Femmes et guerres

Women in Tradition and in War : Issues in Gender Identity and Performative

This paper explo­­res some of Judith Butler’s concepts, espe­­cially her notion of gender per­­for­­ma­­tive as situa­­ted within post­s­truc­­tu­­ra­­list thin­­king. According to Butler, gender iden­­tity does not reside out­­side of the sub­­ject, but is cons­­ti­­tu­­ted by the his­­to­­ri­­cal and repe­­ti­­tive per­­for­­man­­ces of the gen­­de­­red sub­­ject. Identity, the­­re­­fore, is not an unchan­­ged essence of the woman, and there always exists a slip­­page bet­­ween the ima­­gi­­na­­tion of a femi­­nine iden­­tity and the per­­for­­man­­ces that are said to ema­­nate from that iden­­tity. The eman­­ci­­pa­­tion of the woman from the repres­­sive social and cultu­­ral ins­­ti­­tu­­tions, from the ima­­gi­­ned femi­­nine iden­­tity itself, should be then loca­­ted in women’s per­­for­­man­­ces. In Butler’s femi­­nist poli­­tics, the woman is per­­cei­­ved as pos­­ses­­sing the poten­­tial to resi­­gnify what is desi­­gna­­ted as her iden­­tity. In other words, through her per­­for­­man­­ces, the woman can des­­ta­­bi­­lize and sub­­vert the his­­to­­ri­­cal defi­­ni­­tions of femi­­ni­­nity and create new mea­­nings for her eman­­ci­­pa­­tion.

On grounds of Butler’s femi­­nist poli­­tics, I ana­­lyze the lite­­rary and filmic repre­­sen­­ta­­tion of the woman in some Vietnamese works about the Vietnam War. I argue that an eman­­ci­­pa­­tion that relies on the resi­­gni­­fi­­ca­­tion of femi­­ni­­nity might not be effec­­tive, because as is shown in those works, the sup­­pres­­sive eco­­nomy of gender also relies on resi­­gni­­fi­­ca­­tion for its own repro­­duc­­tion. Contrary to the common belief that there is a femi­­nine iden­­tity that needs change to create new pos­­si­­bi­­li­­ties for the woman sub­­ject, I sug­­gest that power itself does not sup­­press through some unchan­­ged essence or iden­­tity, but through its own resi­­gni­­fi­­ca­­tion that is contin­­gent upon emer­­ging cultu­­ral and poli­­ti­­cal condi­­tions. This is most clearly reflec­­ted in the tran­­si­­tion from the tra­­di­­tio­­nal Confucian woman to the modern woman in war.

Phụ nữ trong truyền thống và trong chiến tranh : những vấn đề về căn tính và biểu hành

Bài viết này tìm hiểu một số tư tưởng chính của triết gia nữ quyền luận Judith Butler, đặc biệt khái niệm biểu hành giới tính trong cách nhìn hậu cấu trúc luận của bà. Theo Butler, căn tính không phải là cái gì đó nằm ngoài chủ thể, mà do chính những biểu hành mang tính lặp lại và lịch sử của chủ thể tạo nên. Do vậy, căn tính không phải là bản thể bất biến của người phụ nữ mà luôn tồn tại sự chênh lệch giữa một bên là sự tưởng tượng về một căn tính phụ nữ và một bên là những biểu hành được cho là xuất phát từ căn tính đó. Giải phóng phụ nữ khỏi những ràng buộc, áp bức của các thể chế xã hội và văn hóa, của cái gọi là căn tính, do vậy, phải xuất phát từ biểu hành của chủ thể phụ nữ. Trong chính trị của Butler, người phụ nữ luôn có tiềm năng tái biểu nghĩa chính cái gọi là căn tính. Nói cách khác, thông qua biểu hành, người phụ nữ có thể làm bất an hoặc thậm chí hủy hoại các định nghĩa lịch sử về nữ tính, từ đó tạo ra những ý nghĩa mới mang tính giải phóng.

Trên nền tảng chính trị nữ quyền luận của Butler, bài viết này phân tích các diễn ngôn (dis­course) và biểu thuật (repre­sen­ta­tion) trong một số tác phẩm văn học và điện ảnh hiện đại về chiến tranh của Việt Nam để cho thấy rằng sự giải phóng phụ nữ dựa trên tái biểu nghĩa có thể không hoàn toàn hiệu quả vì thật ra ở Việt Nam, như những tác phẩm này cho thấy, bản thân cái cơ chế mang tính áp chế phụ nữ cũng luôn tự nó tái biểu nghĩa để duy trì sự áp chế của nó. Trái với suy nghĩ của nhiều người rằng có một căn tính về phụ nữ cần được thay đổi để tạo những khả hữu mới cho người phụ nữ, tôi cho rằng bản thân quyền năng áp chế không dựa vào căn tính bất biến mà nó luôn thay đổi để thích ứng với những điều kiện văn hóa và chính trị mới. Điều này được thấy rõ nhất trong sự chuyển tiếp từ căn tính phụ nữ Nho giáo truyền thống sang căn tính phụ nữ trong chiến tranh thời kỳ hiện đại.