Femmes et guerres

War having the “face of a woman” in post-war prose

The wars against foreign forces are over, howe­ver, the ima­gery of war still obses­ses seve­ral post-war wri­ters and moti­va­tes them to write and recreate the war era in their works where the traits of heroism and bra­very and the wars resoun­ding vic­to­ries were evi­dent. There is also the wri­ting of pain and loss in every indi­vi­dual who lived during the wars. In rea­lity and in lite­rary works, wars have always taken on a number of faces depen­ding on how they were des­cri­bed and from which aspect and pers­pec­tive they were viewed and explai­ned. This paper aims to exa­mine writ­ten prose on wars to study the fates and fee­lings of women. These ‘hidden’ facets are rarely dis­cus­sed and this paper attempts to dis­co­ver and illu­mi­nate them. These facets are the puzzle pieces that cons­ti­tute the pic­ture of war viewed from the pers­pec­tive of gender.

From a female gender pers­pec­tive, we can see that wars also have “the face of a woman”.

This paper consists of two major parts as out­li­ned below :

War viewed from an alter­na­tive female view­point in post-war prose

During the era of figh­ting against the French and Americans mostly lite­ra­ture explo­red the topic of war from an his­to­ri­cal, heroic, and pers­pec­tive of appro­val point of view. The accounts of human loss during war, if men­tio­ned, were only to empha­size the beauty of sacri­fi­cing and the hard­ship that led to the vic­tory of these righ­teous wars. For those born after the wars, the set­ting for post-war lite­ra­ture was to view wars from a more varied dimen­sion and view­point. The ‘femi­nine dis­po­si­tion’ (which means the pers­pec­tive of the female cha­rac­ter and female or male wri­ters who speak as women in war from their view­point) pre­sents post-war prose with a new pers­pec­tive in the midst of war imbues post-war prose with an alter­na­tive view­point that is dif­fe­rent from the war-time lite­ra­ture as fol­lows :

War and nation-pro­tec­ting ideo­logy (women figh­ting at the front lines and at the rear) War and losses (war and the sacri­fice made by women) The ‘femi­nine dis­po­si­tion’ pers­pec­tive of war : wars always encom­pass emo­tio­nal losses and unhea­led wounds for the entire nation and sad­ness in love as well for many of its people.

Women’s tra­ge­dies during and after the wars

Loss and tra­gedy are always a part of war. Both are endu­red not only by male sol­diers who suffer the pain of life-threa­te­ning duties, but also by the female sol­diers who ‘doubly’ suf­fe­red from the pain of phy­si­cal wounds and mental inju­ries inclu­ding depres­sion and a sense of infe­rio­rity caused by their disa­bi­li­ties, but also due to their female vul­ne­ra­bi­lity :

sexual rela­tions being raped sacri­fi­cing so much yet being des­pi­sed by society fore­ver remai­ning vir­gins, and being aban­do­ned.

Women who volun­tee­red or were forced to join war expe­rien­ced pain, whe­ther the war was still going on or had already ended. Post-war prose authors write about women’s des­tiny to a dif­fe­rent extent. They make post-war lite­ra­ture on war topics take on “the face of a woman” rich with huma­nity.

Chiến tranh mang khuôn mặt phụ nữ trong văn xuôi thời hậu chiến

Cuộc chiến đấu chống ngoại xâm đã qua, nhưng những ám ảnh về nó luôn đeo bám và thôi thúc nhiều nhà văn hậu chiến cầm bút để tái hiện lại một thời khói lửa ấy. Có cái hào hùng, oanh liệt của những cuộc chiến chính nghĩa, những chiến thắng vang dội. Song cũng có những đau thương, mất mát hằn lên mỗi thân phận con người. Trong đời thực và trong văn học nghệ thuật, chiến tranh luôn mang nhiều khuôn mặt, phụ thuộc vào việc nó được nhận diện, được lí giải từ những khía cạnh nào và bởi một góc nhìn nào. Khảo sát văn xuôi đề tài chiến tranh, bài tham luận này đi từ những cảm nhận mang đặc trưng “giới nữ”, những số phận phụ nữ để nhận diện cái phần “khuất lấp”, ít được đề cập của chiến tranh. Đó là những mảnh ghép làm nên diện mạo của chiến tranh, để từ góc nhìn giới, chúng tôi nhìn thấy chiến tranh mang khuôn mặt phụ nữ.

Bài tham luận triển khai trên 2 phần chính :

1. Chiến tranh qua cái nhìn “thiên tính nữ” trong văn xuôi thời hậu chiến

Với cảm hứng sử thi, văn học thời kì chống Pháp, và nhất là thời kì chống Mĩ chủ yếu chỉ khai thác đề tài chiến tranh từ cảm hứng anh hùng, ca ngợi. Những mất mát nếu được đề cập thường cũng chỉ nhằm tô đậm vẻ đẹp của sự hi sinh, của những gian khổ đã làm nền cho thắng lợi của những cuộc chiến chính nghĩa. Ra đời khi chiến tranh đã qua, văn học thời hậu chiến có điều kiện để nhìn chiến tranh từ nhiều chiều kích, nhiều phương diện. Từ cái nhìn “thiên tính nữ” (cái nhìn của những nhân vật nữ, những nhà văn nữ hay những nhà văn nam song đã đặt mình vào địa vị phụ nữ để cảm nhận về chiến tranh), chiến tranh trong văn xuôi thời hậu chiến đã mang một gương mặt khác trước.

- Chiến tranh và lí tưởng bảo vệ tổ quốc (vẻ đẹp của phụ nữ trong chiến tranh : ở chiến trường, ở hậu phương)

- Chiến tranh và những mất mát (chiến tranh và sự hi sinh của giới nữ)

- Cái nhìn “thiên tính nữ” về chiến tranh : chiến tranh gắn liền với sự hủy diệt nhiều giá trị tinh thần, chiến tranh gắn với nỗi buồn trong tình yêu, chiến tranh là vết thương khó liền miệng của dân tộc, của những số phận con người.

2. Những bi kịch giới nữ trong và sau chiến tranh

Chiến tranh bao giờ cũng gắn liền với những mất mát, những bi kịch. Không phải chỉ những người lính trực tiếp chiến đấu mới phải chịu đựng những đau đớn của việc kề cận sống chết, mà phụ nữ mới chính là người chịu mất mát “kép”. Với những đặc trưng riêng về giới, phụ nữ dường như vấp phải nhiều bi kịch hơn.

- Những chấn thương thể xác

- Những thương tổn tinh thần : những chứng bệnh trầm cảm, mặc cảm tàn phế, mặc cảm bị bỏ rơi

- Những bi kịch tình dục

+ Bi kịch bị cưỡng bức

+ Bi kịch của sự dâng hiến và những dè bỉu của xã hội

+ Bi kịch của những người đàn bà mãi mãi là trinh nữ

Người phụ nữ dù tham dự hay bị kéo vào vòng xoáy của chiến tranh bằng cách này hay cách khác ; dù là trong cuộc chiến hay khi cuộc chiến đã đi qua, đều mang những nỗi đau riêng của giới mình. Các cây bút văn xuôi hậu chiến, với những mức độ khác nhau, đều xoay quanh số phận người phụ nữ. Chính điều đó làm cho văn học về đề tài chiến tranh (thời hậu chiến) mang khuôn mặt phụ nữ và giàu tính nhân bản.