Femmes et guerres

Nữ TNXP 3 lần được truy điệu sống

Dân trí- 27/04/2013 - Với nhiệm vụ tải thương, thông đường, 3 lần nữ TNXP Hồ Thị Thu Hiền được đồng đội truy điệu sống và cả 3 lần, bà đều trở về an toàn. Với thành tích xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, bà đã được phong tặng danh hiệu anh hùng.

Source : http://dantri.com.vn/xa-hoi/nu-tnxp...

Vang mãi bài ca cô gái mở đường

TP - 26/04/2013 - Ngày 25/4, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội, Hội Cựu TNXP cùng Cty Hastec, Đài PT-TH Hà Nội thực hiện chương trình giao lưu nghệ thuật Vang mãi bài ca cô gái mở đường (báo Tiền Phong bảo trợ truyền thông).

Source : http://www.tien­phong.vn/Gioi-Tre/Do...

Tri ân các nữ cựu TNXP tỉnh Hải Dương

TPO - 23/04/2013 - Ngày 23-4, tại Hải Dương, Ban tổ chức chương trình “Vang mãi bài ca cô gái mở đường” đã gặp gỡ và trao quà cho nữ cựu TNXP có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Source : http://www.tien­phong.vn/ban-doc/624...

Cựu TNXP thăm nhạc sĩ Xuân Giao

TP - 23/04/2013 - Hướng tới kỷ niệm giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước 30/4, Cty Hastec phối hợp Hội Cựu TNXP Việt Nam, Đài Phát thanh, truyền hình Hà Nội thực hiện và báo Tiền Phong bảo trợ thông tin chương trình giao lưu nghệ thuật “Hát mãi bài ca cô gái mở đường” nhằm tôn vinh chiến công của nữ TNXP chống Mỹ, cứu nước.

Source : http://www.tien­phong.vn/hanh-trang-...

Sự hy sinh bi tráng của 3 nữ thanh niên xung phong

Đài tưởng niệm Núi Nhạn vinh danh các anh hùng, liệt sĩ có tên 3 nữ thanh niên xung phong xã An Ninh © 2013 Bao Phu Yen

01 Tháng Ba 2013. Chiến tranh đi qua để lại nhiều sự tích anh hùng, nhiều sự hy sinh bi tráng của các thế hệ cha ông đi trước. Sự hy sinh của 3 nữ thanh niên xung phong ở xã An Ninh là Trần Thị Đình, Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Thị Đệ phục vụ chiến dịch Xuân Mậu Thân năm 1968 đã để lại nhiều tiếc thương vô hạn cho biết bao người.

Được các đồng chí ở UBND xã An Hải giới thiệu, năm 1997, tôi về thôn Phước Đồng (xã An Hải) tìm đến nhà anh Sáu Hòa, rất may mắn là anh đang còn ở nhà. Gặp nhau vào ngay câu chuyện, sẵn sàng chia sẻ nỗi niềm, anh rất đồng cảm với tôi là thân nhân liệt sĩ. Trong câu chuyện, tôi được biết những năm 1967-1968, anh Sáu Hòa là Mũi trưởng của một mũi công tác. Xã An Hải nằm trong tuyến hành lang tiếp nhận nhân tài vật lực đưa đi các hướng, phục vụ các trận đánh lớn trong tỉnh cũng như các tỉnh bạn. Những năm đó có 3 nữ thanh niên xung phong người xã An Ninh vận chuyển lương thực, súng đạn, thuốc men trên đường trở về đã gặp địch phục kích và anh dũng hy sinh. Anh Sáu Hòa còn nhớ rõ từng gương mặt, vóc dáng, tính tình của các cô và biết các cô ấy đều có người thân tập kết ra Bắc.

Các cô gái An Ninh lên đường làm nhiệm vụ từ tháng 9/1967, qua 6 tháng phục vụ chiến trường, nhất là trong trận Mậu Thân năm 1968 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trên đường về ngang qua An Hải để tiếp tục nhận nhiệm vụ mới, các cô bị địch bao vây. Vì biết đây là 3 nữ thanh niên xung phong, bọn chúng cố tình vây bắt cho bằng được. Cả 3 cô Đình, Nhung, Đệ quyết không để cho bọn chúng bắt sống nên đã nấp vào một căn hầm bí mật. Sau gần một ngày dùng loa dụ dỗ ra hàng không được, bọn địch dùng lựu đạn xối xả tung vào hang và cả 3 cô đã anh dũng hy sinh !

Khi không thấy động tĩnh gì, bọn ác ôn đã dùng những chiếc móc kéo thi thể 3 cô lên khỏi hầm. Chúng bảo rằng : Đây là cộng sản nòi, rồi cho lính cắt lấy 3 cái đầu để mang đi lĩnh thưởng. Chúng còn ác độc hơn khi cho treo 3 cái đầu lên cột cây cao tại trung tâm xã nhằm uy hiếp ý chí cách mạng của những đồng chí khác. Kể đến đây Anh Sáu Hòa đưa tay gạt nước mắt. Anh tiếp : “Ngay tối hôm đó (8/3/1968) tôi cùng các đồng chí Qưỡn, Lương (sau đó đã hy sinh) đã bí mật lấy lại được 3 cái đầu, nhanh chóng mang về để kịp ráp lại vào thi thể các cô. Được biết khi còn sống các cô thân nhau như chị em ruột nên chúng tôi đã chôn cất các cô vào chung một ngôi mộ ngay tại rìa làng cạnh cây dương và được đánh dấu bằng một tảng đá to. Bà con ở đây gọi đó là Ngôi mộ ba cô”.

Sau khi đất nước thống nhất, anh Sáu Hòa cũng nhiều lần đề nghị chính quyền thông báo về xã An Ninh. Nhưng do chiến tranh, người thân của các cô gái đi tập kết ra Bắc cũng chưa kịp về đoàn tụ nên Ngôi mộ 3 cô vẫn nằm tại An Hải thêm một thời gian khá dài… Mãi đến năm 1995, Ban Chính sách huyện Tuy An đã cùng anh Sáu Hòa bốc mộ các cô về nghĩa trang liệt sĩ huyện nằm tại đèo Tam Giang lộng gió.

Tôi bùi ngùi xúc động không thể nói được thành lời với anh Sáu Hòa. Hiểu ý, anh dẫn tôi đến nơi chôn cất các cô gái An Ninh. Tôi thắp nén nhang quỳ xuống nơi ngôi mộ cũ bởi tôi biết có một phần máu thịt của các cô đã thấm sâu trong lòng đất. Thật là : Anh đi tìm em, em ở nơi đâu ? Bãi biển lưng đèo, rừng sâu dốc núi/ Có đồng đội em dẫn đường chỉ lối/ Tìm được em, nay đã bạc mái đầu !

Tại Đài tưởng niệm vinh danh các anh hùng liệt sĩ Núi Nhạn có tên 3 nữ thanh niên xung phong xã An Ninh. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước đài tưởng niệm, lòng thầm cảm ơn những người như anh Sáu Hòa, anh Quỡn, anh Lương đã không quản ngại hy sinh giành giật với bọn cướp nước lấy lại một phần thân thể cho các em tôi. Việc các anh làm mãi mãi là ân tình không bao giờ quên đối với những người hy sinh vì đất nước.

TRẦN DOÃN PHU

Source : http://www.bao­phuyen.com.vn/Phu-Yen...

Gặp lại người nữ TNXP duy nhất sống sót trong vụ hang Khì

Bà Toán đang kể lại sự kiện ở Hang Khì khi bà tham gia TNXP ở Hoàng Mai cùng đồng đội.

Dân trí - 04/11/2012 - Hơn 46 năm đã trôi qua, nhưng bà Nguyễn Thị Toán (sinh năm 1945, ở thôn Bạch Xá, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên) vẫn không quên được cái ngày mà quả bom định mệnh rơi vào cửa hang Khì, nơi mà cả tổ TNXP của bà đang trú ẩn khiến 32 người hi sinh.

Cũng như bao chàng trai cô gái khác, sinh ra và lớn lên khi đất nước đang trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, 17 tuổi bà Toán xung phong tham gia đội TNXP làm nhiệm vụ chiến đấu, lấp hố bom, san đường…bảo đảm cho xe tải vận chuyển vũ khí, lương thực vào cho miền Nam ruột thịt.

Gặp bà Toán ở nhà riêng nghe gợi mở về câu chuyện hơn 46 năm về trước, đôi mắt bà chợt đỏ hoe, thoáng một chút rùng mình khi nhớ đến sự kiện bi hùng đã qua.

Sau khi tham gia TNXP ở một số cứ điểm tại Hà Nam Ninh lúc bấy giờ, tháng 5/1965, tổ TNXP của bà Toán được cử vào thị trấn Hoàng Mai (Nghệ An). Thời điểm đó là lúc không quân Mỹ ném bom dữ dội cầu Đò Lèn (Thanh Hóa) vào cầu Cấm (Nghệ An), nên Hoàng Mai nơi có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam đi qua, là một trọng điểm đánh phá của máy bay Mỹ.

Bà Toán được phân công vào tổ 4 với 36 đồng chí (14 nam, 22 nữ) có nhiệm vụ khai thác đá để xây dựng đoạn đường vào ga Hoàng Mai và khắc phục kịp thời các sự cố trên tuyến đường sắt khi bom Mỹ đánh phá.

Sau khi kết thúc 2 đợt chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ, khu vực thị trấn Hoàng Mai có 250 bộ đội và TNXP hy sinh, hàng nghìn người bị thương. Trong đó có sự kiện đáng nhớ nhất là 33 thanh niên xung phong thuộc Tổ 4 lúc trú trong hang đã bị tên lửa của máy bay Mỹ ném trúng cửa hang, khiến 32 người hi sinh, chỉ còn bà Toán là người duy nhất sống sót và là nhân chứng lịch sử cho sự kiện bi hùng đó.

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất được Đảng và Nhà nước tặng bà Toán.

Bà nhớ lại : “Hồi bấy giờ, bom đạn ác liệt khiến nhiều tuyến đường chủ chốt bị bom phá tan nát, xe không thể lưu thông được. Tổ chúng tôi có nhiệm vụ khai thác đá ở Hoàng Mai khắc phục tắc đường, hỏng cầu khi bom Mỹ đánh phá để mở đường cho các đoàn xe vận chuyển người, lương thực, thuốc men chi viện cho miền Nam”.

Nhớ lại ngày định mệnh xảy ra cách đây hơn 46 năm về trước bà cho biết, trong một lần đang cùng đồng đội san lấp hố bom ở gần hang Khì – Hoàng Mai (thuộc xã Quỳnh Thiện, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) thì máy bay địch bay sát tới ném bom dữ dội.

“Hôm đó khoảng gần 10 giờ sáng 28/4/1966 tổ tôi đang làm việc ở mỏ đá thì tổ trưởng ra lệnh và hướng dẫn mọi người chạy vào hang Khì ẩn nấp. Vừa chạy vào đến cửa hang thì máy bay địch nhào tới phóng ngay một quả tên lửa vào đúng miệng hang khiến tất cả 33 người trong đó có cả tôi bị vùi lấp trong lớp đất đá” – người nữ thanh niên xung phong năm xưa không kìm được xúc động mỗi khi nhắc đến chuyện cũ.

Chỉ trong chớp mắt, khói lửa bao trùm mù mịt, trong hang lúc này chỉ còn tiếng rên, tiếng la hét vọng ra. Lực lượng cứu hộ chỉ có dụng cụ duy nhất là xẻng và cuốc chim đề giải cứu đồng đội. Cửa hang bị nhiều tảng đá, có tảng nặng cả tấn bịt kín. Bom Mỹ liên tục bắn phá trong ngày nên việc cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn. Đến tận chiều tối khi có lực lượng chi viện, một lỗ cửa hang được cạy ra, mọi người ở ngoài chui vào thì thấy một cảnh tượng đau đớn, 33 thi thể nằm ngổn ngang, nhiều người bị đá đè, biến dạng không còn nhận ra hình dáng.

Tất cả các thi thể được đưa ra, đặt vào hòm dã chiến để mai táng. Do buổi sáng máy bay Mỹ ném bom rất ác liệt nên đội mai táng phải đợi đến đêm mới làm. Nhìn 33 chiếc quan tài nằm trải dài trên sườn đồi trong không gian tĩnh lặng, tang tóc, không ai cầm được nước mắt. Chôn cất được một số người thì đội mai táng dừng lại nghỉ uống nước, thì đúng lúc này mọi người nghe tiếng một người phát ra từ chiếc quan ài khiến mọi người bỏ chạy.

Bà Toán kể lại : “Lúc ấy, tôi tỉnh dậy, thấy người đau nhức toàn thân, cũng không biết mình nằm ở đâu, chỉ thấy khát nước, nên tôi mới gọi xin nước uống. Sau khi được đưa vao lán của đơn vị sơ cứu và chuyển về bệnh viện I Đường Sắt để chữa trị, tôi bị điên loạn mất mấy tháng vì tiếng bom đạn làm ảnh hưởng đến đầu và một phần cũng vì hoảng loạn, sợ hãi. Sau này lúc tôi bình phục mọi nghe mọi người kể là tôi nằm trong quan tài chuẩn bị được chôn cất thì mới tỉnh dậy…”.

Câu chuyện về bà Toán – Người duy nhất sống sót diệu kỳ trong hang Khì bị vùi lấp suốt nhiều giờ khiến nhiều người nể phục. Bà đã sống sót và trở về với đời thường từ một tình huống đặc biệt trong.

Mặc dù có đến 7 vết thương trên người, nhưng hàng ngày bà vẫn cùng con cái chăm lo làm ăn.

Hơn 40 năm vượt qua nỗi đau mất mát đồng đội quá lớn. Vì bị thương nặng nên bà Toán sau khi điều trị đã được đưa về quê hương sinh sống với thương tật 4/4. Bà lập gia đình rồi cùng chồng con chăm lo làm ăn.

“Tuy trên người tôi có tới 7 vết thương chủ yếu do mảnh bom găm vào người, đôi lúc trái gió trở trời hay đau nhức nhưng nó nhắc tôi một điều rằng mình còn may mắn trở về với quê hương với gia đình. Tôi cũng đã vào Hoàng Mai một lần thăm lại nơi mà các đồng đội đã ngã xuống, thắp cho họ nén nhang tri ân”, bà Toán tâm sự.

Từ sự kiện bi hùng này, Hang Khì được đặt tên là Hang Hỏa Tiễn, được Bộ Văn Hóa – Thể Thao – Du Lịch công nhận là Di tích quốc gia năm 2011, ghi dấu nơi hi sinh oanh liệt của 32 liệt sỹ thanh niên xung phong.

Đức Văn - Trần Lê

Source : http://dantri.com.vn/xa-hoi/gap-lai...

Một thời và mãi mãi

HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG 300 CỰU NỮ THANH NIÊN XUNG PHONG

Ảnh : Phùng Huy

Bà Đinh Thị Bạch Mai, Chủ tịch Hội LHPN TP ân cần thăm hỏi các dì, các chị cựu nữ TNXP trong buổi gặp mặt nhiều ý nghĩa.

Ảnh : Phùng Huy

Bà Đinh Thị Bạch Mai, Chủ tịch Hội LHPN TP ân cần thăm hỏi các dì, các chị cựu nữ TNXP trong buổi gặp mặt nhiều ý nghĩa.

PN - 01/08/2012 - Những mái tóc đã điểm màu sương gió, những gương mặt hằn dấu thời gian đã hội ngộ trong chương trình Cựu nữ Thanh niên xung phong - Một thời sáng mãi niềm tin. Cuộc gặp gỡ ấm áp và xúc động này do Báo Phụ Nữ tổ chức ngày 31/7 tại Nhà hát Thành phố.

Từ sáng sớm, trước cửa Nhà hát Thành phố đã rợp màu áo xanh của 300 cựu nữ Thanh niên xung phong (TNXP). Ôm chầm lấy người đồng đội của mình từ hơn 40 năm nay mới được gặp lại, chị Nguyễn Thị Ngọc Loan xúc động nói : “Không có tiền bạc nào có thể mua được niềm vui gặp mặt của chị em tôi trong ngày hôm nay. Đồng đội có người đã mãi mãi đi xa, có người để lại một phần thân thể nơi chiến trường. Chúng tôi từng gắn bó với nhau như ruột thịt trong những ngày tháng TNXP”. Niềm vui trào dâng nơi khóe mắt khi chị Loan gặp được gần mười đồng đội cũ của mình : chị Thanh Phương, Cẩm Tâm, Mai Vân, Thanh Tiến…

Những cựu nữ TNXP của Đại đội C - 198 đã ngược về quá khứ bằng câu chuyện oai hùng. Những cô gái TNXP tuổi đôi mươi ngày ấy đã lăn lộn khắp các chiến trường Tây Nam để ngày tải đạn, bom ra tiền tuyến, đêm đào hầm, đưa các anh thương binh về hậu cứ. Đó còn là kỷ niệm của những tháng ngày các chị nhịn đói, để dành gạo nấu cháo cho thương binh. Chị Ngọc Loan kể : “Tham gia TNXP năm 14 tuổi, tôi là người nhỏ tuổi nhất nên được đơn vị ưu tiên cho học văn hóa. Đồng đội ra chiến trường, bom rơi trên đầu, ngồi học mà lòng dạ như lửa đốt nên tôi xin khi nào hòa bình sẽ đi học lại. Và tôi xung phong đi tải đạn”.

Ở một góc khán phòng trước giờ khai mạc, bốn cựu nữ TNXP : Trần Mỹ Sương, Hà Thu Bé, Trần Ngọc Nữ, Hồ Hoàng Em cứ nắm chặt tay nhau như không muốn rời. Câu chuyện những ngày tải đạn về miền Tây bị địch vây ráp, rải bom B52 làm những nữ TNXP này lạc nhau trong rừng suốt bảy ngày tám đêm, cuối cùng các chị cũng tìm được nhau, đã trở thành những kỷ niệm của một thời không thể nào quên.

Thông qua nhịp cầu Báo Phụ Nữ, 300 cựu nữ Thanh niên xung phong đã có một cuộc hội ngộ đầy ý nghĩa.

Chứng kiến giây phút trùng phùng của các chị, chúng tôi, cán bộ, phóng viên của Báo Phụ Nữ càng hiểu thêm ý nghĩa của ngày hội ngộ. Nói như bà Nguyễn Thị Khánh Tâm, Tổng biên tập Báo Phụ Nữ : “Chương trình hôm nay là sự ấp ủ của Báo Phụ Nữ trong hơn hai năm qua, là lời tự nhủ từ trái tim của những người làm báo, là sự chia sẻ tri ân đối với những mất mát, đau thương không gì bù đắp được của các cựu nữ TNXP”.

Tham gia giao lưu tại buổi họp mặt, NSƯT Kim Xuân, Đàm Loan, nhà biên kịch Nguyễn Thu Phương (tác giả vở kịch nói Thời con gái đã xa, phản ánh đời sống của những người nữ TNXP) không giấu được sự xúc động và lòng ngưỡng mộ. NSƯT Kim Xuân chia sẻ : “Những tấm gương về sự hy sinh, ý chí sắt đá và cuộc sống của các chị đã giúp nghệ sĩ chúng tôi có thêm cảm xúc để thể hiện vai diễn về người nữ TNXP được trọn vẹn”. NSƯT Đàm Loan chia sẻ thêm : “Là phụ nữ, người mẹ, người vợ nên tôi thấu hiểu sâu sắc những mất mát của các chị”.

Sáng mãi tinh thần Thanh niên xung phong

Có mặt từ rất sớm, dì Triệu Thị Nga - cựu nữ TNXP thuộc Tỉnh Đoàn Yên Bái, tham gia mặt trận Điện Biên Phủ năm 1953, cũng đến tham dự buổi họp mặt. Dì Nga tâm sự : “Nhận thư mời tham gia họp mặt này, tôi nôn nao không biết có tìm được đồng đội nào trong Tỉnh Đoàn TNXP Yên Bái trước đây không”. Cả hai vợ chồng dì đều xuất thân từ TNXP. “Được sống và trưởng thành trong môi trường TNXP, vợ chồng tôi rất tự hào. Tôi truyền cho con cháu sức mạnh và niềm tin của người TNXP”, dì Nga chia sẻ thêm.

Câu chuyện nữ TNXP Đào Thị Hồng Đào, 16 tuổi, đi bộ 79 ngày đêm từ Cà Mau đến chiến trường miền Đông với không ít lần đối mặt với hiểm nguy, đã khiến nhiều bạn trẻ có mặt trong khán phòng ngưỡng mộ : “Tại sao các cô có thể làm được như vậy ?”. Cũng với niềm tin và lý tưởng đó, những cựu nữ TNXP khi trở về với đời thường vẫn luôn trăn trở về việc tìm kiếm hài cốt đồng đội. “Tôi không thể nào yên vui khi nhiều đồng đội tôi vẫn còn nằm trong rừng sâu. Ngày nào còn sống, còn sức khỏe, tôi còn đi tìm đồng đội của mình”, dì Hồng Đào cho biết.

Quá trưa, chương trình kết thúc nhưng những câu chuyện vẫn còn tiếp diễn bên bậc thềm nhà hát ; những số điện thoại được trao tay nhau, những cái ôm nồng thắm dường như không muốn dứt. Những khát vọng, những niềm tin không chỉ sáng mãi một thời mà đã và đang được tiếp nối. Bạn Phương Thảo, sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM bày tỏ : “Tinh thần hy sinh và cống hiến, sự lạc quan của các cô thật đáng khâm phục. Tôi nghĩ, tinh thần ấy vẫn sống mãi và được chuyển tiếp cho tuổi trẻ chúng tôi thông qua những hành động thiết thực như : Mùa hè xanh, Tiếp sức mùa thi, Thanh niên tình nguyện, Góp đá xây Trường Sa... Dẫu cuộc sống mỗi giai đoạn khác nhau nhưng tinh thần đó, niềm tin đó, khát vọng đó không bao giờ mai một trong thế hệ trẻ”.

MINH DIỆU

Các cựu nữ Thanh niên xung phong vui mừng gặp lại nhau tại buổi họp mặt.

* Nữ TNXP kỳ cựu nhất. Có lẽ đó là bác Nguyễn Thị Xuân (80 tuổi). Tuy phải có người dìu đến buổi giao lưu nhưng bác Xuân vẫn tự hào đội chiếc nón màu xanh TNXP năm nào, chiếc nón kỷ niệm của những ngày sống tại chiến khu Việt Bắc, chiến nón theo bước chân hành quân của nữ TNXP trong chiến dịch Điện Biên Phủ…

* Niềm vui nhân đôi. Để đến buổi giao lưu, cô Nguyễn Thị Năm phải nhờ một người hàng xóm bán giùm gánh rau ở chợ Vườn Chuối (TP.HCM). Mỗi ngày, nhờ gánh rau này, cô kiếm được vài chục nghìn trang trải cho cuộc sống. Vì vậy, khi hay tin được Báo Phụ Nữ tặng sổ tiết kiệm, cô Năm nghẹn ngào nói : “Chẳng những được gặp lại bạn bè, đồng đội cũ mà hôm nay, tôi còn được Báo tặng một sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng. Số tiền này sẽ giúp tôi rất nhiều”.

* Hai chị em cùng xung phong. 36 năm về trước, hai chị em sinh đôi Lý Thị Nghiêm và Lý Thị Trang (TP.HCM) cùng nhau xung phong ra tiền tuyến bảo vệ biên giới Tây Nam. Những ngày bên bom đạn đã trở thành ký ức không thể nào quên. Hôm nay, hai chị em cùng dắt tay nhau đến buổi họp mặt, gặp lại đồng đội cũ năm nào. Cô Nghiêm dù mắc bệnh nan y nhưng nụ cười lúc nào cũng nở trên môi.

* Kịch như đời thực. Khi xem trích đoạn vở kịch Thời con gái đã xa, cô Ngô Thị Kim Thoa đã rơi nước mắt. Hòa bình, những nữ TNXP trở về với cuộc sống thường nhật, chịu nhiều thiệt thòi, gợi nhớ lại cho cô hình ảnh ngày xưa. Ở cái tuổi 18, cô nữ sinh thủ đô đã gạt nước mắt xa gia đình để lên đường. “Từ lúc giơ tay xung phong đến ngày ra trận chỉ có ba ngày, tôi phải giấu mẹ để đi... Lấy chồng thời chiến, khi mang bầu đứa thứ hai thì chồng nhất mực xung phong “đi B”. Thế nhưng, tôi vẫn ủng hộ chồng đi làm nhiệm vụ”, cô Thoa kể lại.

Tiêu Hà (ghi)

Source : http://phu­nuon­line.com.vn/xa-hoi/ho...

Người nữ thanh niên xung phong ba lần gặp Bác Hồ

© Ảnh tư liệu TTXVN

Hồ Chủ tịch nói chuyện với các đại biểu dự Đại hội thi đua thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước toàn miền Bắc. (tháng 1/1967).

© Ảnh tư liệu TTXVN

Hồ Chủ tịch nói chuyện với các đại biểu dự Đại hội thi đua thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước toàn miền Bắc. (tháng 1/1967).

19/05/2012. Hàng năm, cứ mỗi khi cả nước tưng bừng kỷ niệm ngày sinh nhật Bác, bà Nguyễn Thị Điện, sinh năm 1933, ở thôn Đan Quế, Trung Chính, Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh lại không khỏi bồi hồi, tự hào khi nhớ lại niềm vinh dự ba lần được gặp Bác Hồ.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê nghèo, học chưa tròn con chữ, chị Nguyễn Thị Điện phải nghỉ học đỡ đần bố mẹ chăm lo việc nhà, tăng gia sản xuất. Với lòng sục sôi căm thù giặc, cô thôn nữ nghèo này đã sớm giác ngộ cách mạng, 16 tuổi tham gia vào đội du kích xã Trung Chính, 17 tuổi tình nguyện vào đội dân quân hỏa tuyến để được phục vụ chiến trường. Đội của chị được điều đến mặt trận Quảng Hồng (Uông Bí), hàng ngày tiếp lương, tải đạn, vận chuyển thương binh, sát cánh cùng bộ đội trên khắp các chiến trường. Quân ta đang đà thắng lớn trên khắp các mặt trận, Trung ương và Bác Hồ quyết định mở chiến dịch giải phóng Điện Biên, đội của chị được điều về đèo Tam Canh khai thông đường - một trong những con đường trọng điểm của chiến dịch.

Đầu năm 1954, khi cuộc cách mạng đang bước vào giai đoạn căng thẳng, quyết liệt, chỉ còn mấy ngày chiến dịch Điện Biên Phủ sẽ diễn ra, lúc đó việc mở đường gặp phải một vách đá dựng đứng, cao 25m chắn ngang. Đội của chị đã có nhiều sáng kiến và biện pháp giải quyết khó khăn nhưng đều không thành công. Cuối cùng, với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ một mình chị thắt dây ngang người trèo lên đỉnh núi. Với quả bộc phá 25kg, chướng ngại vật đã bị nổ tung, cả con đường chiến lược lên Điện Biên Phủ được lưu thông, lễ khai thông đường được Bác Hồ về thăm.

Lần đầu tiên chị gặp Bác vào mùa xuân năm 1954, nhìn thấy Bác, tất cả chiến sỹ mở đường đều reo lên, ngay lập tức Bác hoà mình vào giữa đám đông. Chị nhớ lại vào thời gian đó trông Bác rất gầy, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su cũ, Bác dặn dò cả đội phải bảo đảm an toàn, thi đua lập nhiều thành tích cống hiến cho Tổ quốc.

Cũng trong buổi lễ, chị vinh dự được Bác tận tay gắn huy hiệu có hình ảnh của Người và bộ quần áo màu gụ Bác đặc biệt dành tặng riêng cho nữ thanh niên dũng cảm. Đối với chị cả cuộc đời hoạt động cách mạng đây là kỷ vật có ý nghĩa nhất. Chính món quà đó đã động viên chị trong những năm tháng kháng chiến thiếu thốn, gian khổ. Do thời gian gấp gáp, lo chỉ đạo chiến lược nên ngay sau đó Bác lại ra đi. Buổi gặp mặt diễn ra chưa đầy một tiếng đồng hồ nhưng không ai bảo ai, cả đội thông đường đều quyết tâm thi đua lập thành tích. Đội của chị nổi tiếng về an toàn lao động và năng suất cao.

Cuối năm 1954 sau thắng lợi Điện Biên Phủ, với danh hiệu chiến sĩ thi đua số một, chị được về Thủ đô đúng vào dịp nhân dân Hà Nội mừng Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm Thủ đô, chị lại vinh dự được gặp Bác lần thứ hai. Lần này chị và các chiến sỹ được gặp Bác trong Phủ Chủ tịch. Sau khi biết chị cùng đồng đội đang xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội-Mục Nam Quan, Bác đã giải thích rõ ý nghĩa của việc hoàn thành tuyến đường này.

Chị nhớ từng lời của Bác, đây là tuyến đường quan trọng nối Hà Nội-Bắc Kinh-Mạc Tư Khoa các thủ đô khác. Con đường sẽ củng cố tình hữu nghị quốc tế và sức mạnh đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng lại đất nước, làm cho ta gần gũi hơn với Liên Xô, Trung Quốc và các nước bạn khác. Sau khi nói chuyện, Bác mời kẹo và phát cho từng người một quyển họa báo rồi chúc mọi người công tác tốt.

Đầu năm 1955, với danh hiệu thanh niên tiêu biểu, chị được tham gia đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam sang gặp thanh niên các nước Xã hội chủ nghĩa ở Vacsava (Ba Lan) do ông Vũ Quang dẫn đầu, sau đó đoàn đại biểu sang làm việc ở Liên Xô. Cũng trong thời gian này, đoàn công tác của Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu cùng ông Trường Chinh, bốn Bộ trưởng, ba Thứ trưởng đang thăm và làm việc ở Liên Xô.

Nhớ lại những ngày công tác ở Liên Xô, Bác và đoàn công tác của Chính phủ Việt Nam đi đến đâu đều được hàng ngàn, hàng vạn người chào mừng, vỗ tay hoan nghênh và hô vang khẩu hiệu : “Nhân dân Việt Nam anh dũng muôn năm.” Tại buổi tiệc chiêu đãi Đoàn Chính phủ Việt Nam tại điện Kremli vào tháng 7/1955, Bác đã cho ông Vũ Quang và chị cùng vào dự. Chị lại vinh dự được gặp Bác lần thứ ba. Tuy không có điều kiện được tiếp xúc riêng với Bác nhưng qua ánh mắt trìu mến của Người, chị đã cảm nhận được tình cảm đặc biệt của Bác với tất cả thanh, thiếu niên và nhi đồng ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Ở đây chị đã thấy được sự vĩ đại của Người, cảm nhận được cốt cách của một vị lãnh tụ.

Sau chuyến công tác, chị tiếp tục say mê lao động trên tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai. Năm 1956, chị được điều về làm hộ lý phục vụ thương binh nặng ở Vĩnh Hồ-Hà Nội. Tại đây chị tranh thủ học thêm bổ túc văn hóa rồi tiếp tục học Đại học Y Thái Bình. Sau khi ra trường, chị làm Phó Viện trưởng Bệnh viện Tiên Sơn ; năm 1974 làm Viện trưởng Bệnh viện Gia Lương. Với tấm lòng « lương y như từ mẫu, » hết lòng trong công chị luôn được mọi người yêu mến và đánh giá cao. Năm 1991, chị về nghỉ hưu nhưng vẫn tham gia nhiều hoạt động công tác xã hội khác.

Chị tâm sự : « Được gặp Bác là những kỷ niệm không thể nào quên trong cuộc đời tôi. Mỗi lần gặp Bác là một lần tôi được thấy một nhân cách cao cả ; một con người đại trí, đại nhân, đại dũng. »./.

Thanh Thương (TTXVN)

Source : Vietnam +

Những nữ thanh niên xung phong lay lắt giữa đời thường

© 2012 XaLuan

Bà Tống Thị Cam kể về những năm tháng chiến tranh không thể nào quên.

© 2012 XaLuan

Bà Tống Thị Cam kể về những năm tháng chiến tranh không thể nào quên.

XaLuan.com, 01-05-2012

Sau những năm tháng chiến tranh, những nữ thanh niên xung phong tại Vĩnh Bảo - Hải Phòng lặng lẽ trở về quê hương. Không chồng con, tuổi già sức yếu, nhiều bệnh tật... là hoàn cảnh chung của nhiều nữ thanh niên xung phong ngày ấy.

Chúng tôi tới ào thôn Hà Phương 4 - Thắng thủy - Vĩnh Bảo - Hải Phòng, thăm bà Tống Thị Cam, người nữ thanh niên xung phong thời đất nước còn lửa đạn, nay sống trong ngôi nhà cấp 4 lụp xụp chừng hơn 10m2 của người em trai vừa mất. Bà Cam hiện sống một mình, không chồng con nương tựa. Một tay ôm ngực để ghìm lại những cơn ho sù sụ, bà bình thản kể lại những gian truân trong cuộc đời mình.

Nhớ lại những năm tháng cùng đồng đội san rừng, bạt núi tại vùng “chảo lửa” Hà Tĩnh, Quảng Bình, mở đường, san lấp hố bom cho từng đoàn xe tiến vào chiến trường, đôi mắt bà ánh rạng lên như thể đôi mắt của cô nữ thanh niên xung phong giữa những ngày tháng hào hùng năm nào.

Nhà có 4 anh chị em, bố mẹ mất sớm, cô bé Cam phải lặn lội mò cua bắt ốc để nuôi 3 em còn nhỏ. Năm 1965, khi mới 18 tuổi, trong khí thế hừng hừng cả nước lên đường lập công giết giặc, sau nhiều đêm trằn trọc, cô thiếu nữ Cam quyết định viết đơn xin được nhập vào đoàn các nữ thanh niên xung phong vào chiến trường.

Những kỷ vật được người nữ thanh niên xung phong nâng niu trân trọng. “Khi đó, tôi cùng hơn 10 chị em nữa tại huyện Vĩnh Bảo được tổ chức phân công vào Hà Tĩnh, Quảng Bình mở đường, thông xe cho các đoàn quân của ta, chống lại âm mưu ném bom san lấp của đế quốc Mỹ. Chúng tôi đi bộ hàng tháng ròng rã. Cứ ngày nghỉ đêm đi. Pháo sáng của địch lập lòe trên đỉnh đầu mà cũng chẳng ai thấy sợ. Vai tê buốt, đôi chân phồng rộp ăn cơm nắm, uống nước suối, các chị em vẫn động viên nhau kiên định ý chí. Tôi vẫn là người may mắn được trở về quê hương. Nhiều đêm nằm một mình, tôi lại nhớ về các đồng đội của mình. Những ánh mắt, tiếng cười, những nỗi lòng của các chị em giờ đã là người thiên cổ khiến tôi không thể cầm lòng”, bà Cam tâm sự.

Trở về quê hương năm 1971 do bị thương và đau ốm triền miên, bà Cam phải sống nương tựa vào các em. Không chồng, không con, chỉ có 1 sào ruộng khiến cuộc sống của của bà vô cùng cơ cực. Hơn nữa, căn bệnh tim nặng cùng với huyết áp cao ngày đêm hành hạ khiến cuộc sống của bà lay lắt như ngọn đèn trước gió. Chế độ khoảng 600 nghìn/tháng không đủ mua thuốc mỗi lần cơn đau tim hành hạ.

Có nhiều khi cơn đau đến đột ngột khiến bà ngất lịm. Tỉnh dậy mới cố gắng lết được người ra ngoài ngõ nhờ người đưa đi viện. “Tôi còn may mắn là được nhiều những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ. Ngày trước, lúc còn sống, bác Nguyễn Gia Thảo - Chủ một Công ty da giày Hải Phòng cứ hàng tháng, hàng năm lại chu cấp tiền giúp đỡ cho chị em thanh niên xung phong chúng tôi. Ai còn khỏe được bác cho bò, cho trâu để sản xuất. Tôi bệnh tật được bác cho tiền hàng tháng để chữa bệnh. Bây giờ hàng tháng, tôi lại được chị Đặng Thị Mai Hương - con dâu bác Thảo, hỗ trợ cho tiền ăn, tiền thuốc thăm hỏi hàng tháng, cũng vì thế mà cuộc sống và việc chữa bệnh cũng đỡ khó khăn hơn nhiều. Chị em thanh niên xung phong chúng tôi vô cùng cảm kích những “tấm lòng vàng” ấy”, bà Cam xúc động.

© 2012 XaLuan

Bà Nguyễn Thị Rụt xúc động khi chia sẻ về những kỷ niệm năm xưa và cuộc sống khó khăn hiện tại.

© 2012 XaLuan

Bà Nguyễn Thị Rụt xúc động khi chia sẻ về những kỷ niệm năm xưa và cuộc sống khó khăn hiện tại.

Cùng là nữ thanh niên xung phong trở về, cuộc sống của bà Nguyễn Thị Rụt (SN 1946) cùng thôn Hà Phương 4 cũng đang sống một cuộc sống nhiều khó khăn. Năm 1965, cô thiếu nữ Nguyễn Thị Rụt viết đơn tình nguyện được tham gia thanh niên xung phong. Sau một thời gian được điều động tại cảng Hải Phòng, bà trở về quê.

Lấy chồng bị tật nguyền, bà sinh được 3 người con thì 2 người con trai bị thần kinh, chỉ có người con gái lành lặn đỡ đần mẹ. Rồi 2 con trai ngoài 20 tuổi có lớn mà không có khôn cũng lần lượt ra đi. Đau đớn hơn, đứa cháu ngoại duy nhất bị chết vì tai nạn giao thông, con gái bà quá đau đớn, phát bệnh tâm thần, bà phải đón về chăm sóc. Nhà chỉ có 2 sào ruộng, cùng với số tiền trợ cấp hộ nghèo, bà vẫn phải tần tảo nuôi con khi đã ngoài 60 tuổi. Nỗi đau, nỗi bất hạnh bà chỉ biết nuốt ngược vào trong.

Nói về các hoàn cảnh lay lắt mà hiện các nguyên nữ thanh niên xung phong còn phải đối mặt trong cuộc sống đời thường, ông Nguyễn Văn Các - Phó chủ tịch Hội chữ thập đỏ huyện Vĩnh Bảo cho biết : “Địa bàn huyện hiện có trên 2.000 thanh niên xung phong. Trong đó có trên 30 trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như bà Cam, bà Rụt.

Từ nhiều năm trở lại đây, Hội chúng tôi luôn kết nối, qua lại với những tấm lòng hảo tâm như bác Thảo (đã quá cố) nay là chị Hương - con dâu bác Thảo - để tạo điều kiện trợ cấp, tặng quà cho các hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống.

Họ - những nữ thanh niên xung phong anh dũng trong thời chiến, nay gặp phải khó khăn bôn bề trong cuộc sống đời thường. Chúng tôi mong muốn những cá nhân, tổ chức quan tâm, chia sẻ với cuộc sống khó khăn của những nữ thanh niên xung phong giúp họ bớt đi phần nào cơ cực trong cuộc sống”.

© 2012 XaLuan

Chị Hương (trái), con dâu bác Thảo tiếp tục thay cha giúp đỡ những nữ thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn.

© 2012 XaLuan

Chị Hương (trái), con dâu bác Thảo tiếp tục thay cha giúp đỡ những nữ thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn.

Nguồn đọc thêm : http://www.xaluan.com/modu­les.php?n...

Chuyện về một nữ TNXP ngày ấy...

© Phương Trà

Chị Hương lần giở những kỷ niệm về một thời chiến đấu hào hùng.

© Phương Trà

Chị Hương lần giở những kỷ niệm về một thời chiến đấu hào hùng.

Kỷ niệm ngày truyền thống Lực lượng Thanh niên xung phong (15-7)

Thứ Sáu, 15/07/2011

Ngày ấy, chị là “thủ lĩnh” đội quân tóc dài tuổi mới mười tám đôi mươi, xung phong đi mở đường, đối mặt với đạn bom quân thù, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. Bây giờ, chị lại giúp đồng đội tròn những nguyện ước, viết tiếp trang sử của đời mình bằng những việc làm có ý nghĩa...

Nữ chỉ huy “chim chích”

Đó là cái tên thương yêu mà đồng đội đặt cho Trần Thị Thanh Hương, đại đội trưởng đại đội 752, N75, Binh trạm 12 thuộc Đoàn 559 ngày ấy. Sinh ra ở một vùng quê nghèo xứ Nghệ, chưa đầy 17 tuổi, Hương đã xung phong vào chiến trường, tham gia vào đại đội 752. Trong đại đội đặc biệt với 198 người là nữ, Hương nổi bật bởi vóc người “nhỏ như chim chích” nhưng khi làm nhiệm vụ thì vô cùng dũng cảm và nhanh nhẹn. Không thể nói hết những khó khăn, vất vả ngày ấy. Sống ở hang, thiếu thốn đủ thứ, rồi những cơn sốt rét rừng hành hạ, vậy mà các chị vẫn lạc quan, yêu đời, ngày ngày tỏa ra mặt đường bảo đảm giao thông cho những đoàn xe qua lại. Trong dòng hồi ức của người nữ thanh niên xung phong ngày ấy, vẫn vẹn nguyên những lần cùng đồng đội phát hiện và cứu chữa cho thương binh. Một lần, địch ném bom ngay đoạn đường 128, Hương cùng các chị em chạy đến trong màn mưa dày đặc, bới lên vài lớp đất thì phát hiện ra một chiến sĩ binh trạm toàn thân đầy máu. Khi thấy anh vẫn còn sống, các chị múc nước cho anh uống rồi thay quần áo cho anh. Nhưng chưa kịp uống đến ngụm cuối cùng thì anh đã tắt thở. Chị em gạt nước mắt chôn anh ngoài rừng. Chiến tranh là vậy, sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc… Biết bao lần, Hương ôm những người bạn thân mới đây còn cười còn nói, giờ đã nằm lại nơi chiến trường.

Rồi có lần Hương bị thương, được đưa về Bệnh viện 128 ở Lào. Khi bệnh tình đã đỡ, chứng kiến nỗi đau của nhiều đồng đội bị cụt chân, tay, phải nằm liệt một chỗ, lòng Hương cồn lên nỗi đau. Cái khó ló cái khôn, Hương vào rừng chặt nhiều ống bương mang về, quên đi nỗi đau bị gai cào, vắt cắn để mỗi khi các anh muốn tiểu, người con gái lại quên nỗi ngại ngùng, xấu hổ, thay các y tá, đem ống bương đến giúp các anh. Ai cũng thương cô gái bé nhỏ mà nhanh nhẹn. Nhờ sáng kiến đó, Hương được bệnh viện tặng giấy khen. Lại có lần trên đường đi trinh sát, chị gặp một nhóm lính trẻ lúng túng chưa biết cách làm thịt con lợn. Vậy là, một mình một dao, chỉ vài phút, nữ chỉ huy “chim chích” đã chọc tiết được con lợn trước sự thán phục xen lẫn ngạc nhiên của các chàng lính trẻ. Những lúc nghỉ ngơi, các chị em trong đại đội lại đọc thơ do chị Hương sáng tác. “Tiếng hát át cả tiếng bom/Tuổi xuân ở với núi non rừng già” (Thanh Hương). Giữa nơi chiến trường khói lửa, Hương cũng đã ấp ủ tình yêu với một người thanh niên xung phong cùng lời hẹn ước chờ ngày hòa bình.

Viết tiếp những trang đời...

Hòa bình, chị về công tác tại xí nghiệp Liên hiệp công trình III. Đến năm 1982, chị giữ chức phó trưởng phòng Tổ chức Khu quản lý đường bộ V. Với bản tính nhanh nhẹn, làm việc năng nổ, năm 2004, mặc dù đã về hưu, chị vẫn hăng hái tham gia công tác ở địa phương như : Tổ trưởng dân phố, trưởng ban hòa giải, thành viên HĐND phường… Nhờ chị Hương, khá nhiều vụ việc tranh chấp gay gắt trong xóm đã được giải quyết êm thấm, thắt chặt thêm tình nghĩa láng giềng. Không chỉ vậy, mặc dù ngoài 60 tuổi và đã lên chức “bà” nhưng chị vẫn đảm trách tốt công việc là Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Phú Thái, chi nhánh Đà Nẵng.

Điều đáng nói là trong hơn 60 cán bộ, nhân viên trong công ty thì phần lớn là con em của cựu TNXP hoặc CCB. “Thanh niên xung phong bây giờ có nhiều người còn khổ lắm. Cuộc sống nay cũng đã tạm ổn nên mình muốn góp một phần công sức để giúp đỡ anh chị em có công ăn việc làm”, chị Hương tâm sự. Với những gì đã làm, chị là một trong những người đầu tiên được nhận huy chương “Vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tặng (1985), Huy chương “Vì thế hệ trẻ” (1986), Huy hiệu Nguyễn Văn Trỗi, Huy chương “Vì sự nghiệp ngành Giao thông vận tải”... Năm 2007, chị vinh dự được tham dự Hội nghị nữ cựu chiến binh tiêu biểu toàn quốc.

Bài và ảnh : Phương Trà

Nguồn : http://bao­da­nang.vn/chan­nel/5399/20...

Nữ thanh niên xung phong 2 lần sống lại

Nguyễn Thị Sâm

Chị Sâm đang thắp hương tưởng nhớ đồng đội

Nguyễn Thị Sâm

Chị Sâm đang thắp hương tưởng nhớ đồng đội

Tin tuc - Thứ Năm 19/05/2011

Một lần chết đi sống lại tưởng đã là sự kiện đáng nhớ trong đời người, nhưng chị Sâm lại tiếp tục trải qua một lần « tưởng chết » thứ hai khi bị bom B52 của Mỹ giội xuống lán trại...

Nhưng đúng lúc tưởng chị vĩnh biệt đồng đội để ra đi thì như một sợi dây thần kỳ nào đó, một đồng chí phát hiện ngực chị còn ấm... Và chị đã sống, đã không chịu khuất phục trước kẻ thù.

Đồi Cha Quang - một chứng tích trên đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại đã chứng kiến bao sự anh dũng chiến đấu, hy sinh của lực lượng thanh niên xung phong trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ác liệt. Trong chuyến công tác tại Quảng Bình, chúng tôi được gặp chị Nguyễn Thị Sâm, người nữ thanh niên xung phong của đơn vị C759 đã hai lần chết đi sống lại trên đồi Cha Quang để mở đường Trường Sơn đi cứu nước. Chị đã được UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.

Hai lần làm lễ khâm liệm

Mảnh đất Tuyên Hoá, Quảng Bình khắc nghiệt nắng gió nhưng con người ở đây lại rất hiền hoà, hiếu khách. Chị Sâm mặc bộ quần áo thanh niên xung phong (TNXP), đầu đội mũ tai bèo dẫn chúng tôi đi thăm lại chiến trường xưa. Nhìn rừng cây ngút ngàn, cua dốc quanh co, núi cao, vực sâu thăm thẳm, tịnh không một bóng nhà, bóng người, chúng tôi thực sự khâm phục ý chí, sức dẻo dai của hàng vạn TNXP, dân công hỏa tuyến đã quên mình xẻ núi, bạt đèo, đào đắp hàng triệu mét khối đất đá để mở đường Trường Sơn. Ký ức bi tráng dội về làm đôi mắt của chị nhoà đi…

Ngày ấy, chị Sâm mới 17 tuổi. Bạn bè ở thôn Sơn Ngọc, xã Đức Hoá, huyện Tuyên Hoá nhiều người đã lấy chồng, nhưng chị Sâm lại tình nguyện đi TNXP. Năm 1965, tuyến đường 12A bị địch bắn phá ác liệt. Để giữ vững tuyến giao thông huyết mạch chi viện cho tiền tuyến, ngày 6/5/1965, gần 180 TNXP của huyện Tuyên Hoá vừa mười chín đôi mươi, trong đó có 70 chiến sĩ nữ, được tổ chức thành một đại đội lấy tên là C759, biên chế thành 8 tiểu đội để bổ sung lực lượng cho công trường 12A. Trong số đó, chị Nguyễn Thị Sâm trẻ tuổi nhất.

Hôm lên đường, nhiều người tưởng chị đi tiễn anh trai, bởi trông chị rất nhỏ bé. C759 được giao nhiệm vụ quản lý 10km đường từ Khe Cấy đến Bãi Dinh, cứ 1km đường lại có một tiểu đội chốt giữ. Đây cũng là đoạn đường bị bom Mỹ đánh phá ác liệt nhất.

Suốt 47 ngày đêm (từ này 18/5 đến 3/7/1966) địch đã trút xuống khu vực km21 đồi Cha Quang hàng ngàn tấn bom đạn, nhằm vùi lấp con đường, nhưng các chị vẫn bám trụ với tinh thần máu « C759 có thể bị đổ, nhưng đường của C759 không thể bị tắc ». Trận chiến đấu ngày 3/7/1966 đã trở thành một sự kiện bi hùng trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước của dân tộc.

14h ngày 3/7, máy bay Mỹ ném xuống hàng trăm quả bom, ngay lập tức 5 tiểu đội TNXP C759 và 1 trung đội bộ đội công binh ứng cứu dùng mìn phá đá để san lấp mặt đường. Tiểu đội 2 và 5 gồm 8 người, trong đó có chị Sâm được giao nhiệm vụ bắn mìn ở đống đất sụt. 22h cùng ngày nhiệm vụ sắp hoàn thành thì bất ngờ địch thay đổi giờ đánh tọa độ, một loạt bom nổ đinh tai nhức óc giữa lưng chừng núi, chính diện với đội hình C759.

Chị Sâm kể : « Tôi chỉ thấy lửa loé lên và rầm rầm đất đá rơi xuống rồi ngất đi. Khi tỉnh lại thấy mình đang nằm trong bệnh viện và được nghe mọi người kể chuyện mình chết đi sống lại thật ly kỳ ».

Bom Mỹ làm cho cả tiểu đội của chị bị đất đá vùi lấp. Có một chiến sỹ công binh ở đội bên cạnh được đồng đội tới cứu, khi vừa đào qua ngực, đồng chí này đã nói ngay : « Bên cạnh tôi có một người nữ nữa ». Đào mãi vẫn không thấy chị Sâm, họ định bỏ cuộc, nhưng chiến sĩ công binh vẫn cố thuyết phục « các anh thương nữ hơn thương nam ». Lại đào tiếp. 10 phút sau, anh Trần Văn Hào đã đào trúng vào chiếc mũ dừa chị Sâm đội trên đầu, reo lên « thấy rồi ». Họ bới được chị ra khỏi lòng đất, bụng chị phình to, sùi bọt mép. Không thấy chị còn sống, đồng đội đưa chị ra cửa ngầm nằm chờ xe chở quan tài vào đưa chị đi mai táng.

4h sáng hôm sau, xe chở quan tài mới tới, lúc khiêng chị khâm liệm bỗng một đồng đội phát hiện ngực chị vẫn còn ấm đã hét lên « còn sống, còn sống ». Họ cấp tốc xúc đất đổ lên xe cho chị nằm khỏi xóc và chở chị băng rừng đến Bệnh viện quân đội 14. Bác sĩ thăm khám cho chị đã lắc đầu, nhắc đơn vị chuẩn bị làm thủ tục cho chị về khâm liệm. Nhưng không ngờ, sức sống mãnh liệt của người con gái chưa tròn đôi mươi lại lớn đến thế. Chị tỉnh lại khiến các bác sỹ sửng sốt, bàng hoàng. Lúc này chị mới biết, 7 đồng đội của mình đã hy sinh cùng nhiều bộ đội công binh và 67 chiến sĩ bộ đội, TNXP bị thương.

Để ghi nhớ chiến công vẻ vang và sự hy sinh anh dũng đó, C759 đã quyết định lấy ngày 3-7-1966 để làm tên gọi cho ngọn đồi Cha Quang. Và đồi Cha Quang lại có thêm tên gọi « Đồi 37 » từ ngày ấy.

Một lần chết đi sống lại tưởng đã là một sự kiện đáng nhớ trong đời người, nhưng chị Sâm lại tiếp tục trải qua một lần « tưởng chết » thứ hai. Đó là 2 năm sau, trong một lần bị bom B52 của Mỹ giội xuống lán trại, do sức ép của bom khiến chị bị ngất. Chị được đơn vị khiêng vào bệnh viện cấp cứu. Lúc này cơ thể chị rất yếu, toàn thân bất động và đặc biệt là không tiếp nhận bất cứ thuốc men nào. Tưởng chị đã chết, đơn vị đành khiêng chị về để làm lễ truy điệu. Nhưng kỳ lạ thay, đúng lúc tưởng chị vĩnh biệt đồng đội để ra đi thì như một sợi dây thần kỳ nào đó, một đồng chí phát hiện ngực chị còn ấm, họ lại cấp tốc đưa chị đi cấp cứu. Và chị đã sống, đã không chịu khuất phục trước kẻ thù.

Cuộc sống giữa đời thường

Cả tuổi thanh xuân cống hiến cho con đường huyền thoại, di chứng của chiến tranh đã khiến cho sức khỏe của chị Sâm giờ yếu đi nhiều. Vết thương trên đầu trong lần chị bị vùi lấp được anh Hào cứu vẫn hằn nguyên. Chị kể : « Năm 1979 tôi chuyển về làm công nhân cầu đường ở Tuyên Hoá, lúc này chồng tôi thì ở xa, ba mẹ con ốm đau luôn. Công ty thì hay di chuyển, ba mẹ con không thể đi theo được nên phải về mất sức ». Sinh được hai cô con gái, tư tưởng « trọng nam khinh nữ » của chồng đã khiến cuộc sống hôn nhân của anh chị không hạnh phúc. Chồng chị bỏ vào Nam, hai đứa con gái cũng đi lấy chồng trong Nam, ở mảnh đất cằn cỗi mưa nắng khắc nghiệt chỉ còn mình chị.

Căn nhà lá chị lợp từ năm 1998 đến nay đã xuống cấp, tường nhà nứt toác, vá víu. Mỗi khi trời mưa, nhìn nước dột xuống từ mái nhà, chị lại nhớ đến những năm tháng gian khổ đã qua mà bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Không có lương hưu, không có thu nhập, chị trồng rau, nuôi gà, nuôi lợn để trang trải cuộc sống, sớm tối bầu bạn với thiên nhiên, với những công việc xã hội, tham gia vào các đoàn thể để nhân lên niềm vui.

Theo Trần Hằng - Anh Hiếu (CAND)

Source : http://us.24h.com.vn/tin-tuc-trong-...

Trò chuyện với nữ TNXP Nguyễn Thị Thuần, nhân chứng sống về 13 nữ TNXP

Nguyễn Thị Thuần

Nữ TNXP Nguyễn Thị Thuần. (phải) - nhân chứng sống về 13 nữ TNXP.

Nguyễn Thị Thuần

Nữ TNXP Nguyễn Thị Thuần. (phải) - nhân chứng sống về 13 nữ TNXP.

Hoatdongtuthien News - 19/07/10

Người ta vẫn nói « hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng », hiểu nôm na là khi đã có duyên thì cùng trời, cuối đất, người ta vẫn tìm ra nhau, vẫn gặp được nhau, vẫn hiểu nhau Và ngược lại, khi đã vô duyên thì, dù có ngay cạnh nhau thì vẫn không thể gặp và hiểu nhau. Có lẽ bởi thế mà, những duyên nợ vẫn còn đầy nhân gian, gắn kết mỗi người với nhau trong cuộc đời.

Còn riêng tôi, tôi luôn cho rằng, những người đã đi qua cuộc đời, dù thoảng qua dù gắn bó, dù chỉ là một cuộc nói chuyện hay một lần gặp gỡ, cũng đều đáng trân trọng. Có những mối duyên được nâng niu, được gọi tên, là tình bạn, là tình yêu, là tình đồng nghiệp... Nhưng cũng có những mối duyên không cần gọi tên, đơn giản chỉ bởi là sụ sẻ chia, niềm hoài vọng, để lắng nghe và hiểu của những con người xa lạ, biết đâu chỉ gặp một lần....

Không hiểu sao, tôi lại nghĩ rằng mình có duyên với người phụ nữ đó. Chỉ bởi cuộc nói chuyện ngắn ngủi trong một lần về thăm quê lúa Thái Bình. Người phụ nữ mà phong thái và cả cung cách nói chuyện đều khiến người đối diện phải chú ý bởi duyên thầm, bởi sự hóm hỉnh, và có lẽ còn bởi chất lính trong tâm hồn. Một thời bám gốc với đạn bom, một thời quá quen với những hy sinh, mất mát, chắc bởi thế mà chị mặn mà và tình cảm hơn với hiện tại. Người phụ nữ đó là nữ TNXP

Nguyễn Thị Thuần thuộc tiểu đội TNXP C873- N87, 62 tuổi, là người con của xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, Thái Bình, chị là nhân chứng sống trong trận càn đẫm máu của máy bay Mỹ khiến 13 nữ đồng đội của chị cùng ngã xuống khi các chị đang làm nhiệm vụ san lấp hố bom đường tàu trọng điểm núi Nhồi- núi Nấp, Thanh Hóa đêm 11/5/1967.

Trong suốt cuộc nói chuyện, đôi lúc chị im lặng. Dường như, với chị có quá nhiều tâm sự, quá nhiều chất chứa và nỗi niềm. Về đồng đội, về một thời dám sống và dám chết. Chị khóc khi kể về 13 nữ đồng đội anh hùng của mình, mắt nhòe nước và hấp háy. Có thể, trong chiến tranh, đứng trước ranh giới giữa sự sống và cái chết, các chị mạnh mẽ, các chị dám đối mặt mà không hề rơi nước mắt. Nhưng khi đã hòa bình, khi giờ đây đồng đội người còn kẻ mất, khi những nỗi lo trước bộn bề cuộc sống của áo cơm gạo tiền, thì nhớ về quá khứ, về người đã khuất lại không mấy dễ để cầm lòng.

Chị nói về sự ra đi đó, vừa tiếc thương, vừa tự hào. Không tiếc thương sao được khi đó là những đồng đội của mình, những cô gái chưa biết hạnh phúc lứa đôi là gì, và thậm chí, chưa một lần cầm tay hò hẹn. Không tiếc thương sao được khi chỉ còn 15 phút nữa thôi là tuyến đường sắt trọng điềm sẽ được thông mà máy bay Mỹ lại oanh tạc, chúng bỏ 4 quả bom rơi trúng đội hình nơi các chị đang làm nhiệm vụ. Đau sót lắm chứ, thương tâm lắm chứ. Và cũng tự hào lắm, tự hào bởi một thời anh hùng như thế, mà các chị là hiện thân của những hy sinh, cống hiến. Tự hào về người thiếu nữ của quê hương, áo vải quần thâm, vai đeo súng trường. Tự hào bởi mình đã được sống, được sẻ chia, được chiến đấu với những người phụ nữ anh hùng như thế. Mà thực ra thì, khi cầm súng ra chiến trường, phàm đã là người lính đều chỉ mong ước đánh giặc trả nghĩa quê, trả nghĩa Tổ quốc, mong ước đến tột cùng được gọi tên hai tiếng Hòa Bình, còn về sự vinh danh, về sư trả ơn sự nhớ đến báo dền nào có xá đến.

Các chị cùng nhau vào chiến trường, cùng gọi nhau hai tiếng « đồng đội » vào ngày 15/12/1965, ngày đó chị mới 16 tuổi, cái tuổi thiếu nữ trăng rằm, đẹp và mộng mơ. Chị nói, vào chiến trường khi đó, chẳng đứa nào nghĩ đến cái chết hay sự chia lìa mà chỉ toàn mơ về những mộng đẹp, mơ về nhiệt huyết tuổi xuân. Hình ảnh nữ TNXP mũ tai bèo, vai khoác súng trường san lấp những hố bom, băng những đường máu lúc đấy cứ nhảy múa trong tâm trí những đứa con gái mới lớn. Nên chẳng đứa nào buồn phiền nhiều khi nghĩ rằng đang chia tay gia đình, chia tay người thân để vào nơi khói lửa. Tôi hiểu điều đó và tin vào những mong ước giản đơn đó. Người ta vẫn nói, thời thế tạo anh hùng. Thời nào cũng thế thôi, đứng trước vận mệnh của Tổ quốc, là tuổi trẻ, thử hỏi ai không bận lòng, ai không khắc khoải... Và mỗi thời, tuổi trẻ lại mang một lý tưởng riêng, phù hợp với thời đại, thời thế. Nếu nhìn chị, có lẽ sẽ chẳng ai nghĩ rằng, người phụ nữ này lại là một nữ TNXP từng một thời chiến binh trận mạc. Bởi nét dịu hiền, nhân hậu và có gì như là cam chịu của một người phụ nữ đã lên chức bà. Chỉ đến khi nghe chị kể về cái thời đã qua, thời mà với chị là đẹp nhất trong cuộc đòi, thời mà, như chị nói là không có gì để hối tiếc và nếu có quay trở lại, có phải đánh đổi tất cả, chị cũng sẽ vẫn sống như thế. Thời đó khổ lắm cô ạ, nhưng mà thương nhau lắm, nhường nhau từng miếng cơm, củ sắn, nhường nhau từng manh áo, mảnh quần. Khổ mà tiếng cười cứ ăm ắp. Mỗi khi đứa nào có thư nhà là cã lũ cùng vui chung, y như là thư của cha mẹ mình. Niềm vui và nỗi buồn luôn san sẻ. Cảm giác ấm áp và yêu thương, tất cả coi nhau như chị em. Ngày đó, đứa nào cũng còn trẻ, mới 16, 17, thậm chí có cô mới 15. Một thời hào hùng, máu lửa. Bây giờ, khi sống trong thời bình, tôi vẫn mơ về đồng đội, về những người đã khuất, những người đang sống, về những trận đánh, những lần san đường thông xe.

Và bao giờ cũng thế, nụ cười, tiếng gọi nhau của đồng đội lại kéo tôi về với hiện tại. Rất nhiều đêm, tôi phải giật mình giữa khuya, tiếng cười, những khuôn mặt. Và lần nào cũng thế, tôi đều khóc. Có thể, bạn cho tôi là hoài cổ, là bà già. Nhưng có sống trong thời đó, có chiến đấu, có vào sinh ra tử mới hiểu hết được. Và rồi, chị khóc. Mà không, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng những người như chị là hoài cổ. Tôi ngưỡng mộ và tôn trọng một thời các chị như thế. Thậm chí, có lần tôi đã ước, giá như mình được sống vào thời đó như các chị, thời « xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai »... Tiếng hát vẫn át tiếng bom trên những tuyến đường các chị thông, những cung đường lửa sống chết chỉ tày gang mà tiếng hát vẫn vang lên. Trong mất mát, hiểm nguy, người ta thường không nghĩ đến sự chết chóc, không nghĩ đến những đau khổ mà thường hay nghĩ về sự lạc quan. « Hiên ngang trên đường ray đi về núi Nhồi, không nhanh, con nhà Giôn (Johnson, Tổng thống Mỹ trong chiến tranh VN) nó xơi mất trốc », hay tại trọng điểm đánh phá Cầu Vương, các chị cũng vẫn yêu đời với tiếng hát « túi bom thì ở núi Nghè, hang hùm máy chém thì ở Cầu Vương ». Chiến tranh tàn khốc, dù bên nào thắng, dù được dù mất thì những mất mát đều không so sánh được. Những đánh đổi, được gọi tên, không được gọi tên. Như sự hy sinh của 13 nữ liệt sĩ TNXP của huyện Đông Hưng, Thái Bình là mất mát quá lớn.13 cô gái cùng chiến đấu, cùng ngã xuống một nơi, một ngày, thử tưởng tượng những đớn đau mà người còn lại phải đối mặt...

Tôi hỏi chị về sự vinh danh mới đây của Chủ tịch nước đối với 13 nữ liệt sĩ TNXP, các chị được trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, chị cười trong khóe mắt rưng rưng, rằng, tất cả chúng tôi, những người đồng đội còn sống đã ôm nhau khóc khi biết được điều đó. Chúng tôi hạnh phúc nghẹn ngào. Cảm ơn Đảng, cảm ơn Chính phủ đã không quên những con người nhỏ bé mà vĩ đại đó, đã không quên đồng đội tôi... Chiến tranh luôn tạo ra những anh hùng, thậm chí là những anh hùng áo vải. 35 năm sau một cuộc chiến tranh và 45 năm sau ngày hy sinh, các chị, 13 cô gái TNXP của Đông Hưng mới được biết đến, mới được vinh danh, mới được đáp đền một cách mà chúng ta cho là đúng đắn và cần thiết nhất. Là muộn màng, nhưng dẫu sao vẫn là sự an ủi người sống và vong linh người khuất. Có thể, chúng ta, khi được hưởng nền thái bình, vô tình lại không hiểu hết 2 từ chiến tranh, hy sinh, nên đôi khi là vô tâm. Sự hy sinh xứng đáng được vinh danh, xứng đáng được quan tâm.

Giờ đây, gác lại cây súng trường, và kí ức của thời khói lửa, chị trở về vun vén với gia đình, với con cháu và chấp nhận cuộc sống yên bình hiện tại nơi quê nhà. Chồng chị, một thương binh cũng đã mất từ lâu. Thế mới thấy,, người nữ TNXP đó đã sống, đã cho, đã hy sinh và chịu đựng nhiều thế nào. Và, chỉ khi mạnh mẽ người ta mới có thể làm được như thế....

Đỗ Yến Hoa

Nguồn : http://hoat­dong­tu­thien.org/f366/377...

Trò chuyện với thân nhân nữ liệt sỹ thanh niên xung phong Trần Thị Nụ

Liệt sĩ Trần Thị Nụ

Hoatdongtuthien News - 19/07/10

Trong chuyến đi Thái Bình, chúng tôi đã có dịp về thăm xã Phú Châu, huyện Đông Hưng, nơi sinh ra 2 trong số 13 nữ thanh niên xung phong thuộc tiểu đội xung kích C873 - N 87 - Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Gặp mặt thương binh Trần Văn Cảnh, tôi đươc nghe bác kể về gia đình và về em gái của mình, liệt sỹ Trần Thị Nụ.

Hiện tại, bác Trần Văn Cảnh là người đang thờ cúng liệt sĩ Trần Thị Nụ. Bác Cảnh rất tự hào khi kể rằng, gia đình bác có truyền thống là bộ đội và thanh niên xung phong. Năm 1964, theo tiếng gọi của Đảng, nhà nước, bác lên đường nhập ngũ và bị thương rất nặng ở đầu. Tuy gia đình đã có bác nhập ngũ, nhưng năm sau em gái bác, liệt sĩ Trần Thị Nụ vẫn xin gia đình cho tham gia vào đội thanh niên xung phong. Bác Cảnh bồi hồi nhớ lại : “ Khi đó, gia đình cũng đã ngăn cản vì em là con gái chân yếu tay mềm, điều kiện lúc đó nhà neo người, anh đã tham gia quân ngũ, dưới Nụ các em còn nhỏ, nhưng em Nụ quyết tâm quá”. Lời kể của bác giản dị, mộc mạc thôi, nhưng chan chứa tình thương yêu, niềm xót xa, nuối tiếc cho người em gái. Bác Cảnh chỉ vào bức ảnh của 13 nữ thanh niên xung phong và nói : “Đấy, Nụ là cô đội nón ấy, cô ấy xinh nhất nhà !”

Liệt sỹ Trần Thị Nụ sinh năm 1947 tại xã Phú Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Khi chị bước sang tuổi 18, đây là giai đoạn ác liệt nhất của chiến tranh Việt Nam, chị viết đơn tình nguyện đi thanh niên xung phong . Trong khi cùng đồng đội lấp hố bom, nối lại đường tàu tại khu vực núi Nấp – Thanh Hóa, chị cùng với 12 nữ thanh niên xung phong cùng đơn vị đã hi sinh, bỏ lại thân mình nơi chiến trường đạn bom. Khi đó chị vừa tròn đôi mươi, cái tuổi đẹp nhất của đời con gái. Được biết, hiện nay phần mộ liệt sĩ Trần Thị Nụ vẫn còn nằm lại Thanh Hóa và gia đình cũng đã được một vài dịp vào thăm. Mong mỏi lớn nhất của gia đình hiện nay là từ nay đến cuối năm có thể đưa phần mộ của liệt sĩ Nụ về quê nhà để tiện bề hương khói. Hơn nữa, theo bác Cảnh : “Sau này mình có già đi thì còn có con cháu nối tiếp thờ cúng , lấy đó là tấm gương sáng cho các con cháu noi theo.”

Phan Thị Ngọc Bích

Nguồn : http://hoat­dong­tu­thien.org/f366/377...

13 nữ TNXP anh hùng : Chuyện kể sau 43 năm

TP - 25/03/2010

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Núi Nấp (Thanh Hoá) là một trọng điểm giặc Mỹ tập trung đánh ác liệt. Tại đây, lực lượng TNXP đã cùng với bộ đội, dân quân làm nên bao sự tích anh hùng, trong đó có chiến công và sự hy sinh dũng cảm của 13 nữ TNXP tuổi mười tám đôi mươi.

43 năm sau sự hy sinh bi tráng ấy họ mới được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.

Chuyện của 43 năm trước

Đại đội 873 - là đơn vị mạnh nhất của Đội 87 được thành lập ngày 2- 1-1966 gồm 200 đội viên trong đó có 170 nữ, 30 nam là những người con của huyện Đông Hưng - Thái Bình.

Dưới mưa bom bão đạn của giặc Mỹ, họ như những con thoi luôn có mặt ở các trọng điểm ác liệt như cầu Lạc, cầu Cun, ga Minh Khôi, cầu Đò Lèn, thị xã Thanh Hóa, núi Nấp, núi Nhồi...

Như thế hệ TNXP quả cảm một thời, họ sống và chiến đấu với tinh thần : “Máu có thể đổ, chúng ta có thể hy sinh nhưng đường không thể tắc” và “ C873 quyết tử cho đường sắt quyết thông”.

Cuối tháng 10 năm 1966, tiểu đội nữ xung kích thuộc đại đội 873- về đóng quân tại xóm Văn Miếu xã Đông Văn, làm nhiệm vụ ứng cứu ga Thanh Hoá và đảm bảo giao thông con đường tránh vào núi Nấp. Đây là trọng điểm chiến lược quan trọng, ta dựa vào thế núi cất giấu tầu xe, khai thác đá phục vụ đảm bảo giao thông.

Phát hiện được điều này, địch đánh phá ác liệt với mật độ dày đặc. Chỉ riêng đoạn đường sắt chưa đầy 2 km ở núi Nấp trong hơn một năm, địch đã đánh phá140 trận với hàng trăm tấn bom đạn.

Bao trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra và đặc biệt là trận ngày 11-5-1967. Hôm đó, vào khoảng 4 giờ sáng, đoạn đường sắt núi Nấp lại bị bom Mỹ oanh tạc dữ dội, đường ray bị bật tung, nhiều đoạn trúng bom bị hỏng nặng làm tê liệt cả tuyến đường. Tiểu đội TNXP xung kích cùng đại đội 873 được lệnh khẩn cấp bằng mọi giá phải sửa chữa đoạn đường sắt bị hỏng để thông đường, thông xe. Cùng tham gia còn có 10 công nhân thuộc đại đội 315 - Đội 207 của đoạn đường sắt phía Nam.

Suốt một ngày ròng rã vật lộn với mưa bom bão đạn, ngớt tiếng máy bay, bom đạn, TNXP cùng với công nhân lại lao ra mặt đường lấp hố bom, nối lại đường tàu. Chỉ còn khoảng 15 phút nữa là hoàn thành nhiệm vụ, mọi người đang hối hả siết lại những bu lông cuối cùng, kiểm tra độ an toàn lần cuối, chuẩn bị thông xe thì bất ngờ máy bay Mỹ lao đến cắt bom tọa độ.

4 quả bom rơi trúng đội hình của tiểu đội xung kích. Đất đá tung lên như một trận động đất, khói bom mịt mù. 13 cô gái TNXP tuổi đời 18 - 19 cùng với 4 công nhân đường sắt đã hi sinh tại chỗ, 20 nam, nữ TNXP khác bị thương. Thời khắc bi thương đó là vào lúc 21 giờ kém 15 phút ngày 11-5-1967.

Đến hôm nay xã Đông Văn - Thanh Hóa đã quy tập mộ của 17 liệt sỹ TNXP và công nhân về nghĩa trang liệt sỹ để chăm sóc ngày đêm. Và nơi đó đã được Bộ VHTT và DL công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Chuyện các nữ anh hùng qua lời người thân

Chúng tôi cùng ông Hoàng Công Ánh- cựu TNXP chống Mỹ - Chủ tịch Hội cựu TNXP Thái Bình, cùng các cựu TNXP Nguyễn Thị Chiến, Nguyễn Thị Thuần về thăm thân nhân 13 liệt sỹ TNXP ở huyện Đông Hưng, Thái Bình.

Vào thôn Cốc xã Phú Châu - quê hương của liệt sỹ Cao Thị Thúy. Cảm động và bất ngờ khi thấy song thân của liệt sỹ Thúy vẫn còn. Người cha - cụ Cao Văn Phấn 89 tuổi, người mẹ - cụ Bùi Thị Là cũng đã 87 tuổi. Hơn bốn mươi năm rồi, hình ảnh người con gái 17 tuổi vẫn vẹn nguyên trong tâm trí hai cụ.

Nhìn những giọt nước mắt lăn trên gò má người mẹ già từ lâu đã khô kiệt , ai nấy đều xúc động. Cụ Phấn nói trong nước mắt : “Tôi hồi ấy có 5 con, 3 trai, 2 gái. Thúy là chị cả. Em nó hiền lành lắm. Một hôm đi họp về, nói với tôi : “Nhà ta chưa có người đóng góp, các em còn nhỏ, con đi TNXP đi thay cho các em”.

Tôi ân cần nói với Thúy : “Con là con gái, còn các em trai rồi mai sẽ lớn. Nhưng Thúy nhất định ra đi. Một năm về phép, nó yêu anh bộ đội cùng làng. Gia đình hai bên đã biết. Anh ấy cứ đòi Thúy ở lại làm đám cưới, nhưng Thúy một mực hẹn hết nghĩa vụ…” - nói đến đây cụ Phấn nghẹn ngào không nói nên lời.

Cụ tâm sự, được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng cho các chị thì tốt quá, nhờ tất cả mọi người, còn gia đình không có ý kiến gì khác. Được biết, nối tiếp người chị, 3 em trai của Thúy đều tham gia quân ngũ.

Còn cựu TNXP Nguyễn Thị Lộc - người cùng thôn, cùng đơn vị kể thêm về Thúy. Lên đơn vị, trong một đêm, chị Thúy cứ ôm lấy tôi mà kể chuyện về mối tình của mình, Thúy còn nói : “Tao thương anh ấy lắm nhưng đang trong nghĩa vụ mà cưới nhỡ một cái bụng kềnh ra thì làm sao trở lại đơn vị được”.

Chị Lộc hôm đó thoát chết là vì đang làm thì bị đau bụng. Đơn vị bắt về, chị cố xin ở lại gác phòng không cũng không được. Đơn vị còn cử một chị tên là Mỵ dìu về. Hai người vừa về đến nhà trọ (cách trận địa khoảng 500 m) thì nghe thấy bom nổ. Cùng một nhà trọ có 4 chị em Nhạn, Thúy, Mỵ, Lộc thì hy sinh 2. Mọi người nghe lặng đi trong xúc động.

Đến xã Hoa Nam quê hương của liệt sỹ Chu Thị Sửu. Cựu TNXP Nguyễn Thị Chiến kể trên đường đi : “Sửu là cô gái làng trắng trẻo xinh xắn và bơi rất giỏi. Một lần ở cầu phao Đò Lèn, tôi đang tắm thì bị cuốn vào xoáy nước, may có Sửu bơi ra cứu sống”.

Cụ Nguyễn Thị Lạt - mẹ của liệt sỹ Sửu đã 84 tuổi vừa nhai trầu vừa kể lại câu chuyện ngày xưa của gia đình - một câu chuyện như huyền thoại : Chồng cụ là Chu Văn Minh - bộ đội chống Pháp, năm 1951 hy sinh ở Hà Đông lúc con trai đầu 4 tuổi, và cô con gái Sửu mới 2 tuổi.

Giặc Pháp càn, cụ Lạt gánh quang mỗi bên một đứa chạy giặc. Rồi người con trai lại lên đường đánh giặc. Một hôm, chị Sửu về quỳ xuống chân mẹ xin được đi TNXP. Mẹ Lạt hốt hoảng, lựa lời nói với con : “Bố mày hy sinh rồi, anh mày cũng đang ở chiến trường sống chết thế nào chưa hay, mẹ chỉ còn lại con thôi”. Nghe xong, chị Sửu vẫn nói với mẹ : “Bố có phần bố, anh có phần anh, con đi là trách nhiệm của con”.

Và thế là vừa 16 tuổi cô gái đồng chiêm Chu Thị Sửu tình nguyện vào TNXP. Cụ Lạt bảo thế là cả nhà 4 người còn mỗi cụ ở nhà. Và người mẹ ấy góa chồng từ lúc 23 tuổi, ở vậy đến giờ dù có bao người đàn ông đánh tiếng hỏi han.

Chúng tôi thăm gia đình liệt sỹ Khánh ở xã Lô Giang. Nhà liệt sỹ nằm sát dòng sông lớn, cây cối um tùm. Vào đến nhà, sau khi nghe giới thiệu, cụ Vũ Thị Soan đã 87 tuổi là mẹ liệt sỹ Khánh cố mở to đôi mắt và lấy tay lần lần chúng tôi. Vì 4 năm rồi mắt cụ đã mờ và chân đau không đi lại được. Chúng tôi vào thắp hương và nhận ra liệt sỹ Khánh còn một em trai cũng là liệt sỹ.

Tôi hỏi mẹ, sao lúc ấy mẹ không giữ chị lại vì nhà đã có em trai đang trong quân ngũ ? Trong khói hương, mẹ Soan tâm sự : “ Em Khánh ngoan ngoãn dễ bảo, năm ấy mới 16 tuổi đang học lớp 7. Cả nước chiến tranh, giữ con sao được. Chống Mỹ cứu nước mình không đánh nó, nó đánh mình” .

Và khi tôi đang ngồi viết những dòng này, Chủ tịch Hội TNXP Hoàng Công Ánh điện cho tôi biết mẹ Soan đã mất. Thật tiếc, mẹ không còn để chứng kiến ngày Tổ quốc vinh danh công lao của con gái mẹ cùng các nữ TNXP Anh hùng.

Ngày 22-2-2010, Chủ tịch nước đã ra quyết định số 211/QĐCTN phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho tiểu đội xung kích, Đại đội TNXP 873, Đội TNXP N87.

Danh sách 13 nữ TNXP Anh hùng :

Liệt sỹ Nguyễn Thị Nhì : Sinh năm 1947, quê quán xã Đô Lương

Liệt sỹ Vũ Thị Khánh : Sinh năm 1947, quê quán xã Lô Giang

Liệt sỹ Vũ Thị Hương : Sinh năm 1950, quê quán xã Lô Giang

Liệt sỹ Nguyễn Thị Nhạn : Sinh năm 1946, quê xã Nguyên Xá

Liệt sỹ Hà Thị Việt : Sinh năm 1948, quê quán xã Hồng Việt

Liệt sỹ Hoàng Thị Bé : Sinh năm 1948, quê quán xã Hồng Giang

Liệt sỹ Vũ Thị Thu : Sinh năm 1948, quê quán xã Hoa Nam

Liệt sỹ Chu Thị Sửu : Sinh năm 1949, quê quán xã Hoa Nam

Liệt sỹ Bùi Thị Duyên : Sinh năm 1949, quê quán xã Đô Lương

Liệt sỹ Đinh Thị Thúy : Sinh năm 1949, quê quán xã Đô Lương

Liệt sỹ Trần Thị Nụ : Sinh năm 1947, quê quán xã Phú Châu

Liệt sỹ Cao Thị Thúy : Sinh năm 1948, quê quán xã Phú Châu

Liệt sỹ Nguyễn Thị Na : Sinh năm 1949, quê quán xã Tây Đô.

Lã Quý Hưng

Nguồn : http://www.tien­phong.vn/Phong-Su/18...

Tặng một tỷ đồng cho cựu nữ TNXP

Những nữ TNXP một thời đi bảo vệ và xây dựng đất nước.

TP - 21/03/2010

Đền đáp cho những nữ thanh niên xung phong đã cống hiến những năm đẹp nhất của đời mình cho đất nước giờ gặp hoàn cảnh khó khăn là một nghĩa vụ và cũng là một nhu cầu của toàn xã hội.

Tiến tới kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam (15-7-1950 - 15-7-2010), Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam đã tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật từ thiện “Dấu ấn tuổi xuân”.

Nhân dịp này, bà Trần Cẩm Nhung, Phó Tổng giám đốc Cty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành đã tặng 333 sổ tiết kiệm (tương đương một tỷ đồng) cho những cựu TNXP nhằm hỗ trợ cựu nữ TNXP bị chất độc da cam ở vùng sâu, vùng xa ổn định cuộc sống.

HP

Nguồn : http://www.tien­phong.vn/Gioi-Tre/18...

Khát vọng hạnh phúc của những nữ thanh niên xung phong

Chị Bùi Thị Truyền chăm sóc mẹ già.

Dân trí - Thứ Hai, 08/03/2010

Chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm, những nữ thanh niên xung phong ngày ấy bởi cống hiến tuổi xuân và xương máu cho quê hương nên lỗi hẹn với hạnh phúc của riêng mình...

Chúng tôi tìm về xã Viên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, nơi trong số 163 phụ nữ sống đơn thân thì có tới 40 chị thời chiến là thanh niên xung phong, bỏ lại tuổi trẻ và xương máu nơi chiến trường.

Chị Hoàng Thị Lan, 65 tuổi (xóm 5, xã Viên Thành) tâm sự : « Hết chiến tranh tui trở về quê, lúc ấy đã hơn hai mươi tuổi, chưa một lần biết yêu. Về nhà mẹ già yếu, em tui lấy vợ thì vợ bị lừa bán sang Trung Quốc để lại đàn con thơ, tui phải giúp em chăm các cháu... ». Mải miết với những lo toan cho người thân, đến giờ chị vẫn chưa có một mái ấm cho riêng mình.

Ông Nguyễn Hữu Sáu - Chủ tịch UBND xã Viên Thành - cho biết : « Các nữ thanh niên xung phong và bộ đội sau khi trở về địa phương vì đã quá tuổi lập gia đình nên thường phải sống đơn thân, cũng có người tìm một đứa con cho vui cửa nhà... ». Chị Bùi Thị Truyền (xóm 5, xã Viên Thành) tham gia thanh niên xung phong từ năm 1965. Năm 1969 chị được chuyển ngành sang sư phạm. Khi trở về địa phương chị mới biết em trai đã hy sinh, nhà chỉ còn lại mẹ già đau yếu. Rồi chị đem lòng yêu một người đàn ông trong xã, hai người ăn ở, có với nhau hai mặt con, rồi người đàn ông đột ngột bỏ chị đi lấy người khác.

Từ bấy đến nay, cuộc sống của chị, bên cạnh những vất vả mưu sinh là phải lo toan cho các con và người mẹ già. Các con lớn, tưởng cuộc sống bớt nhọc nhằn thì mẹ chị lại ngã bệnh nằm một chỗ ; con gái lớn góa chồng sớm cũng ôm con về ở với chị. Cuộc sống lại bội phần khó khăn !

Chị Nguyễn Thị Bốn, ở xóm 8, xã Viên Thành, nữ thanh niên xung phong lập gia đình với người đàn ông lớn tuổi đã có một đời vợ và một đàn con riêng. Lấy chồng, chị sinh liền 3 con, sau đó không lâu thì chồng qua đời. Một mình chị gánh cả giang sơn bằng cái nghề mò cua bắt ốc. 3 người con gái của chị, cô đầu đã lập gia đình, cô thứ hai 34 tuổi vẫn ở với mẹ, cô con út mất hồi tháng 7 năm ngoái...

Về Viên Thành hôm nay, thấy nặng lòng với hàng chục người nữ thanh niên xung phong ngày ấy, giờ khắc khoải những kiếp sống cơ hàn !

Hoàng Tùng Duy

Nguồn : http://dantri.com.vn/c20/s20-382926...

Nữ thanh niên xung phong ba lần được truy điệu sống

Chị Hiền năm 1973
Nữ anh hùng Hồ Thị Thu Hiền đời thường

TP - 15/07/2009

Ba lần xung phong đi phá bom mìn, ba lần được đồng đội truy điệu sống. Chị là anh hùng Hồ Thị Thu Hiền, xã Hưng Phú (Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An).

Năm 1965, chị Hồ Thị Thu Hiền (SN 1947) gia nhập Đại đội 202 - TNXP Nghệ An. Các cứ điểm bị bom đạn Mỹ dội xuống liên tục như cầu Cấm, cầu Phương Tích, phà Bến Thủy, núi Thành, núi Dũng Quyết..., nơi chị Hiền tham gia tải đạn.

Tháng 3/1969, trước yêu cầu cấp bách chi viện cho chiến trường Bình Trị Thiên chị Hiền xung phong đi tiền tuyến. Trước lúc vào mặt trận, chị Hiền được giao làm Đại đội trưởng Đại đội 202 - N241, P31 Nghệ An.

Nhiệm vụ của đại đội lúc bấy giờ là gùi lương thực, đạn dược vào tiền tuyến. Vì thế trên vai chị em phải vác ít nhất 40 kg hàng và vượt ba đến bốn chục cây số mỗi ngày.

Chị nghĩ ra cách cắt dán từng mảnh giấy trắng vào lưng đồng đội để mỗi khi hành quân người đi sau nhìn thấy người đi trước. Nhiều lúc phải vượt qua suối sâu, chị rút dây rừng băng qua suối để đồng đội bám theo. Lúc vào trận địa gùi lương thực, trở ra cáng thương binh.

Ba lần được truy điệu sống

Tháng 1/1971, chị và đơn vị từ mặt trận Quảng Trị ra Quảng Bình để nhận nhiệm vụ mới là làm đường, đoạn từ cổng Bình Quan lên Cổn. Đơn vị phát hiện bom từ trường nổ chậm ở dưới lòng đất rất nguy hiểm.

Trong khi yêu cầu của tiền tuyến là giải phóng đường để xe chở đạn dược kịp vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Chị Hiền tự nghiên cứu cách phá bom nổ chậm, sau đó xung phong đi phá bom. Thấy quá nguy hiểm, sợ ra đi không trở về nên đồng đội đã làm lễ truy điệu sống. Tuy vậy, chị tháo được ngòi nổ của quả bom an toàn để đơn vị tiếp tục san lấp mặt đường cho xe qua.

Từ tháng 2 đến tháng 10/1971, đơn vị được giao phục vụ chiến dịch đường 9 Nam - Lào, vào trận địa cáng thương binh về hậu cứ. Đơn vị từ Quảng Bình lại tiếp tục trở lại Quảng Trị.

Nhưng để vào trận địa lần này, chị em phải vượt qua nhiều bãi bom, mìn chưa tháo gỡ. Chị Hiền thành lập tổ cảm tử gồm tám người, do chị phụ trách để đi tháo bom mở đường. Trước lúc đi, đơn vị đã tổ chức truy điệu sống cho tổ cảm tử. Đây cũng là lần thứ hai, chị được đơn vị truy điệu sống.

Tổ cảm tử trườn vào trận địa, chị và đồng đội phát hiện được vị trí từng quả bom, mìn, gỡ từng sợi dây, nhặt từng quả lựu đạn, đi đến đâu cắm cọc tiêu an toàn đến đó. Sau hơn sáu giờ trong đêm tối, tổ cảm tử mở đường vào trận địa an toàn.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở trận địa đường 9 Nam - Lào, cuối năm 1971 đến tháng 9/1972, đơn vị tiếp tục được giao nhiệm vụ quay trở lại Quảng Bình để đảm bảo giao thông từ khu vực sân bay Đồng Hới đến phà Quán Hàu trọng điểm của địch đánh phá suốt ngày đêm.

Để giúp các đoàn xe bộ đội đi qua, chị Hiền và đồng đội đêm đêm đứng làm cọc tiêu sống chỉ đường. Phát hiện hai quả bom từ trường nổ chậm ở khu vực sân bay Đồng Hới, chị xung phong đi phá bom. Trước khi thực hiện nhiệm vụ, một lần nữa đơn vị lại làm lễ truy điệu sống cho chị. Lần thứ ba, chị lại chiến thắng thần chết.

Nữ anh hùng bình dị

Chị Hiền nâng niu từng bức ảnh năm xưa đang cùng đồng đội cáng thương binh từ trận địa ra vùng hậu cứ ở rừng Trường Sơn. Chiến tranh kết thúc, chị Hiền được điều về công tác ở Sở Giao thông Nghệ Tĩnh (nay là Nghệ An).

Làm Bí thư Chi đoàn Cty Xây dựng 3, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khoá III, năm 1976, o thanh niên xung phong này mới đi lấy chồng, anh Hoàng Văn Cự, cũng là lính Trường Sơn. Ba người con của anh chị, nay đã tốt nghiệp đại học.

Năm 1993, những vết thương cũ tái phát, chị phải viết đơn xin nghỉ hưu. Về địa phương, chị tham gia hội cựu chiến binh, cựu TNXP, phụ nữ... Bức tường của căn nhà dày huân chương, bằng khen, giấy khen, chứng nhận..., những thành tích xuất sắc của chị.

Phan Sáng

Nguồn : http://www.tien­phong.vn/Gioi-Tre/16...

Chuyện tình son sắt và số phận một nữ TNXP

Chị Lương Thị Nguyệt (năm 1970)

TP - 02/10/2007

Nhìn hai bức ảnh không ai tin đó là một người. Nhưng, đó là sự thật ! Từ một người khỏe mạnh nặng 56kg, đến nay chị chỉ còn khoảng 20 kg, với chân tay co quắp...

Tháng 6/1972, Lương Thị Nguyệt (sinh năm 1953, dân tộc Tày, quê ở Đồng Mỏ, Lạng Sơn), trú quán tại Làng Luông, xã Hóa Thượng, Đồng Hỷ, Thái Nguyên tình nguyện đi thanh niên xung phong (TNXP) phục vụ cho bộ đội chủ lực đánh trả những trận mưa bom của giặc Mỹ điên cuồng leo thang rải bom B52 ra miền Bắc.

Tỉnh Thái Nguyên là một trong những trọng điểm đánh phá của giặc Mỹ. Tại Đội 91, tổng đội 911 do ông Hòa Thăng làm trưởng ban, cũng như bao cô gái trẻ, chị Nguyệt ra sức phục vụ cách mạng.

Năm 1973, trong trận ném bom của giặc Mỹ xuống khu vực trọng điểm ga Lưu Xá, gần 40 anh chị em trong đội đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bốc dỡ hàng tại ga. Hiện, họ đang được yên nghỉ tại nghĩa trang Lưu Xá TP Thái Nguyên. Hôm đó, chị Nguyệt không có mặt tại ga nên đã an toàn. Mỗi lần nhắc lại kỷ niệm đó chị lại khóc.

Cuối năm 1974, hoàn thành nghĩa vụ, chị được về công tác tại Cty xây dựng số II Thái Nguyên. Chị kết duyên với anh thương binh Đào Thanh Xuyên, bộ đội từ E766 Bộ tư lệnh 959 tại Sầm Nưa (Lào), phục viên về địa phương công tác.

Cuộc sống đang tràn đầy hạnh phúc bên người chồng là Bí thư Đảng ủy xã Hóa Thượng (từ năm 1986 đến năm 1994). Thật không ngờ, tháng 5/1999, chị bị bệnh nặng.

Anh Xuyên luôn ân cần bên vợ !

4 tháng liền gia đình đưa chị đi chữa khắp nơi, cuối cùng bệnh viện Hà Nội trả về với bệnh : Xơ cứng bì, teo cơ giai đoạn cuối, giờ đã thành cố tật. Do chị phải nằm liệt giường, mọi sinh hoạt đều do anh giúp đỡ nên anh đã xin nghỉ công tác xã hội về cáng đáng việc nhà.

Lương thương binh hạng 3 của anh là : 660.000 đồng/tháng, anh tảo tần nuôi vợ, nuôi con. Anh vượt khó khăn, chu đáo phục vụ vợ, nuôi các con ăn học, dựng vợ, gả chồng cho con. Các con anh chị đều chăm ngoan, hiếu thảo.

Nhìn thân hình vạm vỡ, nét mặt cương nghị của anh, tôi đọc được những khó khăn anh đã và đang còn phải vượt qua. Tâm sự với chúng tôi, anh không phàn nàn điều gì về đời tư, gia cảnh của mình.

Anh chỉ đau đáu về quyền lợi đáng ra chị được hưởng nếu không làm mất giấy tờ thời gian phục vụ cách mạng. Mặc dù đồng đội của chị còn rất nhiều, đang sống tại địa phương làm chứng cho chị.

Song đã 33 năm nay chị không được nhận bất cứ quyền lợi nào của cựu TNXP, kể cả tiền trợ cấp cho người tàn tật. Giờ chị đã bị mù 2 mắt, sống trong tăm tối, trong sự chăm sóc ân cần chu đáo của người bạn đời thủy chung son sắt.

Từ một người khỏe mạnh nặng 56kg, đến nay chị chỉ còn khoảng 20 kg, với chân tay co quắp. Cũng may, trời còn thương để lại cho chị thính giác và giọng nói trong trẻo để mỗi khi anh chăm sóc (bón cơm, tắm rửa, nâng đỡ), vợ chồng còn được tâm sự với nhau, bàn luận về cuộc sống, về nuôi dạy con cái...

Mỗi lần lên thăm anh chị, tôi lại thấy chị nhỏ hơn, yếu hơn. Nhìn chị còn bộ xương bọc da, tôi thấy ngậm ngùi. Mong sao chị sớm có một chiếc xe lăn, chị không ngã bệnh để làm chỗ dựa tinh thần cho bố con anh. Mong sao chị sẽ được hưởng những gì mình đáng được nhận, được hưởng.

Bài toán cuộc đời của cô TNXP ngày ấy, bây giờ vẫn đang chờ lời giải từ các cơ quan chức năng, để quyền lợi chính đáng được về đúng địa chỉ.

« Chỉ cần nghe tiếng nói của cô ấy là tôi mãn nguyện rồi. Mong sao cô ấy mãi mãi ở bên tôi. Tôi đang gom góp tiền mua xe lăn, để hằng ngày đưa cô ấy ra sân, hít thở khí trời, nghe âm thanh của thiên nhiên »

Anh Đào Thanh Xuyên, chồng chị Nguyệt

Quản Thị Ngọc Bích Đồng Hỷ, Thái Nguyên

Nguồn : http://www.tien­phong.vn/Gioi-Tre/97...

Những bông hoa trên tuyến lửa - kỳ cuối : Đi giữa đời thường

© Tuoi Tre

Các nữ chiến sĩ lái xe Trường Sơn thăm lại chiến trường xưa.

© Tuoi Tre

Các nữ chiến sĩ lái xe Trường Sơn thăm lại chiến trường xưa.

Thứ Hai, 25/12/2006

TT - Chiến tranh đi qua, những nữ lái xe mỗi người một ngả, họ lên đường tìm đồng đội năm xưa để lại đùm bọc cho nhau. Họ cùng nhau vượt qua những khó khăn và cùng chờ đợi được gặp nhau vào ngày 22-12 hằng năm để nhớ về một thời sẽ là mãi mãi.

Đi tìm đồng đội

Cựu chiến sĩ lái xe Trường Sơn Nguyễn Thị Hoàng Thanh, nhà ở phố Kim Mã (Hà Nội), kể rằng sau khi xuất ngũ, chị chuyển về lái xe một thời gian cho các đơn vị như Công ty Vệ sinh Hà Nội, Công ty Rau quả Hà Nội... rồi nghỉ hưu, cùng chồng mở một quán nước giải khát ngay tại nhà. Nhưng nỗi nhớ đồng đội trong chị vẫn da diết không nguôi : những năm tháng ở chiến trường không mất ai, sao hòa bình về lại lạc mất nhau ? Cuối năm 1993, chị Thanh bàn với chồng, cũng từng là bộ đội Trường Sơn, về việc tìm lại đồng đội cũ. Chị Thanh nghĩ nếu tìm được chị Phùng Thị Viên, đại đội trưởng của đại đội, là có thể lần ra manh mối các chị còn lại. Một hôm tình cờ khi đi chợ, chị Thanh gặp lại được chị Ánh lúc đó đang lái xe ở Bộ Tài chính, nhà ở Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội. Chị Ánh cho biết một số đồng đội cũ vẫn ở Hà Nội như chị Bùi Thị Vân, chị Kim Quy... Thế là các chị chia nhau tỏa đi tìm người đầu mối là chị Viên.

Sau hơn một tháng lần dò khắp các ngóc ngách Hà Nội, các chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa cũng gặp lại được người đại đội trưởng của mình ở Cầu Giấy. Người chỉ huy thông minh, gan dạ năm nào đang bị bệnh ung thư di căn hành hạ do ảnh hưởng của chất độc da cam khi còn ở chiến trường. Họ ôm chầm lấy nhau trong nghẹn ngào. Và sau đó, các chị Thanh, Vân, Quy... phân công nhau đi khắp 11 tỉnh thành miền Bắc, quê hương của các chị trong đại đội, để tìm. Cắc củm tiền nhà dành dụm cho các cuộc hành trình đi tìm đồng đội, dần dần số người trong trung đội nữ lái xe liên lạc lại được cũng đông dần lên. Chị Vân kể cảm động nhất là hành trình đi tìm Nguyễn Thị Thanh ở Hưng Yên. Chị Thanh không lập gia đình, đang sống một mình trong căn nhà xiêu vẹo ở tuổi xế chiều. Gặp lại đồng đội cũ, chị Thanh nước mắt lưng tròng, nghẹn ngào vì hạnh phúc. Chị rưng rưng nói : “Đi họp mặt à, tao muốn lắm chúng mày ạ. Nhưng tao đâu còn bộ quần áo nào lành lặn mà về Hà Nội !”. Bao nhiêu năm qua, chị Thanh vẫn phải dùng chăn bông cũ được cấp từ thời còn ở Trường Sơn và cái chiếu cói làm đệm để ngủ trong những đêm đông giá rét.

Mấy chục năm xa cách, giờ gặp lại nhau, những nữ chiến sĩ lái xe đường Trường Sơn năm nào nay mỗi người mỗi cảnh. Trở về là một phụ nữ giữa đời thường, hiếm hoi mới có người có cuộc sống hạnh phúc. Còn thì người sống một mình cô lẻ, người nghèo túng... “Nhìn cảnh khó khăn trong cuộc sống của đồng đội mình mà chúng tôi xót xa, đau thắt trong lòng. Tự hứa với nhau là của ít lòng nhiều, phải san sẻ, giúp đỡ nhau như chị em trong một gia đình” - bà Nguyễn Thị Hoàng Thanh xúc động nói.

© Vũ Bình

Công việc của chị Nguyễn Thi Thanh (Hưng Yên) bây giờ là chăm sóc mảnh vườn để kiếm sống.

© Vũ Bình

Công việc của chị Nguyễn Thi Thanh (Hưng Yên) bây giờ là chăm sóc mảnh vườn để kiếm sống.

Lái cuộc đời vượt qua khó khăn

Trung tá Nguyễn Thị Hòa, trưởng ban liên lạc đại đội nữ lái xe Trường Sơn, cho xem quyển sổ liên lạc của đại đội ghi chép rất chi tiết về cuộc sống hiện nay của các chiến sĩ đại đội. Quyển sổ đầy nước mắt : ba chị đã qua đời, 19 chị là thương binh, hai chị sống đơn chiếc, năm chị sống ly hôn, bảy chị lấy chồng nối gánh... Hiếm hoi lắm mới có người có cuộc sống ổn định, hạnh phúc, còn phần nhiều vẫn phải chịu thiệt thòi, vất vả giữa đời thường.

Chị Nguyễn Thị Tiếp, người đồng đội cùng chị Phạm Thị Phàn dẫn đầu đoàn xe anh hùng vượt “tọa độ chết” năm xưa, qua đời vì ngã từ lầu cao khi làm công nhân xây dựng. Đại đội trưởng Phùng Thị Viên qua đời do bị ung thư vì ảnh hưởng của chất độc da cam. Chị Nguyễn Thị Minh (Hà Tây), chị Phạm Thị Phàn (Thái Bình)... thường xuyên đau yếu, sinh con bị bệnh tật vì ảnh hưởng chất độc da cam trong những năm tháng ở chiến trường. Ở xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên), chị Nguyễn Thị Thanh - người nữ chiến sĩ lái xe duyên dáng mặn mà của đại đội năm xưa - đang sống một mình cô quạnh. Căn chòi xiêu vẹo ngày nào của chị đã được thay bằng một căn nhà “đại đoàn kết” do địa phương trao tặng, giúp chị đỡ lo lắng hơn chuyện chống chọi với mưa nắng hằng ngày.

Trung tá Nguyễn Thị Hòa cho biết cũng có những đồng đội cũ bây giờ cuộc sống khá ổn định như chị Tuế ở Bắc Giang, dù là thương binh nhưng đã cùng chồng lập được một trang trại trồng vải rộng gần 3ha, doanh thu đến hàng trăm triệu đồng một năm. Nhưng số này không nhiều, phần lớn đều bệnh tật, sống nhờ lương hưu, trợ cấp. Do đó việc tìm lại đồng đội để tự cưu mang nhau, đùm bọc nhau là điều canh cánh của những nữ cựu binh, chỉ cần biết tin đồng đội mình ở đâu đang ốm đau, khó khăn là các chị em sắp xếp công việc, lặn lội đường xa tìm đến động viên, giúp đỡ. Chị Hòa bảo : “Ngày xưa vào sinh ra tử có nhau là thế. Chúng tôi từng chia nhau từng miếng lương khô, từng cọng rau xanh chống cơn sốt rét hoành hành thì bây giờ làm sao có thể quên nhau giữa thời bình”.

Chị Kim Quy, nhà ở hẻm trên phố Đào Tấn (Hà Nội), thành viên ban chủ nhiệm ban liên lạc đại đội nữ lái xe Trường Sơn, cho biết hằng năm chị em trong đại đội chọn ngày thành lập Quân đội nhân dân VN 22-12 để gặp nhau. “Đã lớn tuổi cả rồi, còn sống được ngày nào chúng tôi hứa sẽ đi tìm gặp lại nhau để tề tựu như chị em trong một mái ấm gia đình” - chị Quy thổ lộ. Mấy năm nay, cô con gái của đại đội trưởng Phùng Thị Viên đã mất là Đoàn Thị Phương Nga được bù đắp bởi tình cảm của những người mẹ khác trong đơn vị của mẹ như mẹ Hòa, mẹ Thanh, mẹ Dung, mẹ Vân... Nga hiện là sinh viên khoa quản trị kinh doanh Trường ĐH Ngoại thương. Nga bảo : “Mẹ mất khi em còn rất nhỏ, các cô trong đơn vị mẹ đến nhận em làm con nuôi. Các mẹ thường xuyên đến động viên, lo lắng cho em trong việc học, trong cuộc sống. Nhờ vậy em mới có được như ngày hôm nay”. Thiếu úy Vũ Thị Kim Dung (Hà Nội) kể rằng trước khi mất, chị Viên mong mỏi : “Mình mất đi con còn nhỏ dại, các cậu hãy giúp mình chăm sóc nó nên người”. Từ đó, hằng tuần các nữ cựu binh đều thay nhau đến chăm sóc con chị Viên như con ruột của mình.

Những cô gái tuổi mười tám, đôi mươi gan dạ, kiên cường lái xe trên tuyến lửa Trường Sơn năm nào nay tóc đều điểm bạc, có người đã trở thành bà nội, bà ngoại. Thượng úy chính trị viên, đại đội phó đại đội nữ lái xe Bùi Thị Vân đã có bốn cháu nội, ngoại. Lương hưu, tiền trợ cấp của hai vợ chồng cùng thu nhập của một xe nước mía nho nhỏ trước nhà cũng đủ trang trải cuộc sống. Chị Vân nói mỗi khi gặp nhau chị em vẫn hứa với nhau rằng hãy sống sao để giữ được phẩm chất kiên cường của những nữ chiến sĩ lái xe anh hùng năm nào. Chị cho biết : “Chúng tôi thường động viên nhau hãy nhìn về phía trước, vững tay lái mà lái cuộc đời vượt qua khó khăn như thời bom đạn Trường Sơn”.

VŨ BÌNH

Nguồn : http://tuoi­tre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/...

Những bông hoa trên tuyến lửa - Kỳ 3 : Vượt “cửa tử thần”

© Tuoi Tre

Các nữ lái xe trước khi ra mặt trận.

© Tuoi Tre

Các nữ lái xe trước khi ra mặt trận.

Chủ Nhật, 24/12/2006

TT - Trên tuyến đường Trường Sơn, trọng điểm 050 ở Quảng Bình - còn được gọi là Cổng Trời - là nơi hứng chịu nhiều bom đạn nhất vì là điểm tập kết giao nhận hàng hóa, thương binh nối hai tuyến đường Trường Sơn Tây và Trường Sơn Đông.

Đối với các cô gái trẻ lái xe của trung đội Nguyễn Thị Hạnh, mỗi lần lái xe vào trọng điểm này là xem như vào cửa tử, biết trước đã đi là khó trở về.

Hai cô gái đi đầu

Từ giữa năm 1968, Mỹ leo thang đánh phá dữ dội những đoạn đường huyết mạch Trường Sơn. Con đường giao thông quan trọng từ dốc Cổng Trời sang Cha Lo trở thành “con đường tử thần”, một “túi bom” khổng lồ, ác liệt nhất mà không quân Mỹ bắn phá hằng ngày nhằm ngăn chặn con đường vận tải tiếp viện từ hậu phương ra tiền tuyến. Một đêm đầu tháng 9-1968, trung đội nữ lái xe nhận được chỉ thị của binh trạm 12 Đoàn 559 phải cấp tốc chở súng ống, đạn dược vượt “cửa tử thần” chi viện ngay cho các đơn vị ở tiền tuyến trong đêm và chở thương binh về hậu cứ.

Tình hình rất căng thẳng, một số lái xe nam tỏ ra chùn bước. “Các chỉ huy đơn vị đều biết vận chuyển hàng hóa trên tuyến đường này trong đêm ấy là cực kỳ nguy hiểm nhưng nhiệm vụ quá cấp bách, không thể trì hoãn. Cấp chỉ huy cân nhắc và quyết định để trung đội nữ xung phong ra trận làm gương, động viên cánh lái xe nam cùng tham gia thực hiện” - nữ chiến sĩ lái xe Phạm Thị Phàn, hiện ở Thái Thụy (Thái Bình), nhớ lại.

Một cuộc họp cấp tốc đề ra kế hoạch vận chuyển hàng trong đêm được triển khai. Yêu cầu của Bộ tư lệnh binh trạm 12 đặt ra là phải chọn được hai nữ chiến sĩ lái xe cừ khôi, gan dạ nhất để dẫn đầu cả đoàn xe vượt qua “cửa tử thần” với đoạn đường dài gần 300km trong đêm, ngay sát “túi bom”. “Đồng chí nào tình nguyện xung phong lái xe vượt Cổng Trời đêm nay ?” - chỉ huy binh trạm hỏi. Đồng loạt 35 cánh tay giơ cao ngay lập tức, không một chút đắn đo, suy nghĩ.

Cuối cùng, hai tay lái xuất sắc nhất trung đội được chọn là Phạm Thị Phàn và Nguyễn Thị Tiếp. Phàn quê ở Tiên Lữ (Hưng Yên), lúc ấy chỉ nặng 40kg, cao 1,5m, mỗi khi lái xe phải kê thêm một chiếc can xăng mới nhìn ra được cửa cabin. Vậy mà một khi đã cầm tay lái, Phàn điều khiển chiếc xe rất tài tình đến độ cánh lái xe nam cũng phải nể phục. Đúng 19g, đoàn xe bắt đầu xuất phát đi trong đêm, thẳng tiến về Cổng Trời. Phàn và Tiếp chạy mở đường, phía sau là một đoàn hơn chục chiếc của cánh lái xe nam. Tiếng máy xe rầm rĩ hòa cùng với tiếng đạn, tiếng pháo nổ ầm ì ngay trên đầu.

Phàn nhớ lại : “Trước mặt tôi là một đoạn đường dài thăm thẳm được soi bằng hỏa pháo của đối phương, những mảnh đạn văng tung tóe phía trước, phía sau xe, rơi cả trên nóc xe. Thỉnh thoảng có những ánh chớp dài lóe sáng và tiếng động cơ gầm rú của máy bay cánh quạt của địch vần vũ ngay trên đầu bắn đuổi theo mình”. Khi xe vượt lên con dốc cao, đèn dưới gầm xe hắt ánh sáng lên nên đối phương phát hiện. Linh tính cũng như kinh nghiệm của người lính báo cho Phàn biết đối phương sắp đánh bom tọa độ nên cô nhấn mạnh ga như ra dấu hiệu cho cả đoàn lao nhanh qua khỏi tọa độ chết. Chỉ ít phút sau, khi đoàn xe vừa qua khỏi đỉnh dốc thì con dốc đã trở thành một bãi chiến địa rực lửa.

Trong đêm ấy, đơn vị vận tải của họ đã kiên trì quay vòng đủ hai chuyến, bảo đảm kịp kế hoạch giao nhận hàng hóa, thương binh của đơn vị. Gần 5 giờ sáng, hoàn thành nhiệm vụ, đoàn xe quay trở về đơn vị an toàn. Phàn và Tiếp mệt lả, ngã khụy trong vòng tay đón mừng của đồng đội.

© Vũ Bình

Bà Phạm Thị Phàn và chiếc đồng hồ Bác Hồ tặng : “Tôi thường mở chiếc hộp ra xem như là niềm động viên trong cuộc sống của mình”.

© Vũ Bình

Bà Phạm Thị Phàn và chiếc đồng hồ Bác Hồ tặng : “Tôi thường mở chiếc hộp ra xem như là niềm động viên trong cuộc sống của mình”.

Kỷ vật của Bác Hồ

Sau chiến công ngoạn mục ấy, một hôm Phàn bất ngờ được chỉ huy binh trạm mời lên và trao tặng chị chiếc đồng hồ Poljot. Vị chỉ huy xúc động nói : “Bác Hồ gửi tặng cô đấy !”. Phàn như lịm đi vì sung sướng và hạnh phúc. “Tôi như gặp được Bác đang đứng ở trước mặt, động viên mình tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tôi tự hứa với lòng phải lái xe thật giỏi để xứng đáng là cháu của Bác”.

Về đến đơn vị, cả trung đội nữ mở tiệc chúc mừng Phàn. Chỉ có củ mài và những đóa lan rừng, nhưng là bữa tiệc trân trọng nhất của các nữ chiến sĩ lái xe, họ chuyền tay nhau chiếc đồng hồ Bác Hồ tặng Phàn như là niềm vinh dự chung cho cả đơn vị.

Phạm Thị Phàn từng nổi tiếng khắp các đơn vị vận tải không chỉ ở tài lái xe giỏi được Bác Hồ tặng đồng hồ mà còn có tài múa hay, hát giỏi. Nhà Phàn có sáu chị em, Phàn là con gái lớn. Từ bé, Phàn đã nuôi khát khao được gia nhập quân đội. Lớn lên, đi thanh niên xung phong rồi tham gia trung đội nữ lái xe, Phàn có tiếng lì lợm, gan dạ nhất đơn vị.

Chính Phàn là một trong những người của trung đội bám trụ ở lại với chiến trường Trường Sơn đến tận ngày giải phóng miền Nam 30-4-1975. Gần 40 năm qua, chiếc đồng hồ kỷ vật của Bác Hồ gửi tặng vẫn được Phàn mang theo mình và cất giữ ở nơi trang trọng nhất, xem đó là báu vật của cả cuộc đời mình.

Trong căn nhà nhỏ nằm giữa cánh đồng ở vùng lúa Thái Thụy (Thái Bình), bà Phàn nâng niu, lau chùi chiếc đồng hồ được cất trong chiếc hộp thiếc xinh xắn. Bà nói : “Tôi thường mở chiếc hộp ra xem như là niềm động viên trong cuộc sống của mình. Chiếc đồng hồ của Bác nhắc nhở mình phải sống và làm việc thật tốt, giữ gìn phẩm chất của người nữ chiến sĩ lái xe Trường Sơn.

Mỗi khi các chiến sĩ trung đội lái xe có dịp gặp lại nhau, ai cũng muốn được nhìn lại chiếc đồng hồ này để nhớ lại một thời lái xe”. Cô gái trẻ nổi tiếng vượt tọa độ chết năm xưa nay tóc đã điểm bạc, mang nhiều bệnh tật trong người, nào là bị ảnh hưởng chất độc da cam, bị đau thần kinh, dạ dày kinh niên… Hai vợ chồng (chồng bà Phàn năm xưa cũng là chiến sĩ Trường Sơn) sống trong một căn nhà nhỏ ở quê, cuộc sống còn nghèo, nhưng bà bảo luôn tự hào về một thời lái xe anh dũng ở Trường Sơn.

Cuộc “hành quân” cuối cùng

Tháng 2-1972, do yêu cầu đáp ứng đội ngũ lái xe nữ tiếp tục phục vụ chiến trường, trung đội lái xe nữ Nguyễn Thị Hạnh được Bộ Quốc phòng điều chuyển về Trường lái xe 255, Cục Quản lý xe máy ở Sơn Tây để làm giáo viên dạy lái xe cho học viên nữ. Trung đội nữ lái xe Trường Sơn chính thức trở thành đại đội nữ lái xe Trường Sơn với phiên hiệu C13. Đại đội có 33 cô gái, được trang bị 28 xe để đào tạo, huấn luyện cho các nữ tân binh lái xe tải quân sự. Bà Nguyễn Thị Hòa, nhà ở Ngọc Thụy, Long Biên (Hà Nội), nguyên chính trị viên đại đội, hiện là trưởng ban liên lạc của đội nữ lái xe Trường Sơn, cho biết : “Cả đại đội chúng tôi từ giáo viên lý thuyết đến giảng dạy thực hành lái xe đều là nữ. Chị em điều khiển các loại xe tải lớn như Star 660, Gaz 66... Dân chiến trường ra mà”. Từ những kinh nghiệm tích lũy trong những năm tháng lái xe trên tuyến lửa Trường Sơn, các nữ chiến sĩ lái xe của đại đội đã truyền dạy lại những kiến thức lý thuyết, thực hành điều khiển và sửa chữa ôtô cho hơn 300 nữ tân binh trong hai khóa liên tục để đưa về phục vụ các đơn vị, kho hàng, kho xe, bệnh viện quân đội, quân chủng...

Ngày 2-9-1975, tại quảng trường Ba Đình, tất cả cô gái trong trung đội nữ Trường Sơn ngày nào được vinh dự ngồi trong buồng lái, lái các xe thông tin, xe kéo pháo, xe chỉ huy… trong đội hình duyệt binh mừng quốc khánh sau ngày đất nước thống nhất. “Đó cũng là cuộc “hành quân” cuối cùng có đông đủ tất cả chị em trong đại đội nữ lái xe Trường Sơn của chúng tôi” - bà Hòa nhớ lại.

VŨ BÌNH

Chiến tranh đi qua, họ trở về với những câu chuyện đời, cùng chờ đợi được gặp lại nhau vào ngày 22-12 hằng năm. “Chúng tôi thường động viên nhau hãy nhìn về phía trước, vững vàng vượt qua khó khăn như thời bom đạn Trường Sơn”.

Những bông hoa trên tuyến lửa - Kỳ 2 : Tình yêu thời chiến

© Vũ Bình

Những chiến sĩ lái xe năm xưa : bà Vân và chồng bây giờ đã là ông bà ngoại.

© Vũ Bình

Những chiến sĩ lái xe năm xưa : bà Vân và chồng bây giờ đã là ông bà ngoại.

Thứ Bảy, 23/12/2006 - Kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân VN (22-12)

TT - Trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, dưới mưa bom bão đạn, sự sống cận kề với cái chết, vẫn có những câu chuyện tình thật đẹp, thật lãng mạn của các nữ chiến sĩ lái xe Trường Sơn với những người lính trẻ ra đi giải phóng quê hương.

Gặp nhau trong bom đạn

Chiến sĩ lái xe Bùi Thị Vân quê ở Nam Định, từ bé đã phải xa nhà đi giữ em cho người ta ở tận Hải Phòng. 17 tuổi Vân đi thanh niên xung phong (TNXP), tình nguyện tham gia trung đội nữ lái xe. Lam lũ nhưng Vân lại rất xinh đẹp và tha thướt cứ như con gái con nhà khá giả ở Hà Nội. Vân được đồng đội đặt cho biệt danh “Vân hoa khôi” vì xinh nhất đơn vị.

Cuối năm 1970, trong một chuyến chở thương binh từ chiến trường về quân khu điều trị, Vân gặp anh Nguyễn Trần Đừng (quê Hà Nội) bị thương nặng ở chân, cũng là dân lái xe ở Trường Sơn thuộc binh trạm 32. Đường Trường Sơn ngày ấy vô cùng vất vả, có những thương binh không hi sinh ở chiến trường mà lại trút hơi thở cuối cùng trên những cung đường trở về hậu cứ do dằn xóc quá mạnh. May mắn với anh Đừng là đã vượt qua được vết thương quá nặng nhờ đôi tay chăm sóc mềm mại, dịu dàng của người con gái lái xe.

Sau “chuyến xe định mệnh” lần ấy, thỉnh thoảng Bùi Thị Vân lại nhận được những lá thư tình. Chữ viết trong thư nắn nót từng dòng, lời lẽ tha thiết, nói rằng chỉ gặp Vân một lần trên chuyến xe do cô chở mà về cứ “nhớ nhớ, thương thương”. Cuối thư lại ký một cái tên lạ mà Vân chưa từng quen biết. Vân không thể nào nhớ được bao nhiêu thương binh mình đã chở về hậu cứ. Sau đó, mỗi khi xe của Vân về hậu cứ là anh thương binh Đừng lại chạy ra hỏi bóng hỏi gió cô có nhận được lá thư nào của những người lính không.

Một lần, Vân đùa : “Nếu anh có gặp những người lính ấy thì xin cho em gửi lời thưa rằng : cùng là lính, nếu thương mà không dám gặp mặt thì thôi, vì em sắp đi lấy chồng mất rồi”. Nghe vậy, anh Đừng vô cùng bối rối và thú nhận ngay mình là “thủ phạm” gửi những lá thư đầy yêu thương đó. Hai người yêu nhau đến năm 1974 thì tổ chức đám cưới. Bây giờ, năm người con của họ đều đã trưởng thành, cuộc sống ổn định. Nữ chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa nay đã là bà ngoại. Bà Vân nói rằng “thành tích” của những năm tháng lái xe Trường Sơn của bà không chỉ là việc phục vụ chiến trường, mà còn là tìm được một mái ấm gia đình hạnh phúc.

Mối tình của nữ chiến sĩ lái xe Nguyễn Thị Hoàng Thanh với một chiến sĩ lái xe Trường Sơn đóng gần binh trạm cũng lãng mạn không kém. Thanh quê ở Hải Phòng, trốn gia đình đi TNXP năm vừa tròn 16 tuổi vì sợ bị gia đình ép lấy chồng. Năm 17 tuổi Thanh đã là một nữ lái xe cừ khôi trên đỉnh Trường Sơn. Cuối năm 1968, một lần Thanh điều khiển chiếc trung xa 2,5 tấn vượt một con dốc cao, kề bên là vực sâu hun hút. Sắp đến giờ địch đánh bom tọa độ, vậy mà bỗng xuất hiện một chiếc đại xa từ trong rừng xông ra chặn kín cả lối đi. Nổi nóng, Thanh quát lớn : “Cái nhà anh kia, có tránh đường không nào ?”.

Anh lái xe bên kia cũng không vừa : “Còn chỗ đâu mà lùi. Em giỏi thì cứ việc lùi đi”. Nổi nóng, Thanh quát ầm lên. Phía bên kia cười giòn giã : “Con gái mà cục cằn thế thì ế chồng mất thôi em ạ. Có ma nó lấy”. “Ế thì mặc tôi, không lùi là tôi bắn đấy” - Thanh bực bội gắt lên. Cuối cùng, tay lái nam cũng chịu nhường đường cho nữ chiến binh lái xe băng lên phía trước. Chuyện chỉ có vậy mà sao lòng người lính sau đó cứ xôn xao và nhớ mãi hình bóng cô gái nóng tính. Thế là từ đó sau mỗi chiến dịch trở về, anh lái xe lại mang về những nhánh lan rừng và đến tận lán nữ len lén cài lên xe cô gái đồng nghiệp. Cứ thế ngày tháng trôi qua, họ yêu nhau và chờ nhau cho đến ngày chiến thắng để thành vợ thành chồng.

© Tuoi Tre

Phút giao lưu hiếm hoi của cánh lái xe nam và cánh lái xe nữ ở Trường Sơn.

© Tuoi Tre

Phút giao lưu hiếm hoi của cánh lái xe nam và cánh lái xe nữ ở Trường Sơn.

Gắng sống, chiến đấu để còn gặp lại nhau

Đối với cánh lái xe nữ, nước thiếu trầm trọng vào mùa khô là vấn đề nan giải hơn cả căng mình lái xe dưới làn bom đạn. Một khi buông tay lái, các cô đều phồng rộp hết cả tay, đau nhức hết mình. Thiếu nước tắm, rửa, nhiều người bị ghẻ, mụn đầy người. Đó là chưa kể bệnh sốt rét rừng làm hầu hết các cô vàng da, sạm cả người... Nhưng cho dù bom đạn tàn khốc, khắc nghiệt đến mấy, nét hồn hậu, thanh khiết của trung đội nữ vẫn làm bao chàng trai xao xuyến.

Người lính công binh lái máy ủi khu vực cổng Trời Trần Công Thắng vẫn còn nhớ như in câu chuyện tình của mình với cô “người mẫu” Nguyễn Thị Nguyệt Ánh. Ánh cao nhất trung đội, 1,68m, vóc người cân đối, nước da trắng hồng nên được chị em trong trung đội gọi là “người mẫu”. Quê Ánh ở Hưng Yên, đi TNXP ở Yên Bái rồi về trung đội Nguyễn Thị Hạnh. Anh Thắng lái máy ủi làm đường, san lấp hố bom ở các tuyến đường trọng điểm bị đạn bom đánh phá. Một lần, đơn vị của Ánh tổ chức văn nghệ “cây nhà lá vườn” giữa rừng, anh Thắng được đơn vị cử đi dự.

Anh lên tặng hoa cho Nguyệt Ánh, họ làm quen rồi đem lòng nhớ thương nhau. Mỗi khi Ánh chạy xe Zin ba cầu giao hàng ngang khu vực cổng Trời - Cha Lo, họ mới có dịp gặp nhau trong phút giây ngắn ngủi. Ánh kể có lần xe chị chạy lướt qua nơi anh đang ủi máy dưới làn bom đạn, chị chỉ kịp thấy người yêu đứng bên đường, vẫy vẫy tay nói trong tiếng bom đạn : “Chạy xe cẩn thận em nhé. Anh nhớ em lắm”. Chỉ như vậy song họ cũng vơi đi nhớ nhung và hứa với lòng gắng sống, chiến đấu vì đất nước để còn gặp lại nhau. Yêu nhau từ năm 1966 mà chỉ có những thoáng lướt qua nhau dưới tầm lửa đạn, mãi đến năm 1974 họ mới tổ chức lễ cưới.

Ghé thăm họ ở khu Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội, hai đồng nghiệp lính lái xe ngày nào giờ đã là một mái ấm hạnh phúc. Cả hai người con của anh chị đều học hành đến nơi đến chốn, chị cũng vừa lên chức bà ngoại. “Tình yêu của chúng tôi bền chặt như vậy là do ngoài chuyện tình yêu trai gái, còn có một tình cảm cao đẹp hơn : tình đồng đội” - chị Ánh nói.

VŨ BÌNH


Trọng điểm 050, còn được gọi là cổng Trời, là nơi hứng chịu nhiều bom đạn nhất vì đây là điểm tập kết giao nhận hàng hóa, thương binh nối hai tuyến đường Trường Sơn Tây và Trường Sơn Đông. Họ đã đi qua, xong nhiệm vụ rồi ngã quị trong vòng tay đón mừng của đồng đội.

Nguồn : http://tuoi­tre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/...

Những bông hoa trên tuyến lửa - Kỳ 1 : Dưới tầm lửa đạn

© Tuoi Tre

Nguyệt Ánh và Kim Dung tại tuyến lửa Trường Sơn năm 1968.

© Tuoi Tre

Nguyệt Ánh và Kim Dung tại tuyến lửa Trường Sơn năm 1968.

Thứ Sáu, 22/12/2006 - Kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân VN (22-12)

Ngày ấy chiến trường đang ác liệt, những chuyến xe vượt Trường Sơn ít khi trở về. Tiền tuyến kêu gọi, một trung đội nữ gồm 35 cô gái tuổi đôi mươi đã tình nguyện nhận nhiệm vụ lịch sử : ôm vôlăng băng mình qua tuyến lửa để chở đạn dược, hàng hóa ra chiến trường và tải thương binh về hậu cứ. Đó là trung đội vận tải cơ giới nữ duy nhất trong những tháng năm chống Mỹ.

TT - Đó là câu chuyện đầy xúc động cách đây 38 năm của những cô gái tuổi thanh xuân thuộc trung đội nữ lái xe mang tên nữ anh hùng giao liên miền Nam Nguyễn Thị Hạnh. Trước khi trở thành dũng sĩ lái xe, họ là thanh niên xung phong (TNXP), y tá, nuôi quân... đã tình nguyện nhận một nhiệm vụ lịch sử : vượt tuyến lửa Trường Sơn vào chiến trường.

Vào tuyến lửa

Trong căn nhà nhỏ nằm trên đường Ngọc Thụy, Long Biên (Hà Nội), lần giở lại những tấm hình đã cũ chụp trong thời chiến của đồng đội, thiếu úy Vũ Thị Kim Dung - thành viên trung đội nữ lái xe Nguyễn Thị Hạnh - xúc động nhớ lại : “Quyết định thành lập trung đội nữ lái xe tải phục vụ chiến trường đang trong giai đoạn ác liệt khi đó được xem là một quyết định đầy táo bạo và vô cùng nguy hiểm. Bởi tất cả bọn tôi đều xuất thân là tay ngang, người đang là TNXP mở đường, người là y tá, người là chị nuôi tại các kho trạm... Tất cả gặp nhau ở tinh thần xung phong tình nguyện và được binh đoàn tuyển chọn để đưa đi đào tạo lái xe cấp tốc chỉ trong vòng 45 ngày”.

Vũ Thị Kim Dung quê ở Kim Động, Hưng Yên. Năm 17 tuổi, Dung cùng người bạn đồng hương Nguyễn Thị Nguyệt Ánh đăng ký nhập ngũ. Vào TNXP, họ được điều động phục vụ trong Tổng đội TNXP 59 công trường Yên Bái, xây dựng công trình sân bay dã chiến Yên Bái.

Đang lo nhiệm vụ đổ đất, xúc cát, làm đường... trong bom đạn đánh phá thì cuối tháng 12-1967, họ nghe tin binh đoàn Trường Sơn tuyển chọn những chị em gan dạ, nhanh nhẹn tình nguyện ra chiến trường để lái xe phục vụ chiến trường miền Nam. Họ đã đi tìm chỉ huy để viết đơn tình nguyện vào chiến trường.

33 cô gái trẻ khác, người quê Nam Định, người ở Hải Phòng, Thái Bình... đều ở lứa tuổi đôi mươi, chưa chồng, chưa người yêu, đang là TNXP, chị nuôi ở các đơn vị... cũng đồng loạt tình nguyện tham gia trung đội nữ lái xe vào tuyến lửa.

Đầu tháng 3-1968, một khóa đào tạo lái xe cấp tốc dành riêng cho 35 cô gái trẻ được mở tại Thọ Xuân (Thanh Hóa) trong vòng 45 ngày. Giáo viên là những tay lái nam kỳ cựu của các binh trạm cũng đang phải gấp rút với những nhiệm vụ cấp bách, đào tạo căn bản cho các cô gái xong là họ cũng vào ngay các điểm nóng ở chiến trường.

Những buổi đầu, cứ nhìn những cô gái trẻ, vóc người hầu hết đều thấp bé, chân yếu tay mềm phải “vật lộn” với vôlăng, cần số, đề, ga... của những chiếc “đại xa”, “trung xa”, mọi người không khỏi ái ngại, lo rằng quá sức các cô. Cả trung đội hầu như người nào cũng gầy, nặng không quá 42-43 kg, ngồi lên xe phải lót gối, lót đệm cho vừa tầm nhìn.

“Chúng tôi bảo nhau rằng chiến trường đang khẩn cấp, thể hiện lòng yêu nước là phải vượt qua chính khó khăn ban đầu này đây”, cựu nữ lái xe Đặng Thị Như Xuân, quê ở Cầu Giấy, Hà Nội - “cô em út” của trung đội - nhớ lại. Kết quả sau 45 ngày học tập, 35 cô gái trẻ đều đạt kết quả xuất sắc và được đưa vào binh trạm 12 đoàn 559 đóng ở vùng rừng núi tỉnh Quảng Bình để chính thức thành lập trung đội nữ lái xe Nguyễn Thị Hạnh chuyên chở hàng hóa chi viện cho chiến trường dọc theo con đường huyết mạch Trường Sơn.

© Tuoi Tre

Trung đội nữ lái xe Trường Sơn tập trung chuẩn bị lên đường.

© Tuoi Tre

Trung đội nữ lái xe Trường Sơn tập trung chuẩn bị lên đường.

Không có số lui

Đầu tháng 5-1968, trung đội lái xe nữ Nguyễn Thị Hạnh chính thức được thành lập. Những nữ chiến sĩ lái xe bắt đầu đảm trách nhiệm vụ đặc biệt. Ban đầu cứ hai người lái chung một xe để kèm nhau, sau quen dần, mỗi người tự đảm đương một chiếc.

Nhiều binh đoàn vượt Trường Sơn đi B ngày ấy đã thật sự ngỡ ngàng khi thấy những chiến sĩ điều khiển những chiếc xe tải Gat 53 (1 cầu), Gat 63 ( 2 cầu), Zil giải phóng, Zil 3 cầu... lại là những cô gái còn quá trẻ nhưng rất dũng cảm khi vượt qua tọa độ lửa của máy bay B52 ngày ấy.

Thượng úy Bùi Thị Vân, quê ở Nam Định, hiện ở Định Công, Hoàng Mai (Hà Nội), nhớ lại những năm 1968-1972 đường Trường Sơn rất ác liệt, ngày nào B52 cũng đánh bom rải thảm, bom tọa độ. Nhưng những chuyến xe chở hàng không được chần chừ, ngày cũng như đêm đều phải vượt qua lưới lửa từng phút, từng giờ...

Để tránh tổn thất, ban chỉ huy yêu cầu trung đội lái xe nữ phải chuyển sang chạy xe ban đêm. Đề phòng đối phương phát hiện, những chiếc xe tải ngụy trang cây lá, chạy trong bóng đêm dày đặc mà không được rọi đèn. Mỗi chiếc xe chỉ được đốt một ngọn đèn nhỏ tù mù gắn ở phía trước gầm xe.

Những chiếc đèn gầm, đèn rùa được giẻ bọc lại để chỉ có thể chiếu được vài ba mét. Các nữ chiến sĩ vừa phải điều khiển xe vừa phải dò đường tránh bom, né đạn, tránh vực, vượt ngầm bằng... cảm tính. Bom thả phía sau thì chạy về phía trước, thả phía trước thì rẽ sang đường khác, đoàn xe cứ thế thoắt ẩn thoắt hiện giữa núi rừng...

Mỗi đêm, những chiếc xe tải có nhiệm vụ vượt 200-300km đưa hàng vào chiến trường vượt Khe Tang, Khe Dao, ngầm Khe Ve, ngã ba Đồng Lộc... để đưa hàng đến các binh trạm rồi đón những đồng đội bị thương, đã hi sinh quay trở về. Thượng úy Vân kể : “Đường xấu kinh khủng, xe chỉ chạy được vài ba ngày là nhíp bị gãy, lốp bị nứt vì cán các miểng bom, miểng pháo. Xe bị hỏng hóc giữa rừng, chị em tôi phải tự làm thợ, chui vào gầm thay lốp như cánh tài xế nam. Nói thật bom đạn không sợ mà lại sợ... ma, vừa sửa xe vừa khóc nức nở vì xe bị kẹt giữa thăm thẳm núi rừng, chỉ có tiếng gió rít như hồn ma”.

Cựu chiến sĩ lái xe Nguyễn Thị Thanh, quê ở Tiên Lữ (Hưng Yên), kể : “Cánh nữ lái xe chúng tôi thường hứa với nhau rằng đã lên xe thì không có chuyện lùi bước. Có lần quân Mỹ thả bom dày đặc phía trước ngầm Khe Ve, cánh lái xe nam đi trước lo sợ nguy hiểm cho các nữ chiến sĩ lái xe đi phía sau nên tất cả dừng xe lại và yêu cầu quay đầu. Những cô gái nhảy xuống khoát tay : “Xe bọn em là không có số lui đâu các anh ạ. Đã đi là phải thẳng tiến luôn thôi, bom đạn phải sợ mình chứ sao mình lại sơ bom đạn...”. Nghe các nữ chiến sĩ lái xe bảo vậy, cánh lái xe nam cùng quyết tâm lao về phía trước.

VŨ BÌNH

Cả ngày lẫn đêm, cuộc sống của các cô gái lái xe Trường Sơn gắn liền với buồng lái xe thay mái nhà ; rừng, núi là nơi che chở sự sống. Một lần được tình cờ gặp các cô gái lái xe, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết rằng : “Em là cô bộ đội lái xe, giặc đuổi bắn dưới bốn bề lửa cháy. Cái buồng lái là buồng con gái, vẫn cành hoa mềm mại cài ngang...”.

Thiếu úy Vũ Thị Kim Dung nói : “Anh Duật viết đúng đấy ! Cả tháng chỉ có mỗi một bộ quân phục không thay, nhưng chị em chúng tôi thường lấy hoa lan rừng cài trong buồng lái xe để tạo cảm giác lãng mạn và vơi đi sự căng thẳng của chiến tranh. Niềm vui lớn nhất của chị em là mỗi khi xe về đến binh trạm, gặp lại được nhau, ngồi quây quần kể cho nhau nghe chuyện về quê hương, gia đình và những mơ ước thầm kín của người con gái”.

Thiếu úy Dung còn cho biết trong nhiều chuyến đi, các cô gái đã làm lễ truy điệu sống cho nhau vì biết khó có khả năng quay trở về.


Có những chuyện tình thật đẹp, thật lãng mạn của các nữ chiến sĩ lái xe Trường Sơn với những người lính trẻ ra đi giải phóng quê hương. “Tình yêu của chúng tôi bền chặt như vậy là do ngoài chuyện tình yêu trai gái, chúng tôi còn đó một tình cảm cao đẹp hơn : tình đồng đội”.

Nguồn : http://tuoi­tre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/...

Nữ thanh niên xung phong 5 lần được gặp Bác

Nữ Anh hùng Nguyễn Thị Kim Huế trong một lần gặp Bác

TP - 27/07/2006

Những câu chuyện của 40 năm về trước, với chị vẫn vẹn nguyên là chuyện của cô gái đôi mươi, cháy bỏng khát khao được cống hiến tuổi xuân của mình cho Tổ quốc. Chị là “Người trong ảnh”, nữ Anh hùng Nguyễn Thị Kim Huế.

Thời hoa lửa

Chị sinh năm Canh Thìn (1940). Tuổi thơ chị không biết mặt cả cha lẫn mẹ. Chị lớn lên nhờ vào tình thương của bà ngoại và cậu mợ. Cuối năm 1965, chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc trở nên ác liệt. Mặc dù đã có chồng, nhưng chị quyết làm đơn xin nhập ngũ vào lực lượng thanh niên xung phong (TNXP) trên tuyến đường 12 khốc liệt.

182 người của huyện Tuyên Hóa lập thành đơn vị 759, đội 75, công trường 12. Chị là Tiểu đội trưởng, Tiểu đội 6, gồm 16 chị em. Đơn vị của chị được giao phụ trách đảm bảo giao thông đường 12A đoạn từ nam cầu La Trọng đến Bãi Dinh. Những ai đã từng đi qua đoạn đường này trong những năm chiến tranh mới thấu hết sự khốc liệt.

Đây là tuyến đường huyết mạch cực kỳ quan trọng để hậu phương miền Bắc chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Giặc Mỹ điên cuồng đánh phá với một lượng bom đạn khổng lồ nhằm cắt đứt con đường này. Cuối năm 1965, một trung đội quyết tử được thành lập và chị lại được vinh dự làm Trung đội trưởng.

Chị kể : “Mỗi lần vào trận, chúng tôi đều được làm “lễ truy điệu sống”. Biết bao nhiêu người đã mãi mãi nằm lại trên mảnh đất này”. Trong năm 1966, ngay tại Km 21, đường 12A, B52 của Mỹ đã mở cuộc không kích ròng rã 45 ngày đêm. 24 đồng đội của chị đã ngã xuống. Chị cũng đã bao lần bị bom dập vùi ; máu đổ nhưng đường huyết mạch không bị cắt.

5 lần được gặp Bác Hồ

Tháng 11/1966, chị được cử ra Hưng Yên tập huấn. Chị kể : “Đó là một buổi chiều kiểm tra môn bắn súng. ba lần bắn tôi đều đạt giỏi và xuất sắc. Lúc ấy có ông già râu tóc bạc phơ, đi dép cao su đến gần và hỏi : “Cháu có bí quyết gì mà bắn súng giỏi vậy ?”. Tôi hồn nhiên : “Cháu chỉ tự tin, bình tĩnh, nín thở bóp cò thôi ạ”.

Buổi chiều tổng kết lớp, cũng ông già râu tóc bạc phơ ấy lại khen tôi : “Con gái Quảng Bình sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi - làm gì cũng giỏi”. Lúc ấy, tôi mới biết đó là Bác Hồ.

Cũng năm 1966, chị lại vinh dự có mặt trong đoàn đại biểu của ngành giao thông vận tải ra báo cáo thành tích với Bác. Chị là đại biểu trẻ nhất nên Bác cho ngồi gần và hỏi chuyện : “Đơn vị cháu có mấy người ? Công việc có gian khổ lắm không ? Anh em sống ra sao ?”. Chị trả lời : “Đơn vị cháu có 182 người. Chúng cháu thường bị sốt rét”.

Bác nhắc đồng chí Vũ Kỳ ghi chép, rồi lại hỏi : “Cháu có chồng chưa ?”. Chị không dám trả lời thật vì sợ Bác phê bình là tảo hôn. Nhưng Bác biết, Bác hỏi bao giờ thì sinh con. Chị đáp : “Thưa Bác, khi nào hết giặc Mỹ, cháu mới sinh con”. Bác bảo : “Cháu đánh giặc giỏi nhưng cũng phải làm tốt việc gia đình”.

Sau lần gặp này lực lượng TNXP toàn quốc hàng tháng mỗi người được thêm 2,5 lạng đường, 2,5 lạng muối ; 1 bộ áo quần Tô Châu/năm ; riêng chị em có thêm một chai cao ích mẫu.

Lần gặp Bác thứ 3 đó là tại Đại hội Anh hùng toàn quốc vào tháng 1/1967.

Đoàn Quảng Bình có 11 người. Mẹ Suốt là người cao tuổi nhất ; chị Trần Thị Lý là người trẻ tuổi nhất. Sau khi được gắn danh hiệu Anh hùng, chị Lý được Bác quàng khăn và tặng một đồng hồ Liên Xô. Chị Huế, chị Lý, mẹ Suốt được chụp ảnh chung với Bác...

Nhưng có lẽ lần gặp Bác xúc động và để lại ấn tượng sâu sắc nhất đó là dịp Đại hội TNXP toàn quốc lần thứ tư (7/1967).

Chị Huế kể : « Theo phân công, tôi cùng chị Nguyễn Thị Nguyệt - Tổng đội phó Tổng đội TNXP miền Nam vinh dự là người tặng hoa cho Bác. Bác xuất hiện, tôi ào xuống tặng hoa cho Người. Khoảnh khắc ấy bức ảnh hai Bác cháu ra đời. Bức ảnh được Nhà in Tiến Bộ in thành hàng vạn bản và với tôi nó là gia bảo ».

Chị Huế được vinh dự gặp Bác lần thứ 5. Đó là khi chị chuẩn bị lên đường sang thăm Liên Xô. Đoàn của chị được gặp Bác để nghe Bác dặn dò.

Chị Huế kể : « Trước đó đã có cuộc họp báo quốc tế. Có nhà báo hỏi tôi đại ý : “Dũng sỹ diệt Mỹ sao bé nhỏ thế ?”. Tôi đã trả lời : “Tôi tuy nhỏ nhưng tinh thần không nhỏ. Dân tộc tôi không sợ kẻ thù lớn. Lớp này hy sinh đã có lớp khác lên thay...”. Nghe chuyện, Bác khen tôi trả lời hay, vừa thông minh vừa đanh thép ».

Lúc này đây, với thương tật vĩnh viễn 25%, chồng mất sớm, chị tần tảo một mình nuôi 3 đứa con khôn lớn thành người. Người con cả của chị, vinh dự thay cũng đang có mặt thi công con đường 12A thời kỳ công nghiệp hóa. Hiện chị đang sống cùng 2 đứa cháu trong ngôi nhà đầy ắp kỷ niệm một thời hào hùng. Chị chỉ mong thế hệ kế tiếp không làm buồn những đồng đội của chị đã ngã xuống và đổ máu xương cho con đường này.

Minh Toản

Nguồn : http://www.tien­phong.vn/Gioi-Tre/54...

Đi tìm “những bông hoa trên tuyến lửa”

Chị Tuyết Thu và các cựu TNXP trong hành trình đi tìm hài cốt đồng đội.

Thứ Tư, 24/08/2005

TT - Tám năm trời như con thoi xuôi ngược khắp chiến trường xưa, các chị cùng đồng đội đã qui tập 168 hài cốt về nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Kiên Giang và đã đưa về quê nhà ở Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh…

Nhiều bà mẹ tóc giăng một màu sương ôm chặt các chị vào lòng nói : “Nếu không có các con, biết đến bao giờ mẹ mới “gặp” lại con mình…”.

Liên đội 1 thanh niên xung phong (TNXP) ở tuyến đường 1C thời chống Mỹ có khoảng 500 người, đa số là nữ ở lứa tuổi 13-24. Tuy nhiệm vụ chính là vận chuyển hàng chiến lược và lương thực cho toàn chiến trường miền Tây Nam bộ, nhưng trong một số trận đánh khốc liệt của bộ đội chủ lực cũng có mặt họ.

Khi vừa ngưng tiếng súng, TNXP phải ở lại để băng bó, chăm sóc các chiến sĩ bị thương. Không ít lần một tay dìu thương binh, một tay siết cò phá vòng vây của địch. Những chuyến vận chuyển vũ khí, đạn dược, gạo, thuốc men… trên tuyến đường 1C trải dài từ Campuchia đến huyện Hà Tiên, tỉnh Long Châu Hà (tỉnh Kiên Giang hiện nay) ngày ấy hầu như lúc nào cũng phải đi dưới làn đạn bom của địch...

Những kỷ niệm của một thời bom đạn khốc liệt đã trở thành một cõi lưu niệm thiêng liêng trong lòng những cựu TNXP. Trong một lần về khánh thành tượng đài TNXP 1C năm 1997 ở Kiên Giang, những đồng đội cũ gặp lại mới biết hài cốt của nhiều đồng đội đã hi sinh ở tuyến đường máu lửa năm xưa vẫn còn nằm trơ trọi đâu đó trên gò đất, bờ đìa hoặc sâu hun hút trong cánh rừng tràm bạt ngàn.

Ngày 2-8-1997, các cựu TNXP như Tuyết Thu, Út Mảnh, Minh Tâm, Phượng… bắt đầu hành trình đi tìm đồng đội. Trong một chuyến đi kéo dài cả tuần, nhóm đã tìm được bốn hài cốt. Khi phần đất nơi chôn chị Sáu Bé được đào lên, ai nấy cũng nghẹn ngào : “Sáu ơi ! Các anh chị sẽ đem Sáu về Cần Thơ để em thỏa ước mơ ngắm cảnh bến Ninh Kiều...”.

Những tên hành chính Vĩnh Điều, Tân Khánh Hòa, Giang Thành, Vĩnh Gia… vẫn còn nhưng địa hình giờ đã quá nhiều thay đổi. Các khu rừng tràm bạt ngàn ngày nào giờ đã biến thành đồng ruộng mênh mông với hệ thống kênh rạch xẻ ngang cắt dọc không tài nào nhận ra những nấm mộ ở Gộc Xây lớn, Gộc Xây nhỏ, bờ đìa Ô Môi, tràm Ba Đương, kênh Tám Ngàn… mà các chị đã từng run tay đắp thuở xưa. Đôi lúc các chị đã bật khóc bởi tưởng chừng cuộc tìm kiếm rơi vào vô vọng.

Chị Tuyết Thu tâm sự có lần chị chực khóc khi tìm mãi mà không thấy hài cốt của đồng đội trong khi trời dần sập tối. Cả đoàn liền thắp hàng trăm cây nhang cắm khắp khu đất ở ấp Đồng Cơ, xã Vĩnh Phú rồi khấn : “Vong hồn các đồng chí có anh linh chỉ cho chúng tôi biết để đem hài cốt về đoàn tụ với đồng đội”.

Kỳ diệu thay, tàn của cây nhang cắm ngay gốc cây gáo cong cả một khúc, cả đoàn nhìn nhau rồi nhanh tay xẻng đào lên. Và bên trong tấm cao su chưa bị thời gian xóa đi là một hài cốt còn nguyên vẹn của người bạn chiến đấu thời nào. Có lần cả nhóm đau nhói tim khi ngẫu nhiên phát hiện dưới những đám ruộng xanh ở xã Vĩnh Phú là những nấm mộ tập thể của đồng chí mình.

Mãi đến tháng 10-2004, tổ qui tập hài cốt liệt sĩ mới được thành lập, chị Tuyết Thu và chị Út Mảnh nằm trong ban chỉ đạo của tổ. Sau đó đồng hành với những chuyến đi liên tục xuyên suốt mùa khô là quyển nhật ký của các chị ngày càng dài ra. Ngày 23-12-2004, tại xã Bình Sơn, tìm gặp 20 hài cốt. Ngày 17-1-2005 tại xã Vĩnh Điều, Vĩnh Phú tìm gặp 10 hài cốt. Ngày 1-6-2005, cũng tại xã Vĩnh Phú bốc được 57 hài cốt…

MINH TÂM

Nguồn : http://tuoi­tre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/...

Nước mắt ngày hội ngộ...

© Kim Anh

Các cựu TNXP giải phóng miền Nam đang gửi nhau những dòng địa chỉ sau 30 năm gặp lại...

© Kim Anh

Các cựu TNXP giải phóng miền Nam đang gửi nhau những dòng địa chỉ sau 30 năm gặp lại...

TT - Thứ Năm, 21/04/2005

Hai ngày 19 và 20-4, hàng ngàn cựu thanh niên xung phong (TNXP) giải phóng miền Nam đã có mặt tại di tích T.Ư Cục miền Nam nhân 40 năm ngày thành lập lực lượng (20-4-2005).

Những con người đã góp phần làm nên một thế hệ huyền thoại. Những giọt nước mắt đã chảy khi nghe chú Lê Anh Tòng - liên đội 5 (phục vụ sư đoàn 5) - kể về khoảng thời gian ác liệt, những TNXP thuộc liên đội 5 đã bị giặc bao vây hơn sáu tháng ròng rã.

“Sốt rét, tóc rụng, ăn rau rừng lót dạ, nhiều bạn đã lả đi. Chúng tôi phải mở đường máu để vào vùng có dân, bòn từng lon gạo nấu cháo cho anh em”.

Gặp nhau sau 30 năm hòa bình, họ kể về “đội quân tóc dài” trên tuyến đường 1C (vùng Kiên Giang) ác liệt năm nào. Đội quân hàng ngàn người nhưng có đến hơn 800 nữ. Vùng sông nước, lại là con đường huyết mạch để tải đạn trên kênh Vĩnh Tế vào Rạch Giá xuôi về Cà Mau nên các cô gái phải lợi dụng màn đêm để tải những thùng đạn nặng gấp đôi trọng lượng mình về nơi an toàn.

Gặp lại những Năm Nhàn, Tuyết B52, Hồng Cối... - những cái tên được gắn liền với chiến công, người chỉ huy trên tuyến đường 1C Võ Thành Thế (Hai Nên) rưng rưng kể : “Tôi điều hành gần ngàn người con gái, người nào cũng trẻ cũng yêu đời nhưng trước khi đi ba mẹ ai cũng dặn có hi sinh vì Tổ quốc cũng được nhưng đừng cho nó hư”.

Gặp hôm nay để nhớ những đồng đội, chiến sĩ vai sát vai trên từng trận tuyến nay đã không còn nữa. Họ đọc cho nhau nghe lại những câu thơ của một nữ TNXP : “Ai có về miền Đông, còn nhớ mình TNXP, xin cho gửi ghé thăm đồi Chị Yến, một nén hương thơm, một tấm lòng”. Trần Thị Yến là đội viên TNXP liên đội 5 trên đường công tác gặp biệt kích, chị đã chiến đấu đến cùng và hi sinh trên một ngọn đồi, anh em đặt tên là đồi Chị Yến.

Họ đã gặp nhau. Để nhớ lại trước mỗi trận đánh, TNXP đi trước tải đạn, tải lương, đào hầm cho bộ đội chiến đấu ; sau mỗi trận đánh họ lại là người thu gom, cáng thương... Và nhiều TNXP ngã xuống, người là liệt sĩ có danh tánh, người vô danh, hay có đồng chí vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Đó lại là niềm day dứt của những người còn sống.

Mọi người không quên hình ảnh hai người tổng đội trưởng TNXP giải phóng miền Nam Trần Văn và tổng đội phó Trần Tài Ba rong ruổi trên chiếc xe 67 gõ cửa khắp nơi tìm kinh phí sang Campuchia lấy hài cốt đồng đội.

“Chỉ nghe còn đồng đội mình nằm ở đâu, chúng tôi lại đến tìm. Nhiều chuyến đi trở về không vì lâu ngày địa hình thay đổi... nhưng vẫn phải đi...” - chú Trần Văn, người TNXP ngày xưa, mắt đỏ hoe kể lại...

Kim Anh

Nguồn : http://tuoi­tre.vn/Nhip-song-tre/576...

Thế giới không có đàn ông

Các chị đã biến rơm rạ thành sản phẩm nấm rơm xuất khẩu.

TT - Thứ Tư, 06/10/2004

“Mái ấm” của các cựu nữ TNXP Yên Khánh có vẻ như lạnh lẽo khi nằm lạc lõng, lẻ loi giữa cánh đồng mênh mông xã Khánh Hồng (huyện Yên Khánh, Ninh Bình) bên dòng sông Tiêu.

Một dãy nhà tranh tre, vách nứa chạy dài khoảng chục mét “ngày là hội trường, trụ sở, tối là chỗ ngủ nghỉ cho những chị, những cháu cô đơn”.

Thêm bốn dãy lán tranh tre, vách nứa nữa là nhà xưởng sản xuất nuôi trồng các loại nấm sò, nấm rơm, nấm mỡ. Đấy là cơ ngơi của 111 cựu nữ TNXP, trong đó có đến 60 chị là thương, bệnh binh và đặc biệt trên 20 người trong số đó đã mang trong mình... nỗi đau da cam.

Trăm nỗi niềm, một ý chí

Giữa trưa ngày cuối thu tháng chín, cái nắng vàng oi ả cuối mùa làm mồ hôi ướt sũng trên lưng áo mỗi chị và cái nóng như tăng thêm sức mạnh cho mỗi cựu TNXP. Chỗ này một nhóm mấy chục chị đang rắc men, ngâm rơm xuống hố nước, chỗ kia gần hai chục chị nhễ nhại mồ hôi vớt rơm rạ đang ngâm ủ dưới hố chất lên đống để ủ.

Trong dãy nhà, từng nhóm các chị xúc mùn, đổ men cho vào túi nilông rồi gác lên giàn nấm... Nhìn họ làm việc hăng say, miệt mài, không ai có thể nghĩ trước mặt mình là những nạn nhân da cam, những thương bệnh binh, những cựu TNXP mà cứ ngỡ đó là hình ảnh của chính họ những năm xưa “Trường Sơn em đi mở đường”.

Họ chỉ trở lại là chính mình ngày nay khi công việc kết thúc, khi nón trên đầu, khăn trên mặt được tháo xuống, những gương mặt đen sạm, khắc khổ, già nua... lộ ra.

Nhờ có việc làm, được cùng ăn, cùng ở với những đồng đội cũ, chị Lê Thị Nguyệt (xã Khánh Hồng) như quên nỗi đau trên cơ thể mình, và càng vơi đi với nỗi đau da cam mà đứa con trai duy nhất 13 tuổi Nguyễn Văn Nam đang phải hứng chịu (Nam có nhiều khối u rắn trên ngực, ngẩn ngơ, 13 tuổi nhưng người gầy quắt chưa đầy 15kg).

Chị Đinh Thị Nhạc cũng vơi đi phần nào nỗi đau khi những khối u trên người hành hạ, quên đi nỗi cô đơn của mình. Hơn thế, có việc làm thu nhập thường xuyên, chị càng có thêm cơ hội gom góp được số tiền 5 triệu đồng để đi phẫu thuật cắt bỏ các khối u quái ác đó.

Có mái ấm, có việc làm, những đứa trẻ không biết tên cha đang thất học, thất nghiệp như Đoàn Thị Yến, Nguyễn Thị Hạnh (13 tuổi, con chị Nguyễn Thị Chung, xã Khánh Thủy)... không những có chỗ ăn, chỗ ở mà còn được các mẹ, các chị dạy dỗ bảo ban cách đan lát, thêu thùa.

Từ mái ấm ấy, hơn một năm qua các chị đã làm ra 30 tấn nấm sò (3,5 triệu đồng/tấn), 5 tấn nấm mỡ (8 triệu đồng/tấn) cùng hàng vạn các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ từ rơm rạ, bèo tây, cói, mây...

Thu nhập bình quân của mỗi xã viên tuy chưa cao (200.000-300.000 đồng/người/tháng) nhưng dù sao đó chính là mồ hôi, ý chí, công sức lao động của mỗi người nữ TNXP.

Chủ nhiệm HTX Phạm Thị Cúc bộc bạch : “Đến thời điểm này, nhìn chị em được gặp nhau, cùng sống và làm việc như chị em trong một gia đình là mừng lắm rồi”...

Các chị đã gượng dậy, vượt lên nỗi đớn đau về thể xác, những mất mát về tinh thần để cùng tiếp tục sát cánh bên nhau với một lời thề son sắt : “Dù bệnh tật, dù khó khăn, phải sống bằng chính đôi tay, khối óc, trái tim của mình. Phải mãi là những nữ thanh niên xung phong Trường Sơn dũng cảm, kiên cường...”.

Cô Cúc “nấm”

Từ trung tâm huyện, hỏi HTX nữ TNXP mọi người đều thân mật kể về cô Cúc “nấm”. Phạm Thị Cúc tham gia TNXP năm 1973, vào Quảng Trị tham gia mở đường và về sau tham gia thu dọn chiến trường.

Chị bị thương khi đang làm nhiệm vụ tại sân bay Tà Cơn. Trở về với thương tật 31%, lại từ chiến trường nhuốm màu da cam nên chị cũng khó khăn trong hòa nhập cộng đồng. Mãi sau này chị mới thành thân với một người đàn ông góa vợ rồi cũng sinh được hai con.

Cùng với hai con riêng của chồng, giờ đã tốt nghiệp ĐH Thủy lợi Hà Nội, hai người con lớn của chị cũng đã học năm 2 ĐH Thủy lợi, đứa sau học lớp 12.

Gia đình khá giả có tiếng ở thị trấn Yên Ninh (Yên Khánh) nhưng vốn nặng lòng với đồng đội, chị bàn với chồng thu hết vốn liếng chăn nuôi bao nhiêu năm, rồi bán gần 1.000 con gà, vịt, ngan Pháp, ba con lợn nái để lấy tiền làm vốn thành lập HTX...

Có tiền rồi, chưa có đất, chị chạy lên xã, lên huyện hỏi thủ tục thuê mượn đất không được, thậm chí có người ác mồm còn mỉa mai : “Ôi, toàn là những người sứt môi lồi rốn, u nhọt bệnh tật thì làm được trò trống gì. Nếu làm được thì Nhà nước đã không phải trợ cấp nuôi hằng tháng”.

Nhưng rồi Hội Cựu chiến binh huyện lại biết, giới thiệu chị về xã Khánh Hồng. Ở đây, các cựu chiến binh xã Khánh Hồng lại đang quản lý gần 6.000m2 đất nông nghiệp mà chưa biết khai thác ra sao, thế là cho HTX thuê lại với giá rất đồng đội, bằng nửa giá xã cho thuê (480kg thóc/năm), với thời hạn bốn năm.

Có tiền, có đất HTX hoạt động ngay. Nhiều chị cũng băn khoăn, thắc mắc, chị chủ nhiệm trấn an với lời thề : “Nếu một năm sau tôi thất bại thì tôi sẽ chết ở khúc sông Tiêu này”.

Để không phải “chết nhục” ở khúc sông Tiêu, cô Cúc “nấm” đã tự mình lên Hà Nội mày mò học cách làm nấm tại Trung tâm Công nghệ sinh học, thực vật Viện Di truyền (Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn) mấy tháng liền.

Khi trở về, cô Cúc “nấm” lại miệt mài, nhà chỉ cách HTX chưa đến 3km nhưng cả tuần chị chỉ “đáo qua nhà một lúc rồi lại đi biền biệt, chồng con có nhớ thì lại lóc cóc xuống thăm”.

Lời thề năm nào giờ chị đã thực hiện được, tất cả 111 chị em cùng 19 đứa trẻ bơ vơ, mồ côi đã có công ăn việc làm, có thu nhập. “Vậy là chị đã thành công ?”.

“Còn nhiều việc phải làm lắm - chị nói - bây giờ mới chỉ là bắt đầu, nhà cửa đã có gì đâu, nhiều lúc mưa gió chị em còn ướt, còn lạnh, nhiều chị vẫn bệnh tật chẳng có tiền chữa trị, nhiều đứa trẻ vẫn chẳng được học hành vì bệnh tật, vì sự kỳ thị của mọi người... Phải làm được những việc này tôi mới nghỉ” - chị chủ nhiệm quả quyết.

Hàng chục, hàng trăm câu chuyện về những đồng đội mình giờ đang sống vật vã khổ sở với nỗi đau bệnh tật, rồi cảnh hàng chục chị không chồng con, gia đình phải đi ăn nhờ, ở đợ làm thuê cho người khác...

Tất cả như càng thôi thúc ý nguyện bao năm chất chứa trong lòng chị Phạm Thị Cúc, người nữ TNXP năm xưa. “Phải làm một cái gì đó cho những đồng đội thiệt thòi của mình. Mình muốn tất cả chị em có một mái ấm gia đình chung để đến với nhau, cùng làm việc, người ốm đau sẽ có người chăm sóc, cùng nhau chống bệnh tật, hòa nhập cộng đồng...”. Tháng 6-2003, HTX nữ thương bệnh binh 27-7, “mái ấm” của 111 cựu nữ TNXP chính thức được thành lập.

Trong ảnh : Chị Phạm Thị Cúc (thứ 3, từ trái qua) cùng đồng đội hướng dẫn Hạnh (13 tuổi), Yến (19 tuổi) cách đan những chiếc hộp bằng cói. Đây là hai trong số 19 đứa trẻ bất hạnh là con mồ côi của các xã viên HTX, nhiễm chất độc da cam.

ĐỨC BÌNH

Nguồn : http://tuoi­tre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/...