Femmes et guerres

What Do We All Learn About Wars by Taking Women’s Lives Seriously ?

All too often in many scho­larly enter­pri­ses, women’s lives are not taken seriously. Thus we need to start right at the outset to be clear about what it means to « take seriously » women’s lives - and their ideas about their lives. To take women’s lives seriously entails trea­ting them as a source of ana­ly­ti­cal expla­na­tion, not just as a side-show, not just as an optio­nal topic, not just as a « human inte­rest » occa­sio­nal enter­tain­ment.

The moun­tains of lite­ra­ture on scores of wars - local, regio­nal and inter­na­tio­nal - have for the most part been writ­ten by resear­chers who have ima­gi­ned that taking women’s lives seriously would NOT yield much ana­ly­ti­cal value. Why ? What were (and still, for many, are) their common assump­tions ? These assump­tions are being chal­len­ged today in many aca­de­mic dis­ci­pli­nes. Thus what are the alter­na­tive ways of explai­ning and des­cri­bing the causes, the pro­ces­ses and the out­co­mes of wars that put ques­tions about women’s lives at the center ?

These fresh ways to explore wars do not assume that all women are iden­ti­cal in their out­looks or their expe­rien­ces of war. Thus cross-social-sector, cross-natio­nal and cross-gene­ra­tio­nal research is cru­cial in taking women’s expe­rien­ces of war seriously.On the other hand, by taking diverse women’s war­time and post-war­time lives seriously —in , for ins­tance, Vietnam, France, the Congo, Iraq and the U — we can gene­rate new ques­tions to pursue, new hypo­the­ses to test

Already, as a result of the past 20 years of fresh research into women’s expe­rien­ces of wars, we’ve lear­ned : 1) that waging wars relies on women’s phy­si­cal and emo­tion sup­port more than is often admit­ted ; 2) that women cope with wars using a sur­pri­sing diver­sity of stra­te­gies ; 3) that in the midst of many war­time conflicts there are public and pri­vate confu­sions about exactly what are the proper roles for women and for men ; 4) that one has to seriously study the rela­tion­ships bet­ween women and men - e.g., in fami­lies, in the eco­nomy - in the years just before any war out­break in order to unders­tand what become the gender repre­sen­ta­tions, expec­ta­tions and confu­sions during that war ; 5) that post-war eras are gen­de­red, and usually those gender dyna­mics are shaped by what diverse women expe­rien­ced during that war ; 6) that in the long-term, people craft « les­sons » about what women should do in any war­time based on what they think women did or didn’t do in the last war.

Chúng ta học được gì về chiến tranh qua việc nghiên cứu nghiêm túc cuộc sống phụ nữ ?

Trong nhiều dự án nghiên cứu, cuộc sống của người phụ nữ không được đặt ở trọng tâm. Vì vậy, ngay từ đầu, chúng ta cần phải làm rõ ý nghĩa của cụm từ “xem trọng” cuộc sống người phụ nữ, và những quan điểm của người phụ nữ về cuộc sống của mình. Xem trọng cuộc sống của người phụ nữ bao gồm xem họ như là một nguồn giải thích mang tính phân tích, chứ không chỉ là một mục phụ, hay chỉ là một đề tài phụ, hay chỉ là một thú giải trí thi thoảng về “một mối quan tâm của con người”.

Những bài viết về chiến tranh – dù mang tính địa phương, khu vực hay quốc tế - đều phần lớn được viết bởi các nhà nghiên cứu cho rằng việc xem xét nghiêm túc cuộc sống của người phụ nữ sẽ không đem lại giá trị phân tích cao. Tại sao ? Đâu là những giả định thường thấy của họ ? Những giả định này ngày nay đang được rất nhiều chuyên ngành học thuật thách thức. Vì vậy, đâu là những cách giải thích và mô tả về nguyên nhân, quá trình và hậu quả của chiến tranh mà trong đó đặt câu hỏi về cuộc sống của người phụ nữ ở vị trí trung tâm, thay cho những cách giải thích cũ ?

Những cách mới để khám phá chiến tranh này không giả định rằng tất cả phụ nữ đều giống nhau về quan điểm và trải nghiệm về chiến tranh. Vì vậy nghiên cứu xuyên các bộ phận trong xã hội, xuyên quốc gia và xuyên thế hệ là rất cần thiết trong việc xem xét nghiêm túc những trải nghiệm chiến tranh của phụ nữ. Mặt khác, bằng việc xem xét nghiêm túc những cuộc sống đa dạng trong thời chiến và thời hậu chiến của phụ nữ, ví dụ như ở Việt Nam, Pháp, Congo, Iraq, chúng ta có thể nghĩ ra nhiều câu hỏi mới để theo đuổi, và những giả thuyết mới để kiểm chứng.

Theo kết quả của 20 năm nghiên cứu theo hướng mới này về trải nghiệm chiến tranh của phụ nữ, chúng ta đã biết rằng : 1) việc chiến đấu được thực hiện nhờ vào những hỗ trợ về thể chất và tình cảm của người phụ nữ nhiều hơn người ta thừa nhận ; 2) phụ nữ chống chọi lại chiến tranh bằng rất nhiều chiến lược khác nhau đa dạng đến mức ngạc nhiên ; 3) trong số rất nhiều những mâu thuẫn thời chiến cũng có những sự lẫn lộn ở cả hai lĩnh vực công và tư về vai trò chính của người đàn ông và người phụ nữ ; 4) chúng ta phải thực sự nghiên cứu mối quan hệ giữa nam và nữ, ví dụ như trong gia đình, trong nền kinh tế, trong những năm ngay trước khi bất kỳ một cuộc chiến tranh nào nổ ra để hiểu về những biểu hiện giới, trông đợi và những lẫn lộn trong thời gian chiến tranh ; 5) những thời kỳ hậu chiến đều mang tính giới, và thường thì những động lực về giới này được hình thành từ những trải nghiệm đa dạng mà phụ nữ đã có trong chiến tranh ; 6) lâu dài, người ta tạo ra những “bài học” về những gì người phụ nữ đã thực hiện trong thời chiến, dựa theo những gì họ nghĩ phụ nữ đã làm hay không làm trong cuộc chiến vừa rồi.