre que je n’aurais aucun droit en prison : pas de jour­naux, pas de télé­vi­sion, pas de stylo, pas de papier. Mais on m’a permis d’empor­ter avec moi soit un ouvrage médi­cal, soit un dic­tion­naire de fran­çais. C’était une façon de faire de l’ironie à mes dépens – ils savaient que je ne connais­sais aucune langue étrangère. J’avais plus de 40 ans et il était trop tard, pen­saient-ils, pour que je puisse appren­dre quoi que ce soit. Alors, par défi, j’ai pris le dic­tion­naire de mon père et étudié le fran­çais dans ma cel­lule… C’est pour­quoi je le parle aujourd’hui – même mal.

Propos recueillis par Minh Tran Huy

Source : http://www.myboox.fr/actua­lite/duon...

Pour voir l’inté­gra­lité de l’inter­view : http://www.books­mag.fr/lit­te­ra­ture-...

Larry Heinemann - Chuyện của Paco / Paco’s story

Những trang sách trần trụi về chiến tranh (*)

PN - 04/04/2011

Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Bảo Ninh lại nhận viết “Lời tựa” cho tiểu thuyết Chuyện của Paco. Một sự “hội tụ” cũng có ý nghĩa vì cả hai đều là người lính trước khi trở thành tác giả của hai cuốn sách nổi tiếng.

“Lời tựa” dài đến tám trang, nhưng chỉ có mấy dòng giới thiệu tác phẩm : “…Thiết nghĩ, chỉ trong những tác phẩm văn học đích thực ấy (như Chuyện của Paco, theo ý Bảo Ninh - NKP chú giải) mới hiện lên đích thực bi kịch Mỹ trong và sau chiến tranh Việt Nam, và mới thực sự cho ta thấy cuộc đời cùng số phận của những người Mỹ lính tráng, nông dân, thợ thuyền, tiểu thị dân… bị chiến tranh đày đọa và giày vò như thế nào…”.

Tôi đã có lần gặp Larry Heinemann ở Huế. Hồi đó, trong chuyến đi dọc đất nước Việt Nam, ông đã ghé lại Huế nhiều ngày để “mong muốn hiểu thêm và kỹ hơn về văn hóa và văn học dân gian của các vùng”. Lần đó, ông đã tặng tôi cuốn Paco’s story, nhưng do “mù” tiếng Anh, cho đến hôm nay, qua bản dịch của Phạm Anh Tuấn, tôi không ngờ ông nhà văn đẹp lão có nụ cười tươi trẻ, hiền hậu như thế lại có thể là tác giả của những trang sách miêu tả “cận cảnh” những người lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam một cách trần trụi và cả thô tục nữa như Chuyện của Paco. Đây là cảnh lính Mỹ “xử” một “người Việt” bị bắt :

“…gã người Việt đó sẽ trợn tròn mắt nhìn, co rúm người lại vì sợ. Chúng tôi sẽ nện thằng chó đó nhừ tử ; cho đến khi mỏi tay thì thôi” - “còn ai muốn nện nó nữa không ? Một thụi. Hai thụi. Đù mẹ, ba thụi. Sau đó một người sẽ giữ gã đó trong khi Jonesy lấy ra con dao cạo có cán nạm xà cừ… bằng một động tác chậm rãi, bình tĩnh và bình thản giống như để bổ một quả dưa, Jonesy sẽ cắt đứt cổ họng gã người Việt đó từ bên này sang bên kia…”.

Cảnh vụ hiếp dâm tập thể một du kích mà Paco nhớ lại khi đã trở về Mỹ còn trần trụi hơn nữa. Larry Heinemann miêu tả với những từ ngữ “lính tráng” tục tằn đến nỗi tôi không thể trích dẫn tiếp. Bảo Ninh thì gọi đây là những trang sách “gai góc và gây sốc”, và tại hội thảo về cuốn Paco’s story tại Boston, anh đã chứng kiến công chúng Mỹ có những phản ứng “gần như đối chọi : cười khóc, tán thưởng, giận dữ, vỗ tay và la ó”. Theo dịch giả Phạm Anh Tuấn, một giáo sư sử học tại Đại học Wiconsin đã nói với tác giả Paco’s story rằng :“Nếu ông ta gặp những người lính như Larry Heinemann, ông ta sẽ nhổ nước bọt vào mặt họ”.

Chúng ta hiểu vì sao một số bạn đọc Mỹ “la ó” - Chuyện của Paco đã vạch trần sự dã man và cả lý do thất bại của cuộc chiến mà chính phủ Mỹ đã một thời cố sức tô vẽ với nhiều mỹ từ.

Là tiểu thuyết, không ai nghĩ Larry Heinemann là Gallagher, Jonesy hay Paco - người lính duy nhất trong đại đội Alpha sống sót với thương tật đầy mình trên cứ điểm Harriette. Cũng theo dịch giả Phạm Anh Tuấn, chúng ta biết tác giả từng là lính của sư đoàn bộ binh 25 đóng tại Củ Chi và Dầu Tiếng những năm 1967-1968, và em trai ông - có nhiều nét rất giống nhân vật Paco - cùng sang Việt Nam thời gian đó ; chỉ khác, anh ta trở về Mỹ và đã tự tử ! Vì thế, có lần ông đã nói : “Không ai hiểu được sự tàn bạo của chiến tranh bằng những người lính bộ binh bình thường” và ông “muốn viết một câu chuyện trung thực để hất tất cả cái thứ bẩn thỉu đó vào mặt những kẻ đã gây những thứ bẩn thỉu đó”.

Có phải nhờ thế - chứ không phải nhờ sự xoa dịu của quãng cách thời gian - mà đọc những trang dễ “gây sốc” nhất trong Chuyện của Paco, chúng ta không căm thù Gallagher, Jonesy hay Paco…, mà chỉ thấy ghê sợ và oán ghét những kẻ đã gây ra chiến tranh. Chiến tranh đã khiến con người tha hóa, tàn nhẫn hơn cả súc vật như thế đó.

Paco’s story đã được trao giải thưởng Sách Quốc gia dành cho thể loại hư cấu ở Mỹ năm 1986, một giải thưởng lớn khiến “mọi người sửng sốt bởi vì họ đều đinh ninh người được trao giải sẽ là Toni Morrison - người 5 năm sau đó đã được trao Nobel Văn học”. Và nhiều báo chí đã khen ngợi hết lời Paco’s story : “Có sức gợi ghê gớm… ngôn ngữ như đi từ ruột gan và hấp dẫn khôn cưỡng…” (The Boston Herald) ; “…Một cuốn tiểu thuyết dữ dội, cay đắng, nó khoét một lối đi vào trong tâm trí và khước từ đi ra khỏi đó” (The Chattanooga Times)…

Tôi bỗng nhớ tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh một thời đã bị không ít người lên án, có lẽ chẳng khác chi Chuyện của Paco bị “la ó” ở Mỹ. Sự thật trần trụi của chiến tranh là món cay đắng không dễ “nuốt” đối với mọi người.

Nguyễn Khắc Phê

(*) Đọc Chuyện của Paco - Paco’s story - tiểu thuyết của Larry Heinemann, NXB Phụ nữ, 2011.

Nguồn : http://www.phu­nuon­line.com.vn/giait...

Writer Da Ngan’s views about war

W&W - HSU - Thai Thi Ngoc Du Translated by Le Hoang Anh Thu

On December 30, 2010 the lite­ra­ture-loving Hoa Sen University stu­dents were given the oppor­tu­nity to join a dis­cus­sion entit­led “Literature on wars in Vietnam from American and Vietnamese pers­pec­ti­ves” with Wayne Kaylin, an American writer who has trans­la­ted and writ­ten mul­ti­ple works on the wars in Vietnam, and renow­ned Vietnamese wri­ters. Among the Vietnamese wri­ters was Ms. Da Ngan, a famous Vietnamese female writer who won many Vietnamese Writers League awards and also wrote nume­rous novels and short sto­ries about the lives of women in Vietnam.

During the dis­cus­sion, Ms. Da Ngan shared her own memoirs of her child­hood and adul­thood having lived through and fought in the war and her view­points about war.

First of all, she empha­si­zed that her atti­tude about war was alte­red depen­ding on the expe­rien­ces that she endu­red during each time period of her life. Her sen­ti­men­ta­lism as a writer ena­bled her to tho­roughly unders­tand and have deep sym­pa­thy regar­ding the pains that people had to suffer due to sepa­ra­tion from their loved ones during the war.

Her child­hood was spent with a family that had a tra­di­tion of figh­ting against foreign occu­pa­tion. In 1962, at the young age of ten, her father passed away. Her father was a sol­dier in the revo­lu­tio­nary force and was caught by Ngo Dinh Diem’s govern­ment, was placed on trial and sen­ten­ced to 20 years of prison ; he died after being impri­so­ned for 6 years. All the chil­dren in his family chose to follow their father’s foots­teps. Therefore, in 1966 when she had only fini­shed junior high-school, Da Ngan drop­ped out of school and joined the revo­lu­tion. From then on until 1975, her main job in the army was to work as a repor­ter.

When tal­king about war time, she des­cri­bed the ter­ri­fying memo­ries that the war had left with her. Her concept of a revo­lu­tio­nary war can be sum­ma­ri­zed in three words : duty, citi­zen res­pon­si­bi­lity, and a reason for being.

After 1975, fol­lo­wing the drea­ded mas­sa­cre in Cambodia by the Khmer Rouge, Vietnam’s troops were deployed in Cambodia and she was also there. Her per­cep­tion of war chan­ged when she was on duty in Cambodia : she thought of war as “des­truc­tion” no matter what the pur­pose. Whether a war is to pro­tect one coun­try, or to invade ano­ther coun­try, it is still des­truc­tion. She com­pa­red war with a chess game in which more power­ful coun­tries play with less power­ful ones and the vic­tims of this game are no other than the people of all coun­tries invol­ved. She quoted a poet who said that the only win­ners in wars are the poli­ti­cians, and those who have to suffer are always the ordi­nary people.

When peace was re-esta­bli­shed, her view about war became clea­rer and more gene­ra­li­zed : she thought that war is “the most bar­ba­rian mes­sage that human beings send to each other”. She was pes­si­mis­tic and disap­poin­ted in thin­king that war is the nature of human beings.

To explain her varying views about war at dif­fe­rent times in her life, she traced Vietnam’s his­tory to indi­cate that Vietnam is an agri­cultu­ral coun­try having expe­rien­ced seve­ral wars to pro­tect her­self from foreign powers. This coun­try’s his­tory has trai­ned each Vietnamese person to be a war­rior.

Da Ngan belie­ved that wri­ters do play a role in brea­king this vicious fate for their people. After the war bet­ween Vietnam and America, a cohort of vete­rans-wri­ters were formed who wrote about the war that they had lived through. Da Ngan com­plai­ned that Vietnamese lite­ra­ture on war is still very rare, some typi­cal works are “The sorrow of war” by Bao Ninh, “A remote star” by Le Minh Khue, and a “Tiny family” by her­self. Probably because the war was such a great catas­tro­phe for the Vietnamese people it was after the war that people conse­quently had to raise them­sel­ves out of total des­truc­tion and find ways for living ; wri­ters could spare no time to think and reflect on the human’s fate during the war.

Writing about war is the same thing as wri­ting about losses. Almost all fami­lies in Vietnam had to endure this kind of loss. Therefore, wri­ters needed to care­fully consi­der their wri­ting–what should they write about a society when there are still bar­riers to cultu­ral, poli­ti­cal and emo­tio­nal expres­sions ?

The confron­ta­tions bet­ween wri­ters from both sides during the war finally ended up in reconci­lia­tion and long-las­ting friend­ship bet­ween them. Da Ngan noti­ced that the wri­ters in this dis­cus­sion spoke with one and the same voice : they all shared the same mise­ra­ble past. All agreed that they had to write about the war and ana­lyze it in order to finally find peace. In Da Ngan’s opi­nion there are seve­ral French and American wri­ters who sin­ce­rely love Vietnam and are wor­king toward the pur­pose of hea­ling the pain caused by the war for Vietnam.

Da Ngan men­tio­ned for­gi­ve­ness many times during her pre­sen­ta­tion and she belie­ves that it is for­gi­ve­ness that has seeded peace in the heart and souls of many Vietnamese and American vete­rans.

Source : http://wome­nand­war.hoasen.edu.vn/Re...

Kim Thuy - Ru (2010)

Une femme voyage à tra­vers le désor­dre des sou­ve­nirs : l’enfance dans sa cage d’or à Saïgon, l’arri­vée du com­mu­nisme dans le Sud-Vietnam apeuré, la fuite dans le ventre d’un bateau au large du golfe de Siam, l’inter­ne­ment dans un camp de réfu­giés en Malaisie, les pre­miers fris­sons dans le froid du Québec. Récit entre la guerre et la paix, ’Ru’ dit le vide et le trop-plein, l’égarement et la beauté. De ce tumulte, des inci­dents tra­gi­co­mi­ques, des objets ordi­nai­res émergent comme autant de repè­res d’un par­cours. En évoquant un bra­ce­let en acry­li­que rempli de dia­mants, des bols bleus cer­clés d’argent ou la puis­sance d’une odeur d’assou­plis­sant, Kim Thúy res­ti­tue le Vietnam d’hier et d’aujourd’hui avec la maî­trise d’un grand écrivain. Kim Thúy a quitté le Vietnam avec d"autres boat people à l’âge de dix ans. Elle vit à Montréal depuis une tren­taine d’années. Son par­cours est hors du commun. Elle confie avoir fait toutes sortes de métiers - cou­tu­rière, inter­prète, avo­cate, res­tau­ra­trice - avant de se lancer dans l’écriture (en fran­çais) de ce pre­mier roman.

Pour la France : Editions Liana Levi 1, Place Paul Painlevé Paris 5

Pour le Canada : Editions Libre Expression 1055, bou­le­vard René Lévesque Est, bureau 800 Montréal QCH2L 4S5

Présentation sur Web TV Culture : http://www.web-tv-culture.com/ru-de...

Kim Thúy sur TV5 Monde (09-02-2011) :

Kim Thuy est l’invi­tée du JT6H de TV5Monde pour son livre « Ru » (Editions Liana Levi), un ouvrage lar­ge­ment ins­piré de son excep­tion­nel destin. Plus qu’un simple témoi­gnage, « Ru » est l’hymne à la vie et à la joie d’une femme de son temps pour qui l’exil est une chance.

Chronique de Martine Laval dans Télérama (n° 3130 - 09 jan­vier 2010) :

Pour que les choses exis­tent, il faut les nommer. Pour qu’une vie existe, il faut l’habiller de mots. Avec une déli­ca­tesse infi­nie, Kim Thuy choi­sit les siens. Elle avance dans son récit à pas de loup - on pour­rait dire à sau­tille­ments d’hiron­delle, tant sa prose est légère, sen­suelle, mar­quée d’inno­cence, tant elle ignore la haine, la ran­coeur. Kim Thuy a 10 ans lorsqu’elle est bal­lot­tée, avec deux cents autres boat people, au fond d’une cale nau­séa­bonde. L’unique ampoule qui se balance, nuit et jour, la petite l’ima­gine « étoile polaire » au-dessus du golfe de Siam. Perdus pour perdus, la peur des com­mu­nis­tes au ventre, tous fuient le Vietnam. Echouent dans un camp de réfu­giés en Malaisie. Certains, dont Kim Thuy et sa famille, père et mère aisés, s’enra­ci­nent au Québec. Abandonnent leur langue mater­nelle pour le fran­çais et l’anglais, appren­nent à manger le riz avec une four­chette, décou­vrent la com­pli­cité silen­cieuse entre indi­vi­dus misé­ra­bles, accep­tent des bou­lots médio­cres - livreur ou femme de ménage -, eux qui vivaient dans un uni­vers de pri­vi­lé­giés.

La roman­cière, qui signe ici son pre­mier texte, se dévoile, mais avec grâce, pudeur. Elle opère sur­tout une mise à nu de ses sou­ve­nirs éparpillés dans le temps et l’espace. Dans un va-et-vient entre le Vietnam et le Québec, entre les gens de là-bas et les gens d’ici, elle fouille sa mémoire, touche les emprein­tes d’une his­toire com­mune comme on effleure ten­dre­ment des cica­tri­ces sur une peau, couche des images, des sen­sa­tions, se contente d’une courte page, puis d’une autre, pour dire l’essen­tiel - éclats de vie ou de dia­mant. Elle dit l’héri­tage : « Ma nais­sance a eu pour mis­sion de rem­pla­cer les vies per­dues. » Elle dit ­l’ancrage en terre inconnue,­ « la force de l’émerveillement », le don de rêver, de saisir le pré­sent, de forger le futur. Elle mêle dans le désor­dre la puis­­sance de l’amour mater­nel, ses désirs de tendre la main pour rat­tra­per ses rêves, et l’abso­lue beauté de ces « femmes qui ont porté le Vietnam sur leur dos pen­dant que leur mari et leurs fils por­taient les armes sur le leur ». Kim Thuy, qui se voyait « vain­cue, dénu­dée, vaine », qui se sen­tait ombre parmi les fan­tô­mes, à peine une femme, devient amou­reuse, et invente, comme apai­sée, une lit­té­ra­ture de « sillage ». Comme un ruis­seau - un ru - qui va son chemin selon les capri­ces de la folie des hommes, son écriture trace dans une même phrase la guerre et la paix, le ­pa­ra­dis et l’enfer, le bon­heur et les larmes. « Sans l’écriture, com­ment enten­dre la ­neige fondre, les feuilles pous­ser, et les nuages se pro­me­ner ? » Trente ans après avoir quitté le Vietnam, Kim Thuy a fran­chi l’impen­sa­ble. Elle s’est habillée de mots. A fait sienne la langue fran­çaise. S’est mise au centre d’un récit et nous raconte mille vies.

Source : http://www.tele­rama.fr/livres/kim-t...

Interview de Kim Thuy dans Mémoire Vive. Propos recueillis par Mélanie Carpentier pour Evene.fr - Février 2010

Source : http://www.evene.fr/livres/actua­lit...

Trầm Hương - Đêm Sài Gòn không ngủ (2008)

Đọc “Đêm Sài Gòn không ngủ” : Thao thức của những người hôm qua và hôm nay

Đề tài Mậu Thân-1968 không phải xa lạ, đã có nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại viết về sự kiện này, từ điện ảnh, sân khấu đến văn học. Tuy nhiên, cuốn tiểu thuyết có đề tài về sự kiện Mậu Thân 1968 của nữ nhà văn Trầm Hương vừa xuất bản, với nhan đề Đêm Sài Gòn không ngủ, vẫn có một nét đặc trưng riêng.

Về nội dung cơ bản, tác phẩm xoay quanh những giờ phút hào hùng và đầy bi tráng của các chiến sĩ biệt động thành, trước, trong và sau các đợt tấn công vào Sài Gòn, dịp Tết Mậu Thân năm 1968. Đây đó là hình ảnh những cơ sở vận chuyển, chôn giấu vũ khí, những người mẹ, người chị, đưa các chiến sĩ bị thương rút khỏi thành phố.

Và khắc họa nổi bật nhất là hình ảnh người chiến sĩ biệt động thành chiến đấu trên đường phố Sài Gòn đêm giao thừa 1968… Thế nhưng, nếu chỉ có thế, Đêm Sài Gòn không ngủ vẫn không đi khỏi quỹ đạo chung của một số tác phẩm viết về chiến tranh trước đó. Không những vậy, nếu so với những tác phẩm của chính những người trong cuộc - những người lính trực tiếp chiến đấu - thì tác giả, một cán bộ của Bảo tàng Cách mạng Phụ nữ Nam bộ, dù có điều kiện tiếp xúc nhiều tư liệu, nhiều nhân chứng, vẫn không thể truyền tải được hết cái không khí ác liệt của chiến tranh, của máu lửa một thời mà chỉ những ai trực tiếp trải qua mới khả dĩ nói lên được phần nào.

Nhà văn nữ Trầm Hương đã chọn một cách thể hiện khác, một góc nhìn khá mới. Câu chuyện của Đêm Sài Gòn không ngủ bắt đầu với một chi tiết mang đậm kịch tính. Cô sinh viên cao học Kim, con gái của ông đại biểu Quốc hội Thẩm Bình và bà Chánh án Hồng Tâm, ngay trong ngày đính hôn đã tình cờ phát hiện ra mình không phải là con ruột của bố mẹ mình hiện nay...

Và sau đó, cả cuốn sách là một cuộc hành trình đi tìm kiếm sự thật về cha mẹ ruột của cô. Nhưng, Kim chỉ là một trong các nhân vật chính, bằng lối kể chuyện đan xen quá khứ và hiện tại, mỗi nhân vật với câu chuyện riêng của mình đều lần lượt trở thành nhân vật chính. Đó có thể là câu chuyện của Đại tá Nguyễn Tư - “Ông trùm Biệt động Sài Gòn”, người mà sau 30 năm vẫn không thể quên những giây phút chứng kiến từng cánh quân, từng đồng đội không trở về.

Đó cũng có thể là Thẩm Bình, nguyên là nhà báo chiến trường với những tấm ảnh, câu chuyện một thời ám ảnh ông. Và Hồng Tâm, người chiến sĩ biệt động luôn chôn chặt trong lòng những bi kịch của cá nhân, một nữ chiến sĩ biệt động, sau những ngày Mậu Thân bị địch bắt tra tấn đã mất đi thiên chức của người phụ nữ : khả năng làm mẹ, trước vinh quang và bi tráng của cả dân tộc trong cuộc chiến tranh. Rồi Khâm, Nguyệt, những mảnh đời với nhiều éo le do chiến tranh tạo ra.

Đêm Sài Gòn không ngủ, cái nhan đề của cuốn tiểu thuyết, chính vì thế trở nên nhiều nghĩa. Đó có thể là những đêm Mậu Thân rực lửa, cũng có thể là những đêm thao thức nhớ về đồng đội của những người lính thời hòa bình ; những đêm trắng của thế hệ trẻ khi tự hỏi đằng sau dòng chữ “tổn thất to lớn” của những tài liệu liên quan về trận Mậu Thân, là bao nhiêu máu và nước mắt của những chàng trai, cô gái hy sinh cho Tổ quốc. Đó cũng có thể là những đêm không ngủ của những người đang đắm mình trong danh vọng vật chất, chợt bừng tỉnh giấc mộng danh lợi khi đối diện với đồng đội, với quá khứ bi hùng.

Đêm Sài Gòn không ngủ là tác phẩm hưởng ứng cuộc vận động sáng tác tiểu thuyết sử thi về đề tài chiến tranh cách mạng, do Bộ Quốc phòng phát động. Đây cũng là tác phẩm về chiến tranh theo phong cách mới, với mong muốn góp phần giúp thế hệ trẻ hiểu và cảm nhận cái giá mà ông cha đã phải trả cho cuộc sống hòa bình hôm nay. Tuy nhiên, cũng chính vì là một cách thể hiện mới nên đôi chỗ tác giả quá chìm đắm vào dòng thác cảm xúc, khiến người đọc cảm thấy nặng nề và khó nắm bắt ý tưởng. Thế nhưng, dù sao Đêm Sài Gòn không ngủ cũng đã thể hiện được sự chân thành của tác giả khi đưa đề tài chiến tranh cách mạng đến với độc giả trẻ hôm nay.

Tường Vy

Source : http://www.baomoi.com/Home/SachBaoV...

Interview : « Trầm Hương- miệt mài đi & viết »

http://lethieun­hon.com/read.php/3263.htm

http://cat­bien.vnwe­blogs.com/post/8...

Dương Thu Hương - Tiểu thuyết vô đề (1991)

Tiểu thuyết Vô Đề và người đàn bà vắng mặt

Tiểu thuyết vô đề , truyện dài của Dương Thu Hương sáng tác trong nước, ấn bản đầu tiên được in tại hải ngoại(1) là một sự cố quan trọng trong sinh hoạt văn học hiện nay. Nó khẳng định một thái độ chính trị của người Việt Nam trong và ngoài nước, trước công luận và nhà cầm quyền Hà Nội ; nó đánh dấu một khúc quanh trong việc giao lưu văn học giữa trong và ngoài nước, vượt qua những ghềnh thác của bạo lực và mê chấp.

Sự kiện này dù chưa gây nên tiếng dội lớn và tức khắc, cũng thể hiện một biến chuyển trong tâm thức người Việt nước ngoài, điều đó cần được ghi nhận và chào mừng. Riêng nhà xuất bản Văn Nghệ ở California, lâu nay vừa kiên trì phục vụ văn học vừa né tránh những tác phẩm gây tranh luận về chính trị, khi nhận xuất bản Tiểu thuyết vô đề, là chọn một thái độ dấn thân đáng hoan nghênh.

Tiểu thuyết vô đề là tác phẩm thứ mười hai của Dương Thu Hương, sau bảy tập truyện ngắn và bốn truyện dài(2). Tiểu thuyết vô đề không có cốt truyện, chỉ diễn tả tâm tư của một bộ đội, những suy nghĩ, dằn vặt, nhớ nhung trên bước đường chiến binh, khoảng 1974, 1975, tại chiến trường Trị Thiên. Nội dung chính của tác phẩm là nói lên những thương tổn vật chất và tinh thần do chiến tranh gây ra.

Đặng Tiến.

Đọc tiếp : http://www.dien­dan.org/tai-lieu/bao...

Roman sans titre. Présentation de l’éditeur

Paru pour la pre­mière fois en France en 1992 aux Éditions des Femmes, Roman sans titre est aujourd’hui réé­dité chez Sabine Wespieser éditeur où sont publiés depuis 2006 les livres de la grande roman­cière viet­na­mienne.

Premier des romans de Duong Thu Huong à avoir été inter­dit de publi­ca­tion au Viêtnam, il met en scène la dérive hal­lu­ci­née d’un com­bat­tant pen­dant la guerre contre les Américains.

Quân, capi­taine d’une unité de combat, est envoyé dans la loin­taine zone K par Luong, son supé­rieur, pour retrou­ver Bien, en passe de som­brer dans la folie. Les trois hommes sont amis depuis l’enfance ; ori­gi­nai­res du même vil­lage, ils se sont enrô­lés le même jour, trans­por­tés par leur exal­ta­tion patrio­ti­que et guer­rière. En tra­ver­sant la jungle et les val­lées sinis­trées par les bom­bar­de­ments, Quân prend la mesure du fossé qui s’est creusé entre eux. Au fil de son angois­sant péri­ple, alors qu’affluent les images de sa vie heu­reuse et à jamais dis­pa­rue de jeune homme pressé de défen­dre son idéal, Quân décou­vre également l’ampleur des des­truc­tions subies par son pays. Le rêve d’un nou­veau Viêtnam s’est perdu dans des slo­gans qui réson­nent de manière de plus en plus absurde à ses oreilles.

Plongeant au coeur des ténè­bres avec une force lumi­neuse, Duong Thu Huong dénonce, avec ce roman qui tient une place cen­trale dans son oeuvre, la vanité de la guerre et le cynisme de ses ins­ti­ga­teurs.

Duong Thu Huong est née en 1947 au Viêt-nam. A dix-huit ans, l’âge de son héros lors de son incor­po­ra­tion, elle diri­geait une bri­gade de la jeu­nesse com­mu­niste envoyée au front pen­dant la guerre. Avocate des réfor­mes démo­cra­ti­ques, elle n’a cessé, à tra­vers ses livres et dans son enga­ge­ment poli­ti­que, de défen­dre vigou­reu­se­ment ses convic­tions, finis­sant par être exclue du parti com­mu­niste en 1990, avant d’être arrê­tée et empri­son­née sans procès. Depuis le succès en France de Terre des oublis (Sabine Wespieser éditeur, 2006 ; Grand Prix des Lectrices de Elle, 2007), elle vit à Paris.

Source : http://www.lechoix­des­li­brai­res.com/...

Võ Thị Hảo - Người Sót Lại Của Rừng Cười (1991)

Người Sót Lại Của Rừng Cười

Một kho quân nhu và bốn cô gái náu mình dưới tán cây rừng Trường Sơn. Bốn cô gái trẻ măng nhưng mái tóc chỉ còn là một dúm xơ xác. Dòng nước khe màu xanh đen thớ lợ đã dần dà vặt trụi tóc của họ.

Hôm đón Thảo – cô gái thứ năm về, bốn người cũ mừng rỡ khi nhìn thấy mái tóc óng mượt dài chấm gót của cô. Họ cưng Thảo như vàng, nhất trí rằng không thể để rừng cướp mất mái tóc ấy của họ. Nhưng rừng mạnh hơn.

Hai tháng sau, bất chấp đủ loại lá thơm mà đồng đội đã mang về cho gội, tóc Thảo chỉ còn là một túm sợi mỏng mảnh xơ xác.

Cả bố cô gái ôm nhau khóc cay đắng, còn Thảo thì cười : “Các chị khóc làm gì. Đằng nào thì em cũng đã có người yêu. Người yêu em chung thuỷ lắm nhá. Em thế này chứ giá như có bị trọc đầu thì anh ấy vẫn yêu cơ mà.

Và thế là các cô gái nín khóc, tròn xoe mắt nghe Thảo kể về mối tình của cô với chàng sinh viên Văn khoa Hà Nội. Người con trai ấy được khúc xạ qua bao lớp bụi và khói, cuối cùng đến lớp sương mù lung linh huyền ảo của ký ức Thảo, hiện lên như một chàng hoàng tử hoà hiệp thuỷ chung.

Cả bốn cô gái đều đem lòng si mê chàng trai ấy, nhưng không phải cho họ, mà là cho Thảo. Cái sự si mê người khác ấy không hy vọng cắt nghĩa nổi trong thời bình, dưới những ánh đèn màu huy hoàng, mà chỉ những ai đã từng qua chiến tranh, trải qua nỗi cô đơn đặc quánh, qua cảm giác đang cựa quậy giữa chốn giáp ranh, giữa địa ngục và trần gian mới hiểu nổi.

Họ ở đây đã qua ba mùa mưa rầu rĩ và đang ở giữa mùa khô thứ ba bỏng rát. Kho quân nhu im lìm nép trong vòng tay ma quái của rừng sâu. Thỉnh thoảng mới có một đoàn quân tạt qua lĩnh quân trang quân dụng rồi vội vàng đi. Họ đến mang theo những câu bông đùa suồng sã, dăm ba cái cấu véo của những người đàn ông sống xa thế giới người đàn lâu ngày có xu hướng trở nên hoang dã. Thảng hoặc cũng có những người lặng lẽ chiêm ngưỡng họ như những nữ hoàng, chăng vào lòng những cô gái bé nhỏ chút hy vọng mơ màng vương vấn như tơ nhện rồi thoắt biến cho các co gái càng thấm thía nỗi cô đơn.

Doan Cam Thi : [...] La sur­vi­vante de la Forêt qui rit, écrit par une femme, Vo Thi Hao, porte direc­te­ment sur la vie des com­bat­tan­tes. En tra­vaillant sur un thème très neuf - les pro­blè­mes psy­cho­lo­gi­ques et sexuels dont celles-ci souf­frent pen­dant et après la guerre, cette nou­velle pose pour la pre­mière fois la ques­tion du désir fémi­nin, non de pro­créer mais d’aimer. C’est aussi le pre­mier texte à évoquer des sujets alors « tabous » : désir sexuel, frus­tra­tion, névrose, hys­té­rie, folie. [...]

  • Lire l’analyse de Doan Cam Thi : "Femme, fantasme et guerre. Genèse d’une parole libre dans ’La survivante de la Forêt qui rit’, nouvelle vietnamienne de 1991 : http://www.larevuedesressources.org...

Bảo Ninh - Nỗi buồn chiến tranh (1990)

© Tien Phong

Nhà văn Bảo Ninh

© Tien Phong

Nhà văn Bảo Ninh

Người Mỹ nghĩ gì về : Nỗi buồn chiến tranh

TP - Tiểu thuyết ’Nỗi buồn chiến tranh’ của Bảo Ninh xuất bản lần đầu tiên năm 1990 tại NXB Hội Nhà văn với tên gọi ’Thân phận của tình yêu’.

Tác phẩm sau đó nhanh chóng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, mà bản dịch Anh ngữ ’The Sorrow of War’ của Phan Thanh Hảo và ’Frank Palmos’ ra năm 1994 có lẽ là dịch bản đầu tiên. Nó được đón đọc và đánh giá cao ở nhiều nước, đặc biệt ở Mỹ, phía bên kia cuộc chiến.

“Một cuốn tiểu thuyết không thể đặt xuống. Bất kỳ nhà chính trị hoặc nhà hoạch định chính sách nào của Mỹ cũng cần nên đọc cuốn sách này. Nó lẽ ra phải được giải Pulitzer, nhưng đã không được. Nó quá hấp dẫn để xứng được thế” - báo Anh The Guardian đã viết.

Những cựu binh Mỹ nói riêng và người dân Mỹ nói chung muốn được biết những con người ở phía bên kia là như thế nào, để từ đó đi tìm câu trả lời giải thích và cắt nghĩa cho số phận và hậu quả cuộc chiến mà nước Mỹ đã bị lâm vào và phải bị rút ra. Một nhà phê bình khác táo bạo hơn cho rằng NBCT “vượt lên trên tất cả các tác phẩm văn xuôi của Mỹ đã viết về cuộc chiến Việt Nam”.

Một cựu binh Mỹ viết sau khi mua NBCT năm 1999 : “Tôi đã đọc sách này một cách do dự, nhưng sau trang đầu thì tôi đã bị cuốn vào nó. Là một lính thủy đánh bộ, tôi đã chiến đấu chống lại anh ta vào năm 68 - 69 và đã có mặt ở Sài Gòn khi anh ta vào đấy năm 75. Tôi tự thấy mình có sự hối tiếc đối với những người lính Bắc Việt và chút gì đó xấu hổ vì đã gây ra những nỗi buồn mà anh ta đã viết ra. Cuốn sách này cần cho tất cả các cựu binh Việt Nam”.

Gần đây hơn, ngày 3-10-2008, Dennis Mansker, thành viên của hội cựu binh vì hòa bình và hội cựu binh Việt Nam chống chiến tranh, tác giả sách A Bad Attitude : A Novel from the Vietnam War, đã bất ngờ khi được đọc NBCT. Ông chỉ mới mua một bản sao của cuốn sách này gần đây tại Sài Gòn, từ một phụ nữ bán hàng rong trên phố. Lúc đầu ông nghĩ là mua vậy thôi để giúp cho người bán có chút tiền. Nhưng khi trên máy bay về nước ông giở sách đọc thì không thể dứt ra được khỏi nó vì choáng váng và xúc động.

Ông viết : “Đây là một bức tranh trung thực và tàn nhẫn đến kinh ngạc. Đã đến lúc thế giới phải thức tỉnh trước nỗi đau mang tính phổ quát của những người lính ở mọi bên xung đột, và cuốn sách này là nên đọc đối với những ai chọn nghề “binh nghiệp”. Tôi đặc biệt giới thiệu nó cho các bạn bè cựu binh của mình ; Bảo Ninh thực sự là “bạn chiến đấu” của chúng tôi, bất kể việc anh ta đứng ở phía bên kia. Hết sức giới thiệu”.

Khi đọc cuốn sách của Bảo Ninh, độc giả Mỹ thường so sánh với tác phẩm của các nhà văn cựu binh Mỹ, và rộng ra là đặt nó trong tương quan với các tiểu thuyết viết về chiến tranh nổi tiếng trên thế giới. Cho nên nhiều độc giả Mỹ khi đọc NBCT thường nhắc đến cuốn tiểu thuyết của Erich Remarque để khen ngợi và lấy làm điểm quy chiếu cho cả Bảo Ninh và các nhà văn cựu binh Mỹ.

NBCT được liên hệ, đối chiếu với A Rumor of War của Philip Caputo, Paco’s Story của Larry Heinemann, If I Die in a Combat Zone và The Things They Carried của Tim O’Brien. Tác phẩm của Bảo Ninh đối với người Mỹ là lời chứng từ bên thắng.

Tập truyện ngắn The Things They Carried của Tim O’Brien có nhiều nét gần gũi với NBCT của Bảo Ninh. Cả hai đều là cựu binh của hai phía. Cả hai đều đưa kinh nghiệm chiến trận của mình vào văn học. Cả hai không tìm cách lăng nhục kẻ thù trong tác phẩm, mà cố gắng đưa lại cho người đọc những người lính sống thực, có nhân tính, ở cả hai phía. Vì từ hai phía họ hiểu rằng dù anh đứng ở bên nào, rốt cuộc, cái chết không chừa một ai.

Cả Tim O’Brien và Bảo Ninh đều có viết về trường hợp đụng độ và đồng cảm giữa hai người lính ở hai bên chiến tuyến (không biết có cùng chịu ảnh hưởng của E. Remarque trong tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ không).

Ở NBCT đó là câu chuyện của Phán về người “lính ngụy” bị anh đâm nhưng khi nghe anh ta kêu cứu thì anh đã chạy đi tìm bông băng nhưng khi quay lại thì không thấy cái hố hai người nằm chung lúc nãy đâu nữa, cả trận địa đã bị ngập tràn trong nước mưa.

Còn người kể chuyện trong The Things They Carried đã giết chết một anh lính và cứ tự hỏi người đó là người thế nào. Trong khi các đồng ngũ vui mừng thì anh ta vẫn day dứt với ý nghĩ là mình đã cướp đi mạng sống của một con người.

Tim O’Brien có một nhận định rất đúng cho ông, cho Bảo Ninh, và cho những tác phẩm viết về chiến tranh của các cựu binh từ cả hai phía : “Các truyện về chiến tranh thực chất không phải bao giờ cũng viết về chiến tranh. Chúng không viết về bom đạn và mưu lược quân sự. Chúng không viết về chiến thuật, chúng không viết về các hố cá nhân và lều trại. Truyện chiến tranh, giống như bất kỳ truyện hay nào, rốt cuộc là viết về trái tim con người”.

Cảm nhận về một nền văn hóa khác tồn tại ở Việt Nam được thể hiện trong NBCT cũng đã được độc giả Mỹ chú ý. Susan L., một nữ quân nhân, đọc cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh rất chú ý đến vai trò phụ nữ trong chiến tranh, và thấy ra sự khác biệt văn hóa của hai đất nước qua việc thể hiện hình ảnh người phụ nữ ở vai trò đó.

Bà viết : “Văn hóa phương Tây không thường mô tả phụ nữ là người bảo vệ quê hương mình và là chiến binh cho đất nước mình. Với tư cách một phụ nữ và là một phụ nữ làm lính tôi cảm thấy thân thuộc với những phụ nữ trong truyện này.

Chưa ai từng bảo họ là họ không thể chiến đấu và chết cho tổ quốc mình. Tôi khâm phục họ. Tôi đã thấy cách họ được mô tả và tôi hiểu rằng trong nền văn hóa Mỹ của mình có lẽ sẽ không bao giờ thấy được một chủ nghĩa anh hùng như thế.

Phần lớn các nữ nhân vật trong tiểu thuyết này hoặc bị giết hoặc bị hãm hiếp, thế nhưng họ vẫn được phép coi là những anh hùng. Tôi thấy đây là sự khác nhau lớn giữa NBCT và các bộ phim, cuốn sách của Mỹ. Đọc sách này đã thêm một chiều kích mới cho cuộc chiến tranh Việt Nam đối với tôi. Tôi mừng là đã có cơ hội thấy được nhiều phía của vấn đề”.

Polish edition

Một bạn đọc khác lại quan tâm đến NBCT ở khía cạnh các giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam như tình cảm cha con, việc chôn cất và tưởng nhớ người chết. Thái độ của Kiên đối với người cha họa sĩ, khi còn nhỏ anh không hiểu cha mình, không đồng cảm được với cảnh ngộ của ông, mãi sau này đi lính về anh mới hiểu ra và thương xót. Điều này cung cấp cho độc giả Mỹ thấy mối quan hệ cha con, rộng ra là quan hệ giữa các thế hệ, trong gia đình Việt Nam.

Việc những người lính tử trận biến thành những hồn ma lang thang ám ảnh Kiên, cũng thể hiện một nét văn hóa tâm linh Việt Nam đối với độc giả Mỹ. Đặt trong khung cảnh cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh, những khía cạnh này được độc giả Mỹ cảm nhận day dứt là cuộc chiến tranh kéo dài ba mươi năm đã hủy hoại hệ thống giá trị của văn hóa Việt Nam. Đất nước, làng mạc, gia đình bị tan hoang trong chiến tranh.

Sau chiến tranh, văn hóa lối sống của người Việt Nam phải xây dựng lại. Và nhân vật Kiên cho thấy hoàn cảnh khó khăn của người dân Việt Nam trước, trong và sau chiến tranh là thế nào.

Cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh không phải dễ đọc, ngay cả đối với độc giả Mỹ. Lối viết theo “dòng ý thức” của nhân vật Kiên, đảo lộn trình tự thời gian, chắp nối, đứt đoạn sự kiện, lồng “truyện trong truyện”, đã khiến nhiều người khó theo dõi nội dung tác phẩm.

Hầu hết các bài viết điểm sách, phê bình NBCT ở Mỹ đều nói tới điều này. Một số người còn nói thẳng là họ đã tính bỏ sách xuống sau vài trang đầu, nhưng rồi cố đọc và càng đọc thì mới càng thấy lôi cuốn, thấy hay.

Theo Susan L. cuốn sách có một số điểm phi thực. Thứ nhất là vận may của Kiên khi anh sống sót được qua bao lần ốm đau, thương tích trong chiến tranh. Thứ hai là sự tương phản giữa bản tính tốt đẹp và hành động phá phách của con người. Thứ ba, phi thực nhiều hơn cả, là truyện các hồn ma.

“Tôi hiểu và tôn trọng thực tế là các nền văn hóa khác nhau nhìn thế giới vô hình theo những cách khác nhau. Phương diện này của truyện khiến nó hai lần phi thực đối với tôi. Hồn ma không phải là một phần thường ngày trong thế giới của tôi và văn hóa của tôi nên tôi khó mà chia sẻ với phương diện này trong nhân tính của Kiên. Tôi tôn trọng cách nhìn của anh về các hồn ma nhưng tôi không liên kết được với sự hiện diện của chúng. Chúng không thực với tôi nên làm cho câu truyện có phần phi thực”, độc giả này viết.

Tóm lại, NBCT đến Mỹ là đã mang người lính ở hai bên chiến tuyến đến gần nhau, giúp hai bên hiểu nhau, nhìn nhau thấy cùng là con người, cùng chung thân phận người lính, khắc phục tâm lý một thời đối lập “họ” và “chúng ta”. NBCT khám phá cho nước Mỹ thấy một Việt Nam rất riêng về dân tộc và văn hóa và cũng rất chung về con người với những đức tính và phẩm chất phổ quát.

Edition française chez Picquier

Chính Bảo Ninh trong một lá thư gửi cho Marc Levy, một cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam và đã gặp gỡ trò chuyện với nhà văn khi anh sang Mỹ, cũng nhấn mạnh điều này. Anh yêu cầu Marc Levy khi tường thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai người phải nhấn mạnh được tính nhân văn, chất người của người lính Bắc Việt.

Đánh giá cao nhất NBCT ở Mỹ có lẽ là ý kiến của Leif A. Torkelsen (Columbus, OH United States) khi ông cho đây là cuốn tiểu thuyết chiến tranh hay nhất thế kỷ XX.

Torkelsen viết : “Liệt kê đầy đủ các phẩm chất của sách này ở đây là không thể. Liên quan đến văn học Việt Nam, đây là một tác phẩm ngoại hạng so với tất cả các tác phẩm khác cùng lĩnh vực. Liên quan đến văn học chiến tranh thì chỉ có Phía Tây không có gì lạ là may ra có thể so sánh được. Bảo Ninh đã viết nên bản tụng ca đẹp đẽ đầy ám ảnh về sự trong trắng bị mất đi trong dòng xoáy chiến tranh. Tuổi trẻ, tình yêu và nghệ thuật đều được mô tả kỹ lưỡng dưới ánh của ẩn dụ tối hậu đối với cuộc sống là chiến tranh.

Hỗ trợ cho cách trình bày chủ đề không gì so sánh nổi của cuốn sách là thứ văn xuôi tuyệt vời của tác giả. Cuốn sách được viết bằng một văn phong nên thơ nhưng súc tích, nó là một mô hình tiết kiệm. Mỗi dòng của cuốn tiểu thuyết tương đối ngắn này chất chứa vẻ đẹp thẩm mỹ và chiều sâu tinh thần. Cuốn sách tràn đầy những suy tư thấu suốt về Việt Nam cũng như về tâm hồn con người. Đây là một trải nghiệm đọc không thể bỏ qua”.

Còn có một độc giả Mỹ khác đã nảy ra một ý tưởng độc đáo : chấm điểm NBCT là cuốn sách 4 sao trong bảng xếp hạng 5 sao (but ove­rall I rate the Sorrows Of War a 4 star out of 5 star book !).

Phạm Xuân Nguyên, Hà Nội 2008 - 2010

Source : http://www.tien­phong.vn/Van-Hoa/192...

Nhã Ca - Đêm nghe tiếng đại bác (1966)

Giới thiệu : Đêm nghe tiếng đại bác

Đây là tác phẩm văn xuôi đầu tiên được in của Nhã Ca. Nhưng ngay từ khi cuốn sách nầy chưa ra đời, Nhã Ca đã có một chỗ đứng trong khu vực văn nghệ, không những nhờ cuốn thơ được xuất bản năm ngoái, mà còn nhờ những truyện ngắn, truyện dài, kịch in trên các báo của Nhã. Đó chắc chắn là một điều có lợi – lợi cho nhà xuất bản trước hết – nhưng cũng là một điều có hại.

Sau khi đọc ít nhiều tác phẩm rời rạc ấy, tôi và những bạn đọc có cùng một nhận xét với tôi, đã có một ấn tượng về văn chương của Nhã. Nhã viết rất lưu loát, có con mắt quan sát rất tinh tế, sự phân tích tâm lý bao giờ cũng thông minh, phồn thịnh, nhưng hầu hết các nhân vật đều mới, lạ ở trên mức trung bình.

Đọc Nhã Ca phải cố gắng để theo kịp nhân vât, để hiểu ý tác giả. Giữa cái « thế sự bồng bềnh » trên đất nước ta hiện nay, tôi có cảm tưởng đa số độc giả đã bắt đầu sợ phải mệt mỏi thêm vào cái mệt mỏi mà bất cứ ai cũng phải chịu đựng hàng ngày.

Giới trí thức trung lưu tìm đọc truyện võ hiệp nhiều hơn để giải trí. Các bạn trẻ muốn đi ngược dần lại con đường mà tuổi trẻ cách đây năm năm còn hăng hái vượt lên : họ tìm đọc những tác phẩm giản dị hơn, gần hơn với sự thật.

Tôi coi đó như một triệu chứng tốt. Bởi vì ở vị trí người viết, tôi vẫn nghĩ rằng nghệ thuật cao nhất, khó thể hiện nhất, là nghệ thuật gần gũi nhất với đời sống, đời sống bình thường của lớp người bình thường.

Còn ở vị trí người đọc, tôi khao khát từ lâu một tác phẩm thật đơn sơ mà đầy tràn thơ mộng : một tác phẩm diễn tả thành công niềm hạnh phúc, hay nỗi thống khổ hết sức quen thuộc, vì nó xảy ra luôn luôn, nhưng lại hết sức đằm thắm hay thê lương, vì nó có thể đến với bất cứ người nào đang đọc sách.

Không biết Flaubert hay Maupassant đã bắt một môn đồ văn nghệ phải tả ngọn lửa trong lò sưởi thế nào cho nó không giống bất cứ ngọn lửa nào trong một lò sưởi khác. Tôi nghĩ Nhã Ca vừa mới làm xong việc đó.

Đêm nghe tiếng đại bác không giống bất cứ tác phẩm nào nói về chiến tranh.

Tác phẩm nầy – và đây là điều mà riêng tôi cho là quan trọng – không giống bất cứ một tác phẩm nào trước của Nhã, nếu không kể một vài đoản tác mới đăng trên các báo Văn hay Nghệ thuật…

Đêm nghe tiếng đại bác trong như một chén nước mưa mà trung thực như một tấm gương soi thuận chiếu ánh sáng. Điều chắc chắn sẽ làm cho bạn đọc vui lòng nhất, là câu truyện xảy ra trong một gia đình trăm phần trăm vừa phải.

Người nghèo quá còn bận kiếm ăn, không có thì giờ cho tình cảm. Nhà văn viết về nhà nghèo hay tăng cái khổ của họ để làm ra vẻ ta đây có tinh thần xã hội. Tôi không ưa những người đến uống nước hàng ngày ở La Pagode, xong lúc về cầm bút lại khăng khăng muốn tả cảnh khốn cùng, để bắt độc giả phải nhiều ít suy tư về một cuộc cách mạng lý tưởng.

Thật là hiếm có, những nghệ sĩ dám trung thành với hoàn cảnh và tâm sự của chính họ. Một trong những nguyên nhân của sự kiện nầy là viết như thế có bao hàm sự xác nhận rằng tác giả không có những bận tâm cao siêu về triết học.

Tác giả viết về những người trung bình sẽ bị coi như chính hắn đã là một phần tử trung bình, không chứa đựng những ý kiến lạ lùng mà người ta tưởng chỉ có trong những thiên tài đặc biệt.

Vậy gia đình của nhân vật xưng tôi trong tác phẩm của Nhã Ca có thể là một gia đình nào đó ở khu Phú Thọ, hay Bàn Cờ, hay Phú Nhuận. Ông bố đi làm, người con cả đi lính, bà mẹ ở nhà trông nom cơm nước cho chồng con, có cô con gái lớn giúp việc. Hai đứa em, một gái một trai, của cô ta còn đi học. Kim, cậu em út, có chiếc xe gắn máy còn mới tinh. Như vậy là gia đình nầy không nghèo. Nhưng cũng không giàu. Một vé số kiến thiết trúng 500 đồng cũng đủ làm cho cả nhà vui vẻ bàn luận về cách tiêu dùng. Và chính cái vé số nầy cũng sẽ là một yếu tố động cơ của truyện. Bà mẹ cho lĩnh số tiền về, đã quyết định dùng nó đế mua sắm, làm một bữa chả giò thết anh chàng Phan, trung úy, sắp về nghỉ phép.

Nhưng Phan không về, không bao giờ về cả. Phan đã tử trận từ hai bữa trước rồi, nhưng cả nhà không ai biết. Sự chờ đợi làm bằng âu yếm chen lẫn với lo sợ làm cho bầu không khí trở nên phập phồng, mệt nhọc. Rất nhiều động tác khác, bề ngoài như vô tình, nhưng bên trong là kết tinh của hoàn cảnh, cũng dự vào việc xây dựng hẳn thành một thứ tâm hồn tập thể hướng trọn về người vắng mặt. Ông bố, bà mẹ, những người con, cùng thương nhớ, nhưng mỗi vị trí có một tâm sự, một phản ứng khác nhau. Phượng, in hệt người tình nhân dưới « mái Tây » của không biết bao nhiêu thế kỷ trước, đã vội nghe tiếng im lặng của bước chân của người sai hẹn. Bà mẹ sợ những câu nói gở. Cô Quyên thấy chị buồn mà lo sợ cho mình. Sự thương nhớ sẽ trở thành một công thức chung – và tác phẩm sẽ nặng nề hay buồn tẻ nếu không có tuổi trẻ và nhựa sống của Kim ; một phút trước khi được biết anh Phan tử trận, anh Phan vẫn còn sống. Kim vẫn không có lý do gì để không đòi ăn chả giò. Bằng những nét đơn sơ nhất, tác giả kể lại cho người đọc những cảnh sinh hoạt linh động mà cặn kẽ, như chúng ta thường thấy ở đâu đây. Tôi đoán chắc Nhã Ca đã thành công theo kiểu người thợ nề bắt đầu làm ngôi nhà cho chính anh ta trú ngụ.

Rất có thể Nhã Ca không đồng ý, sẽ trả lại những lời khen không chờ đợi.

Nhã với Từ dắt tay nhau đi trên con đường tìm kiếm. Họ chưa tới đích, nhưng họ đã viết nhiều về những gặp gỡ giữa đường. Kỹ thuật của họ đã hơn một lần xây dựng thành những tác phẩm có giá trị. Cho nên, theo ý tôi, họ - họ ở đây, là những người viết trẻ như Nhã và Từ - thường lầm chúng như mục đích.

Độc giả lầm theo họ. Nhà phê bình vội cho rằng họ chỉ biết có hoài nghi và đập phá không thôi. Tôi vốn không tin như thế. Tôi chờ đợi có những người có khả năng đủ vững, có ngày tháng đủ dài, và có hoàn cảnh thuận lợi.

Những người đó sẽ hoàn thành được tác phẩm sau cùng của họ : tác phẩm mà, so với nó, bao nhiêu tác phẩm là bấy nhiêu bước chân đi tới. Và, đến bây giờ, tôi sẽ cười thầm trong tinh thất của tôi sau một lời phân bua đắc thắng : có phải không, nghệ sĩ không « bịa » ra đề tài bao giờ ?

Rất có thể Nhã Ca đang cười trả lại cho tôi. Không, tôi biết lắm, cốt truyện nầy của Nhã làm tôi nhớ cốt truyện của Saroyan, tác giả Mỹ. Tôi có lần đã giới thiệu bản dịch cuốn sách ấy với thính giả đài V.O.A, nhưng bây giờ tôi đã quên tên nhân vật chính. Tôi chỉ nhớ có đoạn sau cùng : người lính về tỉnh nhỏ, thăm gia đình người quá vãng. Truyện của Nhã cũng có người lính ấy. Giá nghiêm khắc, tôi sẽ buộc Nhã vào tội phỏng theo người đi trước. Nhưng tôi không làm như thế, vì tôi đã có kinh nghiệm bản thân, những điều tôi viết ra, tưởng là mới nhất, nào ngờ đâu có cả chục người đã viết trước tôi nhiều. (Người ta bảo Việt Nam có những màu sắc riêng tư, mà không đâu có trên thế giới. Tôi nghe theo, nhưng tôi đã nhầm. Kể cả mắm tôm, nước mắm, cứ chịu khó tìm, sẽ thấy có nơi có đủ !)

Tôi đành chịu. Nhất là về tình cảm. nhân loại thật mênh mông, thời gian dài đằng đẵng. Tôi thèm khát học hỏi và hưởng thụ, nhưng tôi chối từ so sánh hơn thua. Sự không ngoan đôi khi che giấu cái hèn của tuổi tác. Nhưng nghệ sĩ vốn có tâm hồn kiêu hãnh tuyệt trần, nên đọc tác phẩm nào tôi cũng thấy phần thành công trước phần thất bại. Đêm nghe tiếng đại bác nhất định chưa phải là công phu tới đích của Nhã Ca, nên đối với riêng tôi. Nhã vẫn có phần hụt bước. Tiếng đại bác trong đêm gợi ý chiến tranh, mà tôi nghĩ đến chiến tranh rất ít. Phan đi lính. Phan chết trận. Nghĩa đi lính. Nghĩa mất tích. Bữa chả giò để mừng Phan nhưng cũng để tiễn Hoàng đi Thủ Đức. Không kể Mẫn, Đông, Đảo… rất nhiều truyện lính tráng và tiếng đại bác trong đêm. Nhưng trong khi đọc, và sau khi đọc xong tác phẩm của Nhã, cái mà người ta nhớ nhất, mà người ta thương yêu hay ao ước hơn cả, là gia đình. Ông bố, bà mẹ, Phượng, Quyên, Kim, Hoàng – với cả Phan, Nghĩa và Mẫn – mỗi người đã giữ đúng vai trò của mình. Vai trò bà mẹ cố nhiên có phần trội hơn vai trò của ông bố, cũng như Phan tuy vắng mặt mà « hiện hữu » hơn Hoàng, nhưng tất cả những vai trò ấy không riêng lẻ, không cô đơn, kể cả Mẫn ra đi thật buồn. Tất cả họp lại thành một gia đình, cùng một số người thân, đang chịu đựng chiến tranh. Sự chịu đựng không nói thành lời ấy dai dẳng, mà cái chết tàn nhẫn của Phan không cắt đứt được : Phan chết, đã có Hoàng thay thế. Sự chịu đựng tiếp tục. Chịu đựng như thế có phải đâu là tiêu cực.

Con người bằng cách tụ họp thành những đơn vị lớn hơn, đang chống trả thắng lợi với ý chí tiêu diệt của chiến tranh – ngoại cảnh.

Sự thắng lợi còn to lớn hơn. Ông bố già đánh rơi hai giọt nước mắt.

Phan để lại một tên lính tương lai, nếu chiến tranh còn tiếp tục. Người ta đau khổ, rên la, khóc lóc, nhưng rõ ràng là đời sống vẫn tiếp tục, với Hạnh thêm vào gia đình Quyên. Có phải chăng một người bạn nhiều tuổi mà lạc quan như tôi, có thể căn cứ vào hình ảnh sau cùng ấy, và lời Nhã Ca đề tặng « cho con sắp ra đời của đời mẹ » ở cuối tập truyện nầy, để quả quyết rằng, mặc dù hoàn cảnh thế nào, nếu chúng ta muốn, chúng ta bao giờ cũng có lý khi chúng ta hy vọng.

Nguyễn Mạnh Côn 17 tháng VI, 1966

Nha Ca, Les canons ton­nent la nuit – Editions Philippe Picquier, 1997

Une famille unie, heu­reuse et encore res­pec­tueuse des valeurs tra­di­tion­nel­les, a quitté sa terre natale au nord, pour suivre le flot des réfu­giés et s’ins­tal­ler à Saigon ; Une fois de plus, elle va se trou­ver empor­tée dans les tour­billons tra­gi­ques de l’ Histoire. La guerre n’est pas visi­ble pour les habi­tants de la capi­tale mais tout rapelle sa pré­sence et ses mena­ces : la radio, les sol­dats en uni­forme...Ce mons­tre froid avance la nuit, à pas de géant, avec le bruit des canons.

A tra­vers l’his­toire de cette famille confron­tée à l’hor­reur de la guerre, c’est le destin tout entier du Viêt Nam qui s’écrit avec du sang et des larmes : ce roman bou­le­ver­sant com­mence par une sorte de lita­nie psal­mo­diée par la nar­ra­trice, pour s’ache­ver comme une sup­pli­ca­tion.

Avec les canons ton­nent la nuit, s’ouvre une nou­velle fenê­tre sur un pan tota­le­ment méconnu de la lit­té­ra­ture contem­po­raine du Viêt Nam : la lit­té­ra­ture du Sud Viêt Nam des années 1960 à 1975.