Femmes et guerres

Feminine voices in prose on war by female authors

The war with America has long passed, but its effects are still lin­ge­ring. In this paper we will dis­cuss wri­tings about war by female authors and their female cha­rac­ters, who among the war­time female wri­ters are still alive and who have already passed away. Their works are still read by the pre­sent gene­ra­tion. Even the young wri­ters without any war expe­rience are able to create sto­ries about the gene­ra­tions who lived during the war and about the fate of heroi­nes who lived in tra­gedy.

This paper consists of two main parts :

Prose writ­ten about war by female authors and female wri­ters-cum-sol­diers wri­ting about a time for ‘for­get­ting per­so­nal hap­pi­ness for the grea­ter goal’.

Duong Thi Xuan Quy wrote in her short story ‘Jungle flo­wers’ that “these slen­der people are like jungle flo­wers yet, they cannot be blown down by any storms”.

Le Minh Khue wrote in her short story ‘Distant stars’ about the shi­ning beauty of the dis­tant stars by tel­ling the story of the Volunteer Youth Corps, girls who had never fallen in love and faced war with their gentle femi­nity.

These female writer-sol­diers iden­ti­fied their wri­tings with a style that was very sui­ta­ble for that time in his­tory, also very down-to-earth and femi­nine. In their works, themes such as war and love, life and death, inju­ries and opti­mism, aspi­ra­tions and chal­len­ges were inters­per­sed to create very humane wri­tings.

Female wri­ters during the post-war era who are obses­sed with wars

After 1975, the topic of war attrac­ted not only male wri­ters but also female wri­ters. The dif­fe­rence bet­ween the two wri­ters was that the war as depic­ted in wri­tings by female wri­ters was not as vigo­rous and fierce but that the lin­ge­ring effect of war is silent and dama­ging. Their works were shi­ning with ins­pi­ra­tion, beauty, and righ­teous­ness yet the fee­lings of pain and the aspi­ra­tion for an ordi­nary hap­pi­ness were much more visi­ble.

The femi­nine voice

In the West, femi­nine cri­tics are inte­res­ted in the lite­rary works of fema­les and they focus on affir­ming status and value of female authors in lite­ra­ture as a whole. In Vietnam, after 1986 and espe­cially since the begin­ning of the 21st cen­tury, the mark of femi­nism is clearly found in lite­ra­ture, espe­cially in works about war.

With femi­nine sen­si­ti­vity, female wri­ters chose to write about women’s lives as a mirror of war. The war in their works appea­red through the lives of lonely women who desi­red love with no accounts of bat­tle­field actions nor bomb explo­sions.

Numerous works viewed war from the point of view of a woman’s sexual life. Several works reflec­ted theo­ries of sexua­lity, uncons­cious­ness and repres­sion by Freud (e.g. the last human beings from the lau­ghing jungle – Vo Thi Hao). Female dis­po­si­tion is the source of ins­tinct, desire, aspi­ra­tion, and the femi­nine voice.The themes of war and femi­ni­nity, war and inner fee­lings, and war and huma­nity are the core of the aes­the­tic ideas of female wri­ters.

Tiếng nói nữ quyền trong văn xuôi đề tài chiến tranh của các nhà văn nữ

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những gì nó lại thì vẫn còn tươi rói. Đặc biệt là bóng dáng chiến tranh qua những gương mặt nữ, qua góc nhìn giới. Trong bài viết này chúng tôi đề cập người nữ viết văn, và nhân vật nữ trong tác phẩm về chiến tranh của họ. Những nhà văn nữ thời chống Mỹ ai còn ai mất ? nhưng những trang văn của họ vẫn còn lại với đời. Những cây bút chưa từng kinh qua chiến tranh, nhưng những trang văn của họ vẫn gợi một thời bão lửa-ở đó chìm nổi những số phận, những giương mặt phụ nữ anh hùng nhưng đầy bi kịch.

Bài tham luận triển khai trên 2 phần chính :

1. Diện mạo văn xuôi viết về chiến tranh của các nhà văn nữ

1.1. Nữ nhà văn-chiến sĩ và một thời “nén tình riêng vì nghĩa lớn”

Dương Thị Xuân Quý – “những con người rất đỗi mảnh mai như một đóa hoa rừng nhưng chẳng có bão mưa nào vùi dập nổi" (truyện ngắn Hoa rừng).

Lê Minh Khuê và vẻ đẹp lấp lánh của Những ngôi sao xa xôi- những cô gái thanh niên xung phong chưa một lần nếm vị ngọt của tình yêu, đối mặt với đạn bom vẫn mềm mại đầy nữ tính (truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi).

Những nhà văn nữ- chiến sĩ thời kì chống Mỹ đã in đậm dấu ấn trong văn học chống Mỹ với cách viết đậm chất sử thi một thời nhưng vẫn đời thường, giàu nữ tính. Qua văn phẩm của họ, chiến tranh và tình yêu, sống và chết, bi thương và lạc quan, khát vọng và thử thách… đan quện vào nhau làm nên những trang văn đầy chất nhân bản.

1.2. Nữ nhà văn thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh

Sau 1975, đề tài chiến tranh vẫn có sức vẫy gọi, không chỉ với nam giới mà còn có sức hấp dẫn đối với nữ giới. Khác với các cây bút nam giới, bộ mặt chiến tranh trong tác phẩm các nhà văn nữ không dữ dội, ác liệt nhưng sức gặm nhấm của nó âm thầm, tàn khốc. Cảm hứng về cái đẹp, cái cao cả vẫn lấp lánh nhưng đậm hơn, rõ hơn là nỗi đau và những khát khao hạnh phúc bình dị đời thường.

2. Tiếng nói nữ quyền

Ở phương Tây, phê bình nữ quyền quan tâm đến văn học của nữ giới, khẳng định địa vị và giá trị của những nữ văn sĩ trong thành tựu chung của văn học. Ở Việt Nam, từ sau 1986, đặc biệt đầu thế kỉ XXI, trong sáng tác của các nhà văn nữ, dấu ấn của chủ nghĩa nữ quyền đã khá đậm nét- kể cả những tác phẩm viết về chiến tranh.

Bằng sự nhạy cảm giới tính, các nhà văn nữ đã chọn những mảnh đời phụ nữ làm tấm gương phản chiếu chiến tranh. Không chiến trường trận địa, không bom đạn gầm gào, chiến tranh trong tác phẩm của họ hiện ra qua từng mảnh đời phụ nữ lỡ làng, đơn chiếc, khao khát tình yêu.

Nhiều tác phẩm nhìn chiến tranh qua số phận tình dục của nữ giới. Nhiều tác phẩm bộc lộ những quan niệm về tính dục, về vô thức, về ẩn ức có bóng dáng Freud (Người sót lại của rừng cười –Võ Thị Hảo). Thiên tính nữ là cội nguồn của những ham muốn, khát vọng bản năng và tiếng nói nữ quyền.

Chiến tranh và nữ tính, chiến tranh và thế giới nội cảm, chiến tranh và nhân bản- đó là cốt lõi trong tư tưởng thẩm mỹ của các nhà văn nữ.