Femmes et guerres
 

Lê Thị Nhâm Tuyết & Phạm Thị Minh Hằng

Impact of the chemical war on women, family and society in Vietnam

During the war against America in Vietnam, a large amount of highly poi­so­nous dioxin was sprayed over huge regions in the cen­tral and the south of Vietnam, cau­sing envi­ron­men­tal pol­lu­tion, cancer and other disea­ses, espe­cially seve­ral serious effects on female repro­duc­tion and chil­dren’s health.

In this paper, we pre­sent the research results from a pro­ject conduc­ted over a period of five years on nearly 200 fami­lies of Agent Orange vic­tims by the Research Center of Gender, Family and Environment in Development (CGFED). Research data was col­lec­ted from 21 com­mu­nes in 18 dis­tricts in 11 pro­vin­ces/cities in the North, South and Central Vietnam. The research goal was to learn about the impact of this toxic che­mi­cal on people’s lives. Qualitative in-depth inter­views and a life his­tory approach were used in the research to track the repro­duc­tive lives of women who were vic­tims of dioxin or those whose hus­bands were affec­ted by dioxin. The life his­tory approach was aimed to col­lect data on the pre­gnancy of the women, health pro­blems of the chil­dren, and the living expe­rien­ces of chil­dren with disa­bi­li­ties. Most of the fami­lies were poor ; the hus­bands were sick, chil­dren were not well taken care of, and wives always felt guilty and infe­rior.

The effects caused by dioxin were very severe in many aspects of their lives inclu­ding human health, envi­ron­ment, eco­nomy, culture, phy­si­cal and mental status, and psy­cho­lo­gi­cal condi­tions… Despite sup­port from the Vietnam govern­ment, social orga­ni­za­tions, cha­rity orga­ni­za­tions from Vietnam and foreign coun­tries who have pro­vi­ded hun­dreds of thou­sands of vic­tims with health care and a better qua­lity of life, the long-las­ting effects of dioxin are still a heavy burden on the shoul­ders of nume­rous women, chil­dren and their fami­lies.

Hậu quả của chiến tranh hóa học tại Việt Nam đối với phụ nữ, gia đình và xã hội

Trong bài viết này, chúng tôi trình bày công trình nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) đã tiến hành trong 5 năm với gần hai trăm trường hợp gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin, tại 21 xã thuộc 18 quận/huyện trong 11 tỉnh/thành phố của cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Mục đích nghiên cứu nhằm tìm hiểu những tác động của chất độc hóa học đối với đời sống con người. Nghiên cứu đã thực hiện các cuộc phỏng vấn định tính và vạch đường lịch sử đời sống sinh sản của những phụ nữ có chồng hoặc bản thân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, nhằm thu thập thông tin về tiền sử sản thai, các vấn đề sức khỏe của trẻ và những trải nghiệm đời sống của trẻ khuyết tật. Phần lớn những gia đình này nghèo, cùng với người chồng ốm yếu, thiếu người chăm sóc những đứa trẻ khuyết tật và người phụ nữ luôn có cảm giác có lỗi, thấp kém.

Hậu quả do chất độc da cam/dioxin gây ra vô cùng to lớn xét về nhiều phương diện liên quan đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái, cũng như trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa, vật chất và tinh thần, tâm lý… Mặc dù có sự trợ giúp của Chính phủ Việt Nam, các tổ chức xã hội, từ thiện, nhân đạo trong và ngoài nước, hàng trăm ngàn nạn nhân đã được chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ cải thiện đời sống, nhiều gia đình nạn nhân, đặc biệt là những người phụ nữ trong gia đình với nghị lực vô bờ bến để vượt lên mọi khó khăn, tuy nhiên, những hậu quả lâu dài của chất độc da cam/dioxin vẫn đang đè nặng lên vai phụ nữ, trẻ em và mỗi gia đình.